Người đàn ông Quảng Ngãi miệt mài tái chế xe đạp cũ tặng học trò khó khăn
Nhiều năm qua, người đàn ông ở Quảng Ngãi này vẫn miệt mài thu gom, tái chế xe đạp cũ như thế để tặng cho học trò khó khăn ở địa phương.

Anh Phạm Văn Phú (40 tuổi, trú Long Bàn, Tịnh An, TP. Quảng Ngãi) vốn là một thợ sửa xe và buôn bán xe đạp. Trong quá trình đi sửa xe lưu động, anh thấy người dân có xe đạp cũ, anh đã xin và thu mua lại. Anh cho biết: “Có những chiếc xe chỉ còn mỗi khung xe, cũng có chiếc còn nguyên vẹn, tôi bắt đầu sửa chữa, thay thế phụ tùng, lắp ráp, sơn mới hoàn chỉnh xe. Thông thường, một chiếc xe đạp cũ cần tân trang nhiều thứ như lốp, săm, yên xe, chắn bùn…Thời gian làm mỗi chiếc từ 3-4 ngày tùy vào độ hư hỏng của xe cũ thu gom".
Thấy việc làm của anh, những người hàng xóm, chủ vựa phế liệu đã cùng anh góp phần “tái chế” những chiếc xe đạp. Ngoài ra, bạn bè của anh cũng giúp anh tìm kiếm, thu gom xe đạp cũ. Không chỉ có xe đạp cũ, anh Phú cũng tặng xe đạp mới cho học sinh. Anh cho biết: “Trong 2 năm qua, có 60 chiếc xe mới và xe cũ tân trang đã đến tận tay các học sinh”.

Người đàn ông này chia sẻ thêm: “Học sinh ở vùng núi, đường xá cách trở, khó khăn, nhiều em phải đi bộ đến trường học, ước mơ của các em rất đơn giản là có một chiếc xe đạp để đến trường. Bản thân tôi thời niên thiếu cũng rất khó khăn, khi chọn nghề, tôi chọn nghề sửa xe. Nhờ nghề này mà tôi có thể giúp đỡ các em bớt những giọt mồ hôi, nhẹ bước trên đường đến trường”.
Vừa qua, anh đã phối hợp với Công an TP Quảng Ngãi và các mạnh thường quân khác, tổ chức chương trình "Tiếp bước đến trường - Chia sẻ yêu thương". Họ đã tặng 30 chiếc xe đạp do anh Phạm Văn Phú sửa chữa, tân trang lên tận nơi tặng cho học sinh nghèo.

Thầy Trần Văn Anh, Trường THCS Sơn Cao, cho biết: “Xã Sơn Cao rất khó khăn, đa số là người H’rê, cha mẹ đi làm rẫy, đi làm ăn xa. Trong số các thôn, thôn Xà Ây ở cách xa trung tâm xã khoảng 7km đường núi, kinh tế đặc biệt khó khăn, các em thiếu phương tiện đi lại. Nhờ có mạnh thường quân tặng xe đạp giúp các em đến trường mỗi ngày, đảm bảo việc học tập tại trường”.
Ngoài xã Sơn Cao, anh Phú cũng tặng xe đạp cho học sinh nghèo tại xã Tịnh An và Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi. Mong muốn của anh là hỗ trợ một phần trong việc đi lại, hy vọng các em tiếp tục chăm ngoan, học giỏi, trở thành công dân tốt.
Theo SGGP
Xem thêm: Những bát cháo nghĩa tình sưởi ấm bệnh nhân khốn khó ở Vĩnh Phúc
Đọc thêm
Nhiều nhà hảo tâm chia sẻ rằng rất thích cách kêu gọi, vận động của "Chị Bảy". Bởi luôn minh bạch nên họ rất hài lòng và tin tưởng.
Nhiều năm qua, anh Bí thư Chi đoàn ấp Châu Thành (Sóc Trăng) Huỳnh Thanh Sang vẫn đều đặn dốc sức mình làm từ thiện.
Tin liên quan
Các chuyên gia tài chính cho hay, người trẻ gen Z đừng dại chi tiền cho 4 thứ này, nếu không có thể lâm vào cảnh sạt nghiệp sau này.
Ông chạy như bay khỏi căn nhà gỗ mái đỏ, cay đắng thốt lên: “Ôi những hối hận muộn màng, cuộc đời có nhân quả mà!”.
Sau tất cả những tổn thương, một lần nữa tôi lại bắt đầu bằng con số không và hành trang đem theo vẫn chỉ là nỗi đau mang tên người thân…
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.