Bộ Y tế đưa thêm 42 bác sĩ trẻ chuyên môn cao về các huyện khó khăn biên giới
42 bác sĩ chuyên khoa I trong Dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” sẽ về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc và duyên hải miền Trung.

Chiều 29/10 vừa qua, Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và bàn giao 42 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo BSCKI về các vùng khó khăn theo dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” (gọi tắt là dự án 585) của Bộ Y tế.
Theo đại diện Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Trường ĐHYHN, đây là chương trình đào tạo bác sĩ duy nhất mà khi ra trường, các bác sĩ đồng thời được nhận Bằng tốt nghiệp và Chứng chỉ hành nghề, mà không cần thêm quá trình thực hành. Để thực hiện được dự án, trường đã xây dựng chương trình đào tạo đặc thù, trong đó ưu tiên việc thực hành chiếm 70% thời lượng. Đồng thời, trường cũng tập trung đào tạo kiến thức chuyên ngành và kiến thức hỗ trợ, để các bác sĩ có thể độc lập làm việc tại tuyến cơ sở.

Các bác sĩ trẻ được đào tạo theo phương pháp “một thầy một trò”, thầy mổ hay khám bệnh ở đâu, thì trò cũng thực hành tại đấy. Vì thế, các bác sĩ khi tốt nghiệp ra trường đều thực hành được hầu hết các kỹ thuật phân tuyến ở tuyến huyện.
Tại lễ tốt nghiệp, lãnh đạo Sở Y tế 14 tỉnh miền núi phía bắc, duyên hải miền Trung, tuyến huyện khó khăn, biên giới đã có mặt để tiếp nhận các bác sĩ trẻ công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, dự án 585 đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tạo cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho người dân và xã hội.
Xem thêm: Chuyện anh bác sĩ trẻ bán siêu xe, ủng hộ hộ ngay 3 tỷ cho đồng bào vùng bão lũ
Đọc thêm
Từ khi gắn biển thông báo hỗ trợ miễn phí người khó khăn, anh xe ôm đã giúp đỡ được rất nhiều người nhưng cũng gặp không ít phiền lòng bởi những lời đồn đại.
Không những vượt qua nghịch cảnh của bản thân, bà Nguyễn Thị Đông (48 tuổi, Quảng Ngãi) còn ra sức quyên góp, ủng hộ giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội.
Ngày 6/9, Quỹ từ thiện Next-G nhận đỡ đầu 5 em học sinh mồ côi cha có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Nội, cam kết hỗ trợ học phí cho các em đến khi tròn 18 tuổi và quyết định đồng hành lâu dài với các em trong hành trình học tập.
Tin liên quan
Trong tập đầu tiên của chương trình “Hành trình 20+” của mình, ca sĩ Hồ Ngọc Hà đã có một chuyến hành trình ý nghĩa mang công nghệ phục vụ giáo dục đến cho trẻ em vùng núi.
Anh Hiên Cuôn - thủ lĩnh "biệt đội" thợ xây miễn phí miền biên viễn đang miệt mài "xây" nên những ước mơ, thắp hy vọng cho bà con khó khăn có một mái ấm che nắng, che mưa.
Ngày 5/5 vừa qua, Công ty Dược phẩm Phú Thái đã phối hợp cùng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai khởi công xây dựng điểm trường Sín Chải A.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.