Vượt nghịch cảnh, chàng trai tí hon bước chân vào cánh cổng đại học
Với tâm niệm “chỉ có học mới có thể đổi đời”, chàng trai tí hon – Nguyễn Công Bách nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình và bệnh tật của bản thân, bước chân vào cánh cổng đại học.

Mắc bệnh suy tuyến yên từ nhỏ nên dù đã trưởng thành, Nguyễn Công Bách (18 tuổi, quê Bắc Ninh) vẫn chỉ nặng 27.5kg, cao 1.34m, chưa bằng chiều cao, cân nặng trung bình của một học sinh lớp 5.
Bố mẹ Bách ly hôn năm em lên 3 tuổi, kể từ đó Bách sống với mẹ và ông bà ngoại trong căn nhà nhỏ ở thị xã Quế Võ. Thu nhập của cả nhà chỉ dựa vào vườn cà chua, rau quả.
Thấy Bách thấp bé, nhẹ cân hơn so với các bạn cùng trang lứa nhưng ít ốm vặt nên cả nhà không ai nghĩ em bị bệnh. Những năm tiểu học, mẹ vài lần đưa Bách đi khám nhưng chỉ được chẩn đoán thiếu canxi. Dù sau đó đã được bổ sung canxi đầy đủ nhưng chiều cao và cân nặng của Bách vẫn không được cải thiện. Mãi đến hè năm lớp 7, Bách được dẫn ra Hà Nội khám thì cả nhà mới biết em bị suy tuyến yên, thiếu hormone tăng trưởng.
Để chạy chữa cho bách, cả nhà dồn hết tiền tiết kiệm, rồi chạy vạy vay mượn thêm khắp nơi. Dù được bảo hiểm chi trả, nhưng do sử dụng thuốc ngoại nhập theo chỉ định của bác sĩ nên gia đình vẫn phải chi hơn 6 triệu đồng mỗi tháng để mua thuốc. Đến đầu năm lớp 11, thấy tiền thuốc thang tốn kém mà cơ thể lại không có tiến triển nên Bách quyết định dừng điều trị. Cũng trong năm đó, chuyện không may đã xảy đến với gia đình em khi mẹ Bách bất ngờ gặp tai nạn rồi qua đời.
“Em sốc và buồn lắm, cứ nằm khóc không thiết ăn uống gì. Nhưng rồi thấy ông bà ngoại khổ quá, em lại cố vực dậy, cố gắng học hành để thay đổi số phận trong tương lai”, chàng trai tí hon chia sẻ.
Bằng sự nỗ lực và quyết tâm, Bách đã trúng tuyển ngành Kinh tế của Học viện Hành chính Quốc gia với 24,63 điểm tổ hợp A07 (Toán, Lịch sử, Địa lý). Ngày biết tin, em vỡ òa trong hạnh phúc.

Nhưng rồi, nghĩ đến chi phí học tập, Bách và ông bà lại nhìn nhau chưa biết xoay sở thế nào. Sau khi mẹ mất, nhà Bách không còn được công nhận hộ nghèo do không có chủ hộ. Năm ngoái, Bách chưa đủ tuổi để đứng tên chủ hộ, đầu năm nay em mới làm giấy tờ, hiện đang chờ kết quả xét duyệt từ địa phương. Nếu được thông qua, Bách sẽ được miễn giảm học phí, gia đình sẽ đỡ được phần nào gánh nặng trong những năm đại học sắp tới.
Hiện, nam sinh đang ở ký túc xá của trường. Ngoài khoản tiền 10 triệu đồng nộp cho trường vào đầu năm học, Bách ước tính mỗi tháng hết khoảng hai triệu đồng tiền ăn ở nên đang định làm thêm để ông bà ngoại đỡ gánh nặng.
"Trước mắt, em phấn đấu học tốt để giành học bổng của trường", Bách nói. Chàng trai tí hon cũng chia sẻ dự kiến sau khi ra trường em chính là về xin việc ở quê để tiện chăm sóc ông bà lúc già yếu.
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, nam sinh bại não chính thức bước vào giảng đường Đại học RMIT
Đọc thêm
Nam sinh bại não bẩm sinh ở xóm nổi ven sông Hồng – Giang Văn Tân, sau nhiều nỗ lực không ngừng nghĩ đã chính thức bước vào giảng đường Đại học RMIT.
Mới đây, nam sinh Võ Quang Phú Đức (học sinh trường THPT chuyên Quốc học - Huế) đã trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024.
Cách đây vài năm, vì nhà nghèo, Sùng A Hùng (Thanh Hóa) quyết định nghỉ học để phụ giúp gia đình. Và giờ đây, em đã xuất sắc thi đỗ ĐH Hồng Đức.
Tin liên quan
Vừa qua, Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) kết hợp cùng MTTQ quận Lê Chân, TP Hải Phòng tổ chức lễ trao tặng nhà đoàn kết cho 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Từ khi gắn biển thông báo hỗ trợ miễn phí người khó khăn, anh xe ôm đã giúp đỡ được rất nhiều người nhưng cũng gặp không ít phiền lòng bởi những lời đồn đại.
Không những vượt qua nghịch cảnh của bản thân, bà Nguyễn Thị Đông (48 tuổi, Quảng Ngãi) còn ra sức quyên góp, ủng hộ giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội.
Bài mới

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!