Bill Gates rớt top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh chỉ vì… làm từ thiện
Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.
Sự tụt hạng bất ngờ của Bill Gates trên bảng xếp hạng tỷ phú Bloomberg không đến từ những cú sập của thị trường chứng khoán hay khủng hoảng tài chính. Thay vào đó, lý do lại đến từ một hành động hiếm thấy đó là sự minh bạch trong việc cho đi.
Ngày 4/7, Bloomberg thông báo cập nhật lại thuật toán tính giá trị tài sản ròng của Bill Gates. Sự điều chỉnh lần này không đơn thuần là kỹ thuật, mà là một bước ngoặt mang tính biểu tượng. Theo đó, Bloomberg đã hạ thấp các chỉ số tăng trưởng tài sản kỳ vọng, phản ánh chính xác hơn tác động từ hàng chục tỷ USD mà Gates đã và sẽ tiếp tục quyên góp cho từ thiện. Hành động này dựa trên thông tin ông tự công bố trong một bài blog tháng 5 khối tài sản thực tế của ông là 108 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với con số 175 tỷ USD từng được định giá.
Và thế là, ông tụt từ vị trí thứ 5 xuống thứ 12 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới. Người thay thế ông ở vị trí này lại là một cái tên quen thuộc Steve Ballmer, trợ lý cũ kiêm người kế nhiệm chức CEO Microsoft, với khối tài sản lên tới 172 tỷ USD, tăng mạnh nhờ giá cổ phiếu Microsoft liên tục phá đỉnh.
Sự chuyển mình từ một ông trùm công nghệ trở thành nhà từ thiện toàn cầu không diễn ra trong một sớm một chiều.

Từng bị chỉ trích vì những chiến lược cạnh tranh khốc liệt của Microsoft trong thập niên 1990, Bill Gates sau đó đã chủ động rút lui khỏi thương trường từ đầu những năm 2000. Ông tái định hình hình ảnh bản thân, chuyển từ một doanh nhân quyền lực sang vai trò của một người kiến tạo giá trị nhân đạo, tập trung vào các lĩnh vực như y tế cộng đồng, giáo dục và biến đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu.
Đỉnh cao của sự chuyển mình này là vào năm 2010, khi Gates cùng Warren Buffett khởi xướng chiến dịch The Giving Pledge - cam kết mà hàng trăm tỷ phú trên thế giới đã tham gia, đồng ý hiến ít nhất một nửa tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện.
Việc Gates không còn góp mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới từng khiến nhiều người tiếc nuối. Nhưng chính điều đó lại làm nổi bật một hình ảnh hiếm thấy, một người dám rời bỏ thứ hạng trong bảng xếp hạng tài sản để vươn lên trong tầm ảnh hưởng nhân loại.
Trong một thế giới mà sự giàu có thường được đánh giá qua những con số, lựa chọn của ông giống như một cú chấn động đối với các thước đo truyền thống về thành công.
Một người đàn ông “bị giảm” 52 tỷ USD chỉ vì trung thực rằng mình đã cho đi. Một tỷ phú bị rời khỏi top 10 thế giới vì không còn ưu tiên tối đa hóa lợi nhuận cá nhân, mà thay vào đó, lựa chọn tối ưu hóa lợi ích cộng đồng.
Kể từ khi từ nhiệm vai trò CEO Microsoft, Gates gần như dành trọn thời gian, tâm huyết và uy tín để phát triển Quỹ Bill & Melinda Gates – một trong những tổ chức từ thiện tư nhân lớn nhất hành tinh. Tính đến cuối năm 2024, ông và vợ cũ Melinda đã đóng góp 60 tỷ USD cho quỹ, trong khi người bạn thân Warren Buffett cũng ủng hộ thêm 43 tỷ USD.
Xem thêm: Tỷ phú Bill Gates cam kết quyên góp gần hết tài sản và khép lại sứ mệnh từ thiện tỷ đô vào năm 2045
Tin liên quan
“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.
Theo tỷ phú Bill Gates, cách tốt nhất mà mọi người có thể áp dụng là tiết kiệm như một người bi quan và đầu tư như một người lạc quan.
Dưới đây là 5 thứ mà tỷ phú Bill Gates từng khẳng đỉnh rằng bản thân sẽ không bao giờ chi tiền mua bởi chúng quá lãng phí.
Bài mới

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.