Mẹ Việt Nam Anh Hùng Ngô Thị Lang hơn nửa thế kỷ khóc tìm con: “Để con đi thì tôi dễ mất con, nhưng giữ con lại thì mất nước”

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Hải An
Hải An 10 giờ trước
Theo dõi

Nỗi đau xé lòng của người mẹ Việt Nam Anh Hùng

Trước bàn thờ khói hương nghi ngút trong ngày "giỗ vọng", mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (104 tuổi) ngồi lặng lẽ nơi góc nhà ở phường Tân An, TP Hội An (Quảng Nam cũ nay là TP.Đà Nẵng). Đôi tay gầy guộc run run kéo vạt áo lên chấm nước mắt cứ tuôn mãi không dừng. Giọng bà khàn đặc, ngắt quãng theo từng tiếng nấc: “Ngày ấy, chiến tranh ác liệt, để con đi thì tôi dễ mất con, giữ con lại thì mất nước, để cho hắn đi”. Dù đau đớn đến quặn lòng nhưng hơn nửa thế kỷ trôi qua, mẹ vẫn chưa một lần trách giận chàng trai 18 tuổi giấu mẹ, lén đăng ký nhập ngũ khi ấy.

me-viet-nam-anh-hung-ngo-thi-lang-hon-nua-the-ky-tim-con-2-1625
Bàn thờ của anh Thợ chỉ có tấm bằng Tổ quốc ghi công và ngày Thương binh - Liệt sĩ hàng năm trở thành ngày giỗ vọng

Con trai mẹ - liệt sĩ Huỳnh Quang Thợ lẽ ra có thể ở lại, bởi cha của anh đã ngã xuống trong kháng chiến chống Pháp, gia đình thuộc diện có công với cách mạng. Là con của liệt sĩ, anh hoàn toàn có quyền lựa chọn một con đường bình yên hơn. Nhưng trái tim tuổi trẻ không cho phép anh đứng ngoài cuộc chiến của cả dân tộc. Mẹ Lang khi ấy là vợ liệt sĩ, một thân một mình nuôi con giữa gian khổ, vẫn cắn răng tiễn con lên đường, chỉ biết lặng thầm cầu nguyện.

Giờ đây, bàn thờ người con không có di ảnh, không một tờ lịch ghi ngày mất. Mẹ ngồi lặng, nước mắt chảy dài trên gương mặt nhăn nheo, nghẹn ngào: “Không còn chi hết con à, ảnh nó cũng mất hết trơn”. Người ta gọi là “giỗ vọng” cũng bởi vì vậy. Bàn thờ chỉ có duy nhất tấm bằng Tổ quốc ghi công lặng lẽ treo đó, thay con hiện diện trong những nén hương tưởng niệm. Mẹ chọn ngày được cấp bằng và ngày Thương binh - Liệt sĩ hàng năm để làm giỗ con, như cách để giữ con mãi ở bên.

me-viet-nam-anh-hung-ngo-thi-lang-hon-nua-the-ky-tim-con-3-1626
Mẹ Lang mất chồng và con trai trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc

Mẹ Lang sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hội An trầm mặc. Năm 18 tuổi, mẹ nên duyên với ông Huỳnh Kim Nhi, một người chồng kiên trung, giàu lý tưởng cách mạng. Trong những năm kháng chiến chống Pháp ác liệt, ông Nhi là đảng viên, tích cực tham gia hoạt động cách mạng và từng bị địch bắt giam. Sau khi ra tù, để đảm bảo an toàn và tiếp tục hoạt động bí mật, ông đưa cả gia đình rời Hội An, chuyển vào xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, cách quê nhà khoảng 20km. Tại vùng đất cát trắng ấy, ông Nhi mở một quán rượu nhỏ bên ngoài là chốn mưu sinh, nhưng thực chất là cơ sở bí mật phục vụ cách mạng. Trong cao trào Cách mạng Tháng Tám, ông Nhi là người tiên phong, dẫn đầu đoàn quần chúng tiến vào giành chính quyền tại Hà Lam, huyện Thăng Bình. Với tài năng và uy tín, ông được giao trọng trách làm Bí thư Huyện ủy Thăng Bình. Nhưng rồi vào năm 1950, khi đang trên đường làm nhiệm vụ, ông anh dũng hy sinh, để lại người vợ trẻ cùng những đứa con thơ tiếp tục gánh vác con đường cách mạng còn dang dở.

Cả hai người đàn ông yêu thương nhất đời mẹ Lang đều đã hóa thành đất nước. Đã bước qua tuổi 100 xưa nay hiếm mẹ vẫn minh mẫn. Mẹ nói "cố minh mẫn để chờ ngày đón con trở về". Mẹ không nỡ quên con trai, ngày ngày níu giữ từng mảnh ký ức về chàng trai "da trắng, mắt tròn, năm nay 78 tuổi nếu hắn còn sống".

me-viet-nam-anh-hung-ngo-thi-lang-hon-nua-the-ky-tim-con-1

Khi chồng hy sinh, mẹ Lang khóc cạn nước mắt, nhưng không cho phép mình gục ngã. Mẹ vừa nuốt nước mắt vào tim, vừa làm cách mạng, vừa nuôi con nên người. Xã Bình Dương ngày ấy là điểm nóng giao tranh, người dân khốn khó đủ bề. Nhưng ngọn lửa cách mạng trong mẹ Lang không khi nào tắt. Lấy vỏ bọc là người buôn bán đi về giữa Hội An và Thăng Bình, mẹ gánh thuốc men, vải vóc, thức ăn đến tiếp tế cho bộ đội. Căn bếp đơn sơ của ngôi nhà tại thôn 2 chính là nơi che chở cho cán bộ, có cả một hầm bí mật nằm ngay dưới lòng đất. Mỗi lần như thế, mẹ lại canh gác, cảnh giới, không một lời kêu ca.

Có lần bị chỉ điểm, lính ngụy tràn vào, phát hiện ra hầm. May mắn là lúc ấy không có ai đang trú ẩn, nhưng mẹ thì bị đánh đập tàn nhẫn, thừa sống thiếu chết. “Nhiều lần mẹ bị chúng đánh dã man, hung hãn vì phát hiện vận chuyển thuốc, thức ăn cho bộ đội mình, mẹ không biết ai chỉ điểm, nhưng mẹ thà chết chứ không nhận tội, không khai gì cả”, mẹ Lang rưng rưng nước mắt khi nhớ lại những năm kháng chiến ác liệt, gian khổ trăm bề.

Dù đã trải qua biết bao hiểm nguy, nhưng mẹ chưa từng một lần than thân trách phận. Với mẹ, những tháng ngày gian khó ấy là đoạn đời hào hùng nhất, thiêng liêng nhất. Mẹ nói bằng tất cả tự hào và yêu thương: “Đời mẹ, có thể nghèo khổ, mất mát, nhưng chưa từng tiếc máu xương khi Tổ quốc cần”.

Hơn nửa thế kỷ mòn mỏi tìm con: “Nó trốn mẹ đi mất, không về nữa con ơi…”

Vào khoảng năm 1963, giữa những ngày đất nước chìm trong khói lửa, chàng trai mới 18 tuổi Huỳnh Quang Thợ đã lặng lẽ trốn mẹ, lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngồi bên hiên nhà, giọng mẹ Lang nghẹn ngào khi nhắc lại thời khắc ấy. Năm đó, cô con gái đầu của mẹ được cử ra Hà Nội học tập theo diện con cán bộ hy sinh, cậu con trai út thì đi làm công cho người ta, chỉ còn Thợ đứa con trai thứ ở lại cùng mẹ trên mảnh đất quê nghèo. Thợ lúc ấy đang học đệ tam (cấp 3 ngày nay), ban ngày cắp sách đến trường, chiều về lại xắn quần ra đồng giúp mẹ. Cuộc sống tuy vất vả nhưng ấm áp tình mẹ con.

me-viet-nam-anh-hung-ngo-thi-lang-hon-nua-the-ky-tim-con-1
"Biết chiến tranh ác liệt, mẹ cũng sợ lắm, nhưng mẹ không ngăn con. Cản con thì mất nước..."

"Ngày con nhập ngũ mẹ không hay, đến khi đơn vị báo tin về mẹ mới biết thằng Thợ nó trốn mẹ đi mất rồi. Lúc đó đang nghỉ hè, thấy thanh niên trong làng hăng hái lên đường nhập ngũ, nó cũng đi theo. Nhà nghèo, lúc đi nó có mang cái gì đâu, mẹ nhớ chỉ có chiếc cặp xách thường dùng đi học. Biết chiến tranh ác liệt, mẹ cũng sợ lắm, nhưng mẹ không ngăn con. Cản con thì mất nước", mẹ Lang bùi ngùi nhớ lại nhớ ngày tháng ấy.

Từ ngày anh Thợ bước chân ra chiến trường, mọi tin tức về anh đều bặt vô âm tín. Dù chẳng có dòng thư hay lời nhắn gửi nào nhưng ngày nào mẹ cũng thầm nguyện ước chiến tranh sớm kết thúc để anh lại trở về đoàn tụ, quây quần cùng mẹ.

Nhưng rồi một lần nữa sự khốc liệt của thời chiến đã nhẫn tâm cướp đi giấc mơ đoàn viên của mẹ. Năm 1965, chiến sĩ Huỳnh Quang Thợ hy sinh trên vùng cát bỏng rát Núi Thành, Quảng Nam, khi tuổi đời mới vừa tròn 21. Nhưng mãi đến tận năm 1978, hơn một thập kỷ sau, gia đình mới nhận được giấy báo tử.

"Mẹ nghe tin báo con hy sinh từ những người trong làng cũng đi đánh trận trong ấy mẹ không dám tin con ơi. Thằng Thợ của mẹ nó mất rồi. Hồi đó có biết gì đâu, chiến tranh ác liệt biết tìm con nơi mô. Ngày ngày, mẹ chỉ biết hướng mắt về Núi Thành, nơi con mẹ ra đi mãi mãi", mẹ Lang nghẹn ngào, đưa tay gạt dòng nước mắt lăn dài trên má.

me-viet-nam-anh-hung-ngo-thi-lang-hon-nua-the-ky-tim-con-3-1628
Mẹ Lang vả người con trai út - ông Huỳnh Quang Thuyền

Kể về người anh trai đã khuất, ông Huỳnh Quang Thuyền (75 tuổi) vẫn không giấu nổi xúc động, nắm đôi tay già nua của mẹ, giọng run run nói: “Ngày anh Thợ lên đường, tôi còn đi làm công cho người ta. Năm 1965, tôi cùng 21 người bạn trong nhóm thợ viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Cũng đúng năm đó, anh Thợ hy sinh mà tôi không hề hay biết. Chúng tôi khi ấy đều còn trẻ, mười tám đôi mươi, sợ phải đi lính ngụy nên nhất quyết đi theo cách mạng. Gia đình tôi có truyền thống cách mạng từ đời ông cha, đến đời mình không thể đi ngược lại lý tưởng đó, không thể theo giặc được. Khi ra trận, tôi chỉ nghĩ đơn giản thà chết vì nước, còn hơn là kẻ bán nước”.

Ông Huỳnh Quang Thuyền từng vào sinh ra tử ở những mặt trận khốc liệt nhất từ Quảng Nam đến chiến trường Quảng Trị đỏ lửa. Ông Thuyền may mắn “nhiều lần trở về từ cõi chết”. Gắn bó với quân đội cho đến năm 1989, sau khi rời quân ngũ, ông tiếp tục cống hiến cho địa phương với nhiều vị trí trong chính quyền. Hiện ông đang là Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Cẩm Phô, TP Hội An (Quảng Nam cũ) và được công nhận là thương binh hạng 3/4 vì nững cống hiến hòa bình của Tổ quốc.

me-viet-nam-anh-hung-ngo-thi-lang-hon-nua-the-ky-tim-con-2-1628
Mẹ Lang đi máy bay ra Hà Nội dự Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin hôm 23/7 (Nguồn VnExpress)

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước thanh bình đã hơn nửa thế kỷ, nhưng nước mắt của mẹ Ngô Thị Lang vẫn chưa một ngày ngừng rơi. Dù thời gian trôi, dù tóc đã bạc, lưng đã còng, trái tim người mẹ ấy vẫn chưa một giây phút yên lòng khi nghĩ đến đứa con trai thân yêu vẫn chưa trở về.

Ông Thuyền kể rằng gia đình đã nhiều lần, nhiều năm dốc sức tìm kiếm phần mộ của liệt sĩ Huỳnh Quang Thợ nhưng hy vọng lại thắp lên rồi tắt lịm trong nỗi bất lực. Thông tin xác minh được cho biết anh Thợ hy sinh tại Núi Thành và được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Tam Nghĩa (huyện Núi Thành, Quảng Nam cũ). Nhưng suốt bao năm, gia đình vẫn không thể xác định chính xác đâu là mộ phần của anh giữa hàng trăm ngôi mộ vô danh nằm lặng lẽ nơi vùng cát trắng ấy.

“Ở nghĩa trang ấy, mộ vô danh nhiều lắm, mà cũng không biết chắc anh tôi có nằm lại ở đó không. Mỗi lần vào thăm, mẹ tôi cứ đi dọc theo những hàng bia lạnh, thắp hương khấn vái trong vô vọng. Mẹ buồn lắm, di nguyện cuối đời của mẹ chỉ là mong đưa anh về Hội An yên nghỉ, ở gần bên mẹ”, ông Thuyền nghẹn lời, đôi mắt ánh lên nỗi đau chưa bao giờ nguôi.

Giữa những hàng bia ghi dòng chữ "Liệt sĩ chưa xác định được danh tính", đôi tay già nua của mẹ Lang cứ nhẹ nhàng vuốt ve từng ngôi mộ, như muốn tìm lại hình bóng con trai. Mỗi lần bước chân đến nơi ấy, mẹ lại khóc: “Mẹ chỉ biết con nằm ở nghĩa trang Núi Thành này thôi, nhưng không biết hắn nằm chỗ mô”.

me-viet-nam-anh-hung-ngo-thi-lang-hon-nua-the-ky-tim-con-4-1630
Hơn nửa thế kỷ qua chưa bao giờ mẹ ngừng mong mỏi con trai trở về

Có những đêm, trong giấc mơ chập chờn, mẹ thấy con trai trở về, đứng lặng trong bóng sáng mờ ảo, chỉ mỉm cười hỏi mẹ: “Mẹ khỏe không?” Rồi mẹ tỉnh dậy, gối đã ướt đẫm nước mắt. Những lúc nhớ con đến quay quắt, mẹ lại lần tìm trong trí nhớ từng mẩu ký ức, bởi không còn một kỷ vật nào để mà cầm nắm, mà ôm ấp. Ngay cả chiếc cặp sách ngày xưa Thợ đeo khi trốn mẹ ra trận, cũng đã không còn, bị bom đạn, lửa giặc thiêu rụi hết.

"Mất hết rồi, con mẹ đã mất hết, mọi thứ để ghi nhớ về con cũng bị giặc đốt phá. Mẹ chỉ nhớ con mẹ rất khôi ngô, học rất giỏi, lại hiếu thảo, có gì ngon cũng phần mẹ trước", mẹ Lang mỉm cười mà nước mắt tuôn dài trên khuôn mặt đã mỏi mòn, khô héo.

Năm 2014, Nhà nước đã trao tặng mẹ danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng. Nhưng hơn mọi tấm huân chương hay danh hiệu, điều mẹ mong mỏi suốt cả cuộc đời, chỉ là một ngày được thấy con trai mình trở về dù chỉ là một nắm đất, một nắm tro để mẹ được ôm con vào lòng lần cuối, giữa quê hương yêu dấu, nơi tình mẹ chưa bao giờ lặng yên.

Trong chiến tranh, Quảng Nam là một trong những chiến trường khốc liệt. Tỉnh có hơn 65.00 liệt sĩ, gần 31.000 thương bệnh binh, hơn 45.500 người có công với cách mạng. Toàn tỉnh có hơn 15.300 bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều nhất cả nước.

Xem thêm: 109 bức thư và mối tình vượt qua khói lửa chiến tranh: "Đêm nay anh sẽ không trở về và cả cuộc đời anh sớm hiến dâng cho Tổ quốc"

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

"Tôi vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng theo mệnh lệnh của chính trái tim tôi. Vì các Mẹ chính là một phần của Tổ quốc hôm nay và mãi mãi về sau".

Họa sĩ Đặng Ái Việt: 'Còn thở là còn vẽ để trả ơn cuộc đời này'
0 Bình luận

Mới đây, một gia đình ở Hà Nội đã đứng ra nhận phụng dưỡng 101 Mẹ Việt Nam Anh hùng, với mức ủng hộ 2 triệu/tháng.

Chuyện một gia đình hào sảng nhận phụng dưỡng 101 Mẹ Việt Nam Anh hùng
0 Bình luận

Cách đây 2 năm, cư dân mạng không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tân òa khóc nhận hài cốt con.

Nốt nhạc buồn sau cuối của Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tân: Con ơi, mẹ không đợi được nữa rồi
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Bill Gates rớt top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh chỉ vì… làm từ thiện

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Hải An
Hải An 10 giờ trước
Ấm lòng nam tài xế chở khách đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc

Vợ bị dị ứng đến mức khó thở, ngất xỉu, anh Quang hoảng hốt gọi xe chở vợ đến viện cấp cứu. May mắn vợ chồng anh gặp được một nam tài xế tử tế, không chỉ nhanh chóng chở đến viện mà còn tận tình hỏi thăm, không màng tiền bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
109 bức thư và mối tình vượt qua khói lửa chiến tranh: 'Đêm nay anh sẽ không trở về và cả cuộc đời anh sớm hiến dâng cho Tổ quốc'

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 03/07
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 01/07
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 01/07
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 30/06
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 30/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất