“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 9 giờ trước
Theo dõi

Những dòng "gan ruột" của người lính trẻ giữa chiến trường rực lửa

Giữa tháng Bảy, Thành cổ Quảng Trị đón hàng ngàn người về thăm viếng. Khói hương nghi ngút giữa khu hành lễ, dòng người nối dài lặng lẽ bày tỏ lòng tri ân. Những cựu chiến binh, cán bộ, người dân từ khắp các tỉnh Bắc  Nam và cả người dân địa phương lần lượt về đây, mang trong lòng niềm xúc động nghẹn ngào. Nhiều người không giấu nổi những giọt nước mắt khi đứng trước các chứng tích lịch sử, đặc biệt là tại Bảo tàng Thành cổ nơi trưng bày những hiện vật về trận chiến 81 ngày đêm khốc liệt giữ vững Thành cổ năm xưa.

Trong đoàn khách hôm ấy có bà Nguyễn Thị Thúy, 67 tuổi, từ Hải Phòng lần đầu đặt chân đến mảnh đất anh hùng Quảng Trị. Ghé qua bảo tàng, khi mọi người đã rời đi, bà và vài người bạn vẫn nán lại thật lâu bên tủ kính trưng bày một di vật đặc biệt: Bức thư viết bằng dự cảm của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, viết vào ngày thứ 77 của chiến dịch 81 ngày đêm, khi mà sự khốc liệt của bom đạn đã lên đến tột cùng.

buc-thu-thieng-cua-nguoi-linh-tre-o-thanh-co-quang-tri-2-1540
Bức thư thiêng của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh

Mười trang giấy úa màu với nét chữ viết tay, từng dòng thư như khoét sâu vào lòng người nổi đau dai dẳng, bà Thúy chậm rãi đọc từng câu: “Toàn gia đình kính thương! Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng, phòng khi đã đi nghiên cứu bị mất trong lòng đất, thì gia đình khỏi thấy điều đó là đột ngột”; “Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi…, con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu,… mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau”…

Chưa kịp đọc đến trang thứ ba, bà Thúy đã òa khóc. Những người phụ nữ đứng quanh đó cũng không kìm được xúc động. Bức thư có 10 trang, thì 2 trang đầu liệt sĩ Huỳnh dặn mẹ đừng buồn vì sự hy sinh của anh, 4 trang tiếp theo anh viết gửi cho người vợ trẻ thiệt thòi của mình, chưa kịp hưởng trọn niềm vui sum họp đã phải sống những tháng ngày mong ngóng trông mòn mỏi. Những dòng thư ấy không chỉ chứa đựng tình cảm thương yêu tha thiết, chân thành mà còn kèm theo cả lời căn dặn đầy sự “thấu hiểu”: “Còn em khi nhận được thư này hãy đừng buồn nhiều cho đời tươi trẻ. Nếu có điều kiện, hãy cứ đi bước nữa, vì em còn trẻ lắm… Nhưng anh chỉ mong một điều là em đối đãi với mẹ, anh chị trong gia đình như anh còn sống. Anh mong em làm tròn cho linh hồn anh được bay cao ôm ấp trong giấc mơ trìu mến của em…”.

buc-thu-thieng-cua-nguoi-linh-tre-o-thanh-co-quang-tri-3-1540
Hình chụp cận 2 trang đầu của bức thư

Trong thư, anh còn tỉ mỉ chỉ đường về nơi chôn cất hài cốt của mình: “…nếu thương anh thật sự thì khi hòa bình có điều kiện hãy vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã qua cầu ngược trở lại hỏi thăm về “Nhan Biều 1” nếu tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng, về đấy sẽ thấy mộ ghi dòng chữ tên anh đục trên mảnh tôn”…

Những dòng sau cùng, anh dành cho anh chị và cháu, vẫn là những lời chan chứa yêu thương và dặn dò nhẹ nhàng, như thể anh chỉ sắp đi xa một chuyến…

Đọc xong những dòng thư ấy, bà Thúy xúc động chia sẻ: “Lần đầu tiên đến đây, xem các di vật, nghe kể các câu chuyện mới biết về sự khốc liệt của cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Tôi thực sự xúc động, lấy làm ngạc nhiên trước bức thư của liệt sĩ Huỳnh, biết trước sẽ hy sinh song vẫn bình thản. Liệt sĩ thương mẹ, yêu vợ và gia đình, chấp nhận đau lòng vì biết rõ người thân của mình sẽ đau khổ, nhưng cuộc chiến còn phía trước, nên anh phải tiến lên… quá đỗi kiên cường và cao cả”.

buc-thu-thieng-cua-nguoi-linh-tre-o-thanh-co-quang-tri-6-1540
Chân dung liệt sĩ Lê Văn Huỳnh

Nói về bức thư “kỳ lạ và linh thiêng” này, nhà báo Lê Bá Dương cũng đã từng xúc động chia sẻ: “Tôi đặc biệt ấn tượng với bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh viết vào tháng 9-1972 trước ngày anh “đi nghiên cứu bí mật của lòng đất” - một cách nói trong tâm thế đón đợi cái chết không thể bình thản hơn của người chiến sĩ gốc nông dân quê lúa Thái Bình. Bức thư viết gần 10 trang sổ tay, mà mỗi người đọc nó phải sững sờ với nhiều tâm trạng khác nhau, khi người viết không chỉ dự báo được cái chết của mình, mà còn mô tả chính xác vị trí nơi mình sẽ được chôn cất, để rồi chỉ dẫn đến từng chi tiết cho vợ và gia đình sau này vào tìm và đưa hài cốt mình về quê.

Bức di thư với câu chuyện kỳ lạ và linh thiêng của anh được lưu giữ lại trong Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị, không chỉ là kỷ vật sống động của một thời tuổi trẻ hào hùng, những người lính như anh đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho Tổ quốc, mà sâu thẳm hơn thế, những câu chữ thành lời thư điềm đạm, bình thản của người lính như nhắc nhớ một thời đội bom, hứng lửa, vẫn còn đó nhiều đồng đội của anh nằm lại nơi góc vườn, đáy sông Quảng Trị”.

Hành trình trở lại Thành cổ Quảng trị của bức thư thiêng

Sau khi anh Lê Văn Huỳnh hy sinh, bức thư vẫn còn nguyên trong ba lô và được đồng đội mang về trao tận tay gia đình. Từ đó đến nay, lá thư ấy luôn được chị Đặng Thị Xơ – người vợ của anh trân trọng đặt trên bàn thờ như một kỷ vật thiêng liêng cuối cùng anh để lại. Mãi đến khi tìm thấy mộ phần của anh, câu chuyện về bức thư mới dần được hé lộ. Điều khiến ai cũng ngỡ ngàng là: những gì anh Huỳnh viết trong thư, như một dự cảm trước giờ phút ra đi, sau này đều ứng nghiệm đến kỳ lạ. Chỉ duy nhất một chi tiết sai khác là mộ phần của anh không nằm tại Nhan Biều 1 như anh dự đoán, mà được tìm thấy ở một ngôi làng kế bên là thôn Thượng Phước.

Cuộc sống vốn dĩ đầy rẫy những điều khó lý giải, nhưng câu chuyện về bức thư của anh Huỳnh từ lời tiên đoán đến hành trình tìm mộ vẫn khiến người ta nghẹn ngào không nói nên lời. Mọi lý giải ngày nay cũng chỉ dừng lại ở mức giả thuyết. Ngay cả việc tìm được hài cốt của anh cũng là một sự tình cờ  hay như nhiều người tin rằng, đó là một cuộc hội ngộ định mệnh.

Năm 1973, khi chiến trường Quảng Trị đã lặng tiếng súng, bà Nguyễn Thị Ngân trở về quê cũ ở thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong một làng nhỏ nằm bên bờ bắc sông Thạch Hãn. Trong vườn nhà mình, bà thấy có ba ngôi mộ liệt sĩ, một trong số đó có bia mộ khắc bằng mảnh tôn. Dù không rõ danh tính, bà cùng người dân địa phương vẫn lặng lẽ hương khói và chăm sóc suốt nhiều năm. Hai lần sau ngày đất nước thống nhất, địa phương tổ chức quy tập mộ liệt sĩ về nghĩa trang tỉnh, nhưng đều không phát hiện hài cốt trong ba ngôi mộ này. Dần dà, người ta cũng lãng quên đi. Chỉ riêng bà Ngân như có linh cảm mách bảo vẫn giữ lại ba tấm bia mộ bằng tôn trong góc vườn, thắp hương ngày rằm, mồng một.

Và rồi, đến một ngày cuối năm 2002, chị Xơ cùng đồng đội tìm về Quảng Trị. Không ai ngờ, sau bao năm ngóng đợi tưởng chừng vô vọng, họ đã tìm thấy anh Huỳnh  ngay tại mảnh đất ấy, nơi mà người dân địa phương từng nghĩ đã không còn gì. Có người cho rằng, việc phát hiện hài cốt là nhờ biến đổi của nền đất. Nhưng cũng có người tin anh Huỳnh đã giữ đúng lời hẹn trong thư, lặng lẽ “chờ” chị Xơ đến đón về…

buc-thu-thieng-cua-nguoi-linh-tre-o-thanh-co-quang-tri-7-1541
Bà Đặng Thị Xơ - vợ liệt sĩ Lê Văn Huỳnh

Bức thư lịch sử ấy từng được gia đình giữ gìn như báu vật. Nhưng năm 2002, cơ duyên đã đưa ông Trần Khánh Khư – nguyên Trưởng Ban quản lý Di tích Thành cổ Quảng Trị đến viếng mộ liệt sĩ Huỳnh tại quê nhà xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trùng hợp đúng dịp 49 ngày sau khi tìm thấy và đưa hài cốt liệt sĩ về quê, ông Khư được gia đình tiết lộ về bức thư tuyệt mệnh.

Khi được phép đọc, ông Khư xúc động đến run người. Nhận thấy bức thư không chỉ là kỷ vật linh thiêng của liệt sĩ với những lời gửi gắm cho mẹ, cho vợ, cho anh chị và các cháu mà còn là chứng tích thiêng liêng của tinh thần yêu nước ông đã tha thiết thuyết phục gia đình cho phép đưa thư trở lại trưng bày tại Thành cổ Quảng Trị. Ban đầu, vợ và anh trai liệt sĩ im lặng, nhưng sau khi nghe ông Khư nói nếu bức thư này được đưa về trưng bày ở Thành cổ Quảng Trị giá trị của nó sẽ được lan tỏa rộng hơn, sâu hơn và có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục cho thế hệ mai sau thì cả gia đình đã đồng ý trao lại bức thư.

buc-thu-thieng-cua-nguoi-linh-tre-o-thanh-co-quang-tri-4-1541

Cuối năm 2002, trong buổi lễ tất niên tại Thành cổ với sự tham dự của lãnh đạo ngành văn hóa và thị xã, ông Khư đã đọc bức thư. Cả khán phòng lặng đi vì xúc động, thậm chí mọi người còn không dám tin về những điều được viết trong thư. Làm sao có thể tồn tại một bức thư bình tĩnh đến thế, xúc động đến thế, giữa mưa bom bão đạn…

Từ đó, bức thư được trưng bày trang trọng trong tủ kính tại Bảo tàng Thành cổ. Đã có hàng vạn lượt người đến xem và khóc những giọt nước mắt không chỉ để tưởng nhớ một con người, mà là để biết ơn cả một thế hệ đã ngã xuống vì tương lai dân tộc.

“Nếu có điều kiện, hãy đưa anh về...” – lời trăng trối của người lính trẻ năm nào giờ đây không chỉ là hồi ức của một gia đình, mà là ký ức thiêng liêng của cả một dân tộc.

Có những hy sinh không cần tượng đài. Chỉ cần một lá thư viết giữa đạn bom  đã đủ để nhân dân đời đời ghi nhớ.

Trong 81 ngày đêm lịch sử mùa hè đỏ lửa 1972 chiến đấu bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ bất chấp mọi hiểm nguy, vượt sông Thạch Hãn giữa mưa bom, bão đạn chiến đấu ngoan cường để bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị. Hàng ngàn chiến sĩ đã anh dũng hi sinh. Máu xương các anh đã hòa vào dòng sông Thạch Hãn linh thiêng và nằm lại trong lòng đất mẹ Thành cổ Quảng Trị anh hùng khi tuổi đôi mươi.

Thắng lợi của chiến dịch giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ, thị xã Quảng Trị đã tạo nên bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh và đấu tranh ngoại giao, buộc đế quốc Mỹ phải nối lại đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; góp phần tạo tiền đề để quân và dân ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên đại thắng Mùa Xuân 1975.

Xem thêm: Xúc động bức thư “Gửi lại những người đang sống” của 3 liệt sĩ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ
0 Bình luận

Vào dịp 22/11 – Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhóm thiện nguyện Nồi cháo yêu thương Thành Vinh đã tổ chức nấu bánh chưng tặng cho các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ.

Nồi bánh chưng nghĩa tình dành tặng các bác thương binh
0 Bình luận

Hưởng ứng các hoạt động nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024); Với lòng biết ơn vô hạn và để góp phần tri ân những người đã ngã xuống vì quê hương đất nước, trong đó có những người mẹ, người chị Phụ nữ Việt Nam, với truyền thống 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hâu, đảm đang” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong tặng;

Tổ chức 'Trái tim Người lính Việt Nam' tổ chức hoạt động nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 16 giờ trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 30/06
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 30/06
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

PC Right 1 GIF
Đề xuất