Cổ nhân nói: Người học được 2 phép tắc này thì phúc báo tự nhiên gõ cửa!

Cổ nhân nói “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, nếu học được 2 phép tắc này bạn sẽ thấy tâm mình tĩnh lặng, trí tuệ sáng suốt, cho dù không thể đại phú quý cũng sẽ không thua kém người nào.

Diệu Nguyễn
14:08 05/05/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người xưa có câu “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý", nghĩa là: Hòn ngọc thô kia nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thể thành món đồ trân quý được. Câu này mang hàm ý, con người ta nếu không học qua thầy hay bạn tốt, không trải qua nghịch cảnh thì chẳng thể hiểu rõ đạo lý làm người.

Quả đúng là như vậy! Đá quý nếu không được mài giũa, đẽo gọt thì không thể hiện ra được vẻ đẹp và giá trị của nó. Con người nếu không học tập thì không thể hiểu biết đạo lý làm người, đối nhân xử thế.

Dưới đây là 2 phép tắc mà cổ nhân nói ai cũng phải nên học để được may mắn ghé thăm, vạn người kính nể:

Cổ nhân nói: Nên học cách nhìn người

Con người thời nay biết cách “đóng gói” – ngụy trang bản thân tốt hơn ngày xưa. Lúc mới quen biets xã giao, bạn có thể sẽ cảm thấy đối phương rất hiền lành, dễ gần và thân thiện. Tuy nhiên, một khi phải đối mặt lợi ích của bản thân, đối phương là thiện hay ác sẽ bộc lộ rõ ràng.

Có một câu nói như thế này: “Nói nhiều sai nhiều, làm nhiều lộ nhiều”. Khi bạn tiếp xúc thân mật với một người, quan sát một cách nghiêm túc và tỉ mỉ, bạn sẽ nhìn thấu được bản chất của người đó.

Tiểu Lâm năm nay đã ngoài 30 tuổi, bản thân cũng chăm chỉ và có năng lực nhưng vẫn luôn ở mãi vị trí cấp phó. Trong một thời gian dài, cấp trên luôn đề phòng, thậm chí thường xuyên gây khó dễ cho Tiểu Lâm. Thế nhưng, thời gian gần đây, cấp trên lại thay đổi tính tình, không khó tính với anh như trước nữa, thậm chí còn mời anh ăn cơm. Sau khi cả hai uống với nhau vài ly rượu, cấp trên mới bắt đầu nói ra những lời tận đáy lòng. Người cấp trên nói: “Chúng ta là đồng nghiệp đã nhiều năm như vậy rồi, có thể có một số hiểu lầm nho nhỏ. Nói thật, năng lực của tôi không bằng anh, nhưng lại là lãnh đạo của anh. Đó thực sự là một điều hổ thẹn. Tôi cảm thấy bản thân đã làm mai một nhân tài như anh. Vài hôm nữa, tôi sẽ xin phép cấp trên để bản thân chuyển công tác và đề cử anh lên thay vị trí của tôi”.

Nghe được những lời này, Tiểu Lâm không giấu được vui mừng liền nói: “Anh đề cao em quá rồi, em không dám nhận đâu”.

Co-nhan-noi-nguoi-hoc-duoc-2-phep-tac-nay-phuc-bao-se-go-cua-1

Về đến nhà, anh nói cho vợ mình nghe chuyện này, người vợ hỏi: “Anh thăng chức là do anh ta quyết định hay do ông chủ ở trên quyết định?”. Lúc này, Tiểu Lâm mới hiểu ra mọi chuyện. Thì ra, người cấp trên kia là đang thử lòng anh. Sau đó, Tiểu Lâm tìm cơ hội giải thích, đại ý chính muốn nói là năng lực của bản thân còn thiếu sót, cần cấp trên dẫn dắt nhiều hơn nữa. Cuối cùng, vị cấp trên của anh vui vẻ nhận lời và công việc từ đấy của Tiểu Lam cũng suôn sẻ hơn rất nhiều.

Cổ nhân nói, đi vô số nơi gặp vô số người cũng không bằng biết cách nhìn người. Đọc vị người khác cũng chính là một loại năng lực. Do đó, trong phương diện đối nhân xử thế, so với nhận biết chữ nghĩa thì nhận biết con người còn quan trọng hơn rất nhiều. Làm người phải biết người biết ta, thật thà đôn hậu, thà không biết chữ chứ đừng không biết cách nhìn người.

Cổ nhân nói: Nên học cách nói chuyện

Phần lớn những rắc rối mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống đều bắt nguồn từ việc “nói chuyện”. Do đó, khi kết giao với người khác, nhất định phải học cách nói chuyện khéo léo.

Có một câu chuyện cổ như này: Người thợ săn cứu sống một chú gấu con. Gấu mẹ thấy vậy vô cùng cảm kích nên đã nhiệt tình tiếp đãi người thợ săn. Trước khi ra về, người thợ săn lại nói: “Tôi rất hài lòng với sự tiếp đãi của bà, nhưng mùi hôi của bà rất khó chịu”.

Nghe thấy những lời này, gấu mẹ cảm thấy không vui. Nhưng vì để bày tỏ lời xin lỗi của mình, gấu mẹ nói: “Vậy anh hãy dùng cây rìu của mình đánh vào đầu tôi một cái”. Thế là người thợ săn làm theo những gì gấu mẹ nói.

Vài năm sau, người thợ săn và gấu mẹ lại gặp nhau một lần nữa. Người thợ săn lúc này hỏi về vết thương ngày trước của gấu mẹ. Gấu mẹ chỉ cười nói: “Vết thương của tôi đã lành lâu rồi, nhưng sự tổn thương trong tâm hồn do câu nói của anh gây ra thì không thể nào biến mất được”.

Nói chuyện là một nghệ thuật, cũng là sự tu dưỡng của một người. Lời nói tốt đẹp mang thiện ý có thể làm người ta cảm thấy ấm áp qua mùa đông giá lạnh. Nhưng câu nói ác ý gây tổn thương lại có thể người ta cảm thấy lạnh giá ngay trong cái nóng của mè hè. Thế nên, cổ nhân nói: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”.

Co-nhan-noi-nguoi-hoc-duoc-2-phep-tac-nay-phuc-bao-se-go-cua-3

Cách thức nói chuyện khác nhau sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn, lúc mượn tiền người khác, đến khi mang tiền đi trả, bạn nói: “Đếm lại đi, lát nữa mà thiếu đừng có trách tôi đó”. Cách nói như vậy không sai, nhưng đối phương sẽ cảm thấy không thoải mái và có cảm giác bản thân bị thiếu sự tôn trọng.

Còn nếu bạn dễ đạt như: “Bạn vẫn nên đếm lại cho chắc, vì bản thân tôi nhiều khi hay nhầm lẫn lắm, không khéo lại đưa thừa cho anh đó nha”. Cách nói này có chút hài hước, hóm hỉnh, mà vẫn đầy đủ sự tôn trọng, khiến cả hai không phải ngượng ngùng.

Nói chuyện không chỉ thể hiện được năng lực cá nhân mà còn phản ánh được trí tuệ của mỗi người. Khả năng nói chuyện không chỉ là nghệ thuật mà nó còn là một loại học vấn.

Có người nói, chúng ta chỉ mất 2 năm để học nói, nhưng lại mất cả đời để học im lặng. Câu nói này rất đúng. Muốn có một cuộc sống suôn sẻ, được người khác tôn trọng thì không thể không học cách nói chuyện khéo léo.

Cổ nhân nói người học được 2 phép tắc gồm “cách nhìn người” và “cách nói chuyện” thì phúc báo tự nhiên gõ cửa, quả thật không sai!

Xem thêm: Đàn ông thú vị ít khi nghĩ tới tiền: Sự thú vị thật sự đến từ tư duy và kiến thức

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận