Ngẫm
Cổ nhân nói "Nằm ngửa không sống lâu, ngồi sai người người mắng" mang hàm ý gì?
Cổ nhân nói "Nằm ngửa không sống lâu, ngồi sai người người mắng", dù đã xuất hiện từ rất lâu song ý nghĩa của câu nói này đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Cổ nhân nói “Nằm ngửa không sống lâu”
Nói về sức khỏe thì từ thời cổ đại cổ nhân đã có rất nhiều nghiên cứu, đến ngày nay vẫn được rất nhiều người học hỏi và áp dụng. Lấy giấc ngủ làm ví dụ, người ta cho rằng giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ nên họ luôn tìm cách để có thể ngủ được ngon nhất.
Điển hình, cổ nhân có câu “Muốn dễ ngủ thì chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông”, điều này ám chỉ tư thế ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe nói chung. Vậy tại sao cổ nhân nói “Nằm ngửa không sống lâu?”

Trước hết phải khẳng định câu nói này của cổ nhân hoàn toàn có cơ sở khoa học. Trong cuốn “Thiên kim yếu phương" của Tôn Tư Mạc có ghi chép như sau: "Nằm gối nghiêng đầu có lợi cho khí lực, tốt hơn nằm ngửa rất nhiều".
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này: Tư thế ngủ thích hợp nhất chính là nằm nghiêng sang bên trái. Điều này giúp làm giãn cơ toàn thân, có lợi cho các mô cơ đồng thời giúp xua tan mệt mỏi, hỗ trợ quá trình lọc chất thải cũng như giúp giảm áp lực đối với các cơ quan nội tạng.
Khi nằm ngửa, phần mông và lưng của cơ thể tiếp xúc với giường, khiến cho phần thắt lưng ít nhận được sự nâng đỡ gây ra tình trạng đau mỏi lưng. Thậm chí, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc nằm ngửa không có lợi cho tuổi thọ con người.
Vì thế, mọi người nên lưu ý câu nói này của cổ nhân, điều chỉnh tư thế ngủ của mình cho phù hợp, giúp giấc ngủ sâu hơn, sức khỏe cũng tốt hơn.
Cổ nhân nói: “Ngồi sai người người mắng”
Câu nói này của cổ nhân đề cập đến tư thế ngồi thường ngày của mọi người. Ý nghĩa của nó bị ảnh hưởng một phần từ quan điểm phong kiến. Cụ thể, thời xưa những quy tắc mà nữ giới phải tuân theo rất khắt khe, nhất là khi ngồi phải chú ý để hai chân chụm vào nhau, khi đứng cũng chú ý không nhìn nghiêng. Bởi điều này thể hiện phẩm chất của một người đàng hoàng, có chừng mực.

Cũng theo người xưa, việc ngồi dạng chân rất khó coi và được xem là hành động bất lịch sự. Tư thế ngồi như vậy là biểu hiện của một người thiếu tu dưỡng. Về sau, câu nói “Ngồi sai người người mắng” trở thành quy tắc chung cho cả nam và nữ. Bởi việc giữ hình tượng đẹp trước mặt người ngoài vẫn là điều rất cần thiết, nhất là đối với những mối quan hệ ngoài xã hội.
Nhìn chung, tư thế ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tư thế ngồi thì đại diện cho phẩm chất của một người trong mắt người khác. Cả hai đều là những điều rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống.
Cổ nhân nói “Nhạng ngọa bất dưỡng thọ, trương khố nhân nhân mạ”, ý là "Nằm ngửa không sống lâu, ngồi sai người người mắng", thể hiện sự khôn ngoan và tinh tế của người xưa. Bởi nó không chỉ đề cập đến vấn đề sức khỏe cá nhân mà còn phản ánh cả tu dưỡng của một người. Đến ngày nay, câu nói này vẫn là lời dạy được thế hệ sau lưu truyền và tiếp nối.
Xem thêm: Cổ nhân nói: "Đàn ông sợ quả hồng, đàn bà sợ quả lê" mang hàm ý gì?
-
Ngẫm 8 giờ trước
Ngẫm nghĩ lời dạy của cổ nhân ngày xuân năm mới: Giả tạo dùng miệng, chân thành dùng tâm, giao du kẻ giả dối ắt mất phúc
-
Ngẫm 4 ngày trước
Người nhân hậu không chiếm lợi của người khác - Hai câu chuyện đáng suy ngẫm
-
Ngẫm 6 ngày trước
Câu chuyện "ông lão nghèo đói và người quản lý nhà hàng" - Người nhân hậu ắt có phúc báo
-
Ngẫm 09:12 20/01/2023
Tết sum vầy và nghệ thuật nói chuyện trong gia đình: Hạnh phúc đơn giản đơn giản lắm!
-
Ngẫm 07:00 14/01/2023
Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ đau khổ giấu mình trong hạnh phúc
-
Ngẫm 07:26 02/01/2023
5 chữ vàng "đá văng" mọi bế tắc trong cuộc sống
-
Ngẫm 08:00 28/12/2022
Chuột nhà và chuột đồng - Câu chuyện về cuộc sống giàu vật chất nhưng luôn bất an
-
Ngẫm 08:00 27/12/2022
Khi ánh mắt thuần tịnh thì sẽ thấy mỹ cảnh, khi tâm thuần thịnh tự khắc nhìn thấu đúng sai, tốt xấu
0 Bình luận