Chia đất chia luôn cả tình thân – Câu chuyện là bài học đắt giá cho tất cả chúng ta

“Chia đất chia luôn cả tình thân” là một câu chuyện xúc động, là bài học lớn về tình thâm ở đời mà chúng ta cần phải suy ngẫm.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Chia đất chia luôn cả tình thân”

Vợ chồng tôi có hai con trai, hồi chồng tôi còn sống chung tôi dự định sẽ cho các con ra riêng ngay sau khi lập gia đình, còn hai ông bà sẽ ở với nhau để tránh không làm phiền đến con cháu. Bởi ông bà sợ cảnh cha mẹ già sống cùng con rồi nảy sinh mâu thuẫn, làm sứt mẻ tình cảm gia đình, đặc biệt tôi sợ nhất là cái tình cảnh chia đất chia luôn cả tình thân. Thôi thì lương hưu của hai vợ chồng tôi cũng thoải mái, nếu cần cũng có thể thuê thêm người giúp việc.

Không may, ông nhà tôi lâm bệnh mất sớm, nên dự định cứ như thế mà đổ vỡ. Lúc đó, con trai đầu đã cưới vợ nhưng vẫn ở cùng gia đình, còn con trai út thì đang đi học. Tôi tính sau này sẽ ở cùng con út trong ngôi nhà của mình nên dồn gần như toàn bộ vốn liếng để hỗ trợ vợ chồng thằng cả xây nhà ra riêng.

Mấy năm sau, con trai út cũng cưới vợ, con dâu về ở với tôi. Tôi nghĩ mình sẽ không phải lo lắng gì vì có lương hưu, hàng tháng tôi vẫn chủ động đóng góp một khoản để con lo việc ăn uống trong nhà.

Trong tay có tiền nên tôi sống khá thảnh thơi, muốn đi đâu hay muốn ăn uống gì đều tự lo được. Tôi và con dâu út cũng hợp, không va chạm gì nhiều trong việc sinh hoạt hằng ngày. Tôi nghĩ, mình đang còn khỏe thì phụ giúp con trông cháu, lo chuyện bếp núc, sau này có ốm đau gì cũng tiện nhờ con.

Chia-dat-chia-luon-ca-tinh-than-Cau-chuyen-la-bai-hoc-dat-gia-1

Con cả tuy ở riêng nhưng cuộc sống lại chật vật với các khoản nợ ngân hàng. Thỉnh thoảng, nó cũng ghé tôi mượn tiền tiêu khi chưa có lương. Mỗi lần con hỏi tiền, thương con nên tôi có bao nhiêu cho bấy nhiêu. Thằng con út biết chuyện anh lấy tiền của mẹ thì không vui. Nó bảo: “Mẹ sống với đứa nào thì lo đứa ấy chứ, sau này mẹ ốm đau thì vợ chồng con lo chứ có phải anh chị đâu”. Để xoa dịu con, tôi bèn nói: “Mẹ sẽ để cho con căn nhà này, còn một ít tiền tiết kiệm sau này cũng là phần của con, đừng so đo với anh làm gì”.

Bỗng một ngày đang khỏe mạnh thì tôi đột ngột ngã bệnh không lường trước được. Lần đó tôi phát nhiều bệnh cùng lúc, lại thêm biến chứng của huyết áp cao, tiểu đường nên tưởng chừng bản thân không qua khỏi. Trên giường bệnh, tôi hỏi bác sĩ tình hình sức khỏe thì nhận lại câu nói “Bà cứ yên tâm, tôi đã trao đổi với người nhà rồi”. Khi tôi hỏi con út thì nó im lặng, tôi nghĩ con giấu gì đó nghiêm trọng vì sợ tôi bị suy sụp.

Nhưng thỉnh thoảng tôi nghe loáng thoáng con nói chuyện điện thoại, có vẻ tình hình của tôi rất nghiêm trọng. Tôi lo lắng gọi con trai út đến giao chìa khóa tủ cá nhân, chỉ chỗ để sổ đỏ, sổ lương hưu và sổ tiết kiệm vì sợ mình ra đi đột ngột. Nào ngờ, sau đó tôi xuất viện, con trai bảo bệnh của mẹ không có gì đáng ngại nữa, bác sĩ bảo cho về nhà để điều trị tiếp. Tháng đó, tôi phải ký giấy ủy quyền để con trai đi lĩnh lương hưu thay, nhưng khi về nó không đưa cho tôi mà nói đã dùng để thanh toán tiền viện phí hết rồi.

Khi có thể sinh hoạt ăn uống lại bình thường tôi có nhắc đến chuyện lấy lại sổ đỏ, sổ hưu và sổ tiết kiệm thì con lờ đi. Tôi hỏi dồn thì nó nói: “Mẹ cứ để con lĩnh tiền để trả nợ, đợt mẹ ốm chi phí nhiều con phải đi vay”, tôi chẳng biết phải làm thế nào.

Hơn một năm sau, tôi hỏi lần nữa thì giọng con gắt gỏng: “Tiền lĩnh về con cũng lo cho mẹ ăn uống, có mất đi đâu. Mẹ lấy lại thì tự đi chợ tự nấu cơm mà ăn, có gì đừng gọi đến con”.

Chia-dat-chia-luon-ca-tinh-than-Cau-chuyen-la-bai-hoc-dat-gia-2

Tôi biết mình tuổi cao sức yếu, một bước đi một bước khó khăn nên đành nín nhịn. Từ đó, tôi như trở thành người phụ thuộc, muốn tiêu gì cũng phải ngửa tay xin tiền con. Không có tiền trong tay, tôi thấy cuộc sống tù túng, bí bách vô cùng. Con mua gì tôi ăn nấy, không dám đòi hỏi. Từ ngày cầm được tất cả tài sản đất đai của tôi, con trai và con dâu cũng trở nên hỗn láo hẳn. Có lần, đám giỗ bà ngoại tôi bảo con đưa mấy triệu để lo việc như mọi năm nhưng con chỉ đưa năm trăm ngàn rồi bảo: “Mẹ là con gái, đóng góp thế đủ rồi, làm gì hẳn mấy triệu”. Tôi nghe xong lòng nghẹn đắng lại, hụt hẫng vô cùng.

Do con út nắm hết tiền bạc, tôi cũng không có tiền cho con trai cả nên nó cũng chẳng mấy khi đến thăm tôi. Mới đây, thằng út “ép” tôi ký giấy sang tên sổ đỏ để nó thế chấp tiền vay ngân hàng làm ăn, tôi như ngồi trên đống lửa. Tôi sợ một ngày mình không còn chỗ dung thân vì quá hiểu tính liều mạng của con.

Trước đây, nhìn cảnh của cha mẹ già khốn khó vì giao hết tài sản cho con tôi tự nhủ mình phải luôn chủ động trong mọi việc. Ấy vậy mà tôi nào ngờ được một cơn bạo bệnh đã đẩy tôi vào tình cảnh chia đất chia luôn cả tình thân thế này. Giờ tôi phải lựa chọn giữa việc kiên quyết đòi lại đất đai, tài sản của mình rồi chấp nhận sống cô quạnh một mình hoặc giao phó mọi thứ cho con rồi sống sống phụ thuộc hoàn toàn như hiện tại…

Xem thêm: 4 trí tuệ xử thế của cổ nhân đáng để hậu thế suy ngẫm

Đọc thêm

Chú Đại Bi được rút ra từ Kim Thiên Thủ Thiêm Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni. Trì chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước, chết thì sinh cực lạc.

3 câu chuyện về sự linh ứng màu nhiệm của chú Đại Bi: Thần chú diệt vô lượng tội, được vô lượng phước
0 Bình luận

Người mù có biết chia tiền đâu? Là một câu chuyện vô cùng xúc động, khiến nhiều người sinh lòng ngưỡng mộ về một tình bạn cao đẹp

Người mù có biết chia tiền đâu? – Câu chuyện xúc động về một tình bạn đẹp
0 Bình luận

“Đổ oan cho mẹ chồng” là câu chuyện nhân văn sâu sắc khiến không ít người phải từng bĩnh nghĩ về đạo làm con ở đời.

Đổ oan cho mẹ chồng – Câu chuyện cảnh tỉnh những đứa con nhu nhược bất hiếu
0 Bình luận

Tin liên quan

“Cúi xuống để tìm cơ hội ngóc đầu lên” – Là một bài học rất hay, mang tính nhân văn sâu sắc giúp ta hiểu hơn về cách làm người.

Cúi xuống để tìm cơ hội ngóc đầu lên – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Bát mì ấm áp đêm giao thừa là một câu chuyện có thật khiến bất kỳ ai khi đọc được trong lòng cũng sẽ cảm thấy ấm áp và mỉm cười.

Bát mì ấm áp đêm giao thừa – Câu chuyện ấm áp và nhân văn
0 Bình luận

“Chia tài sản nhưng vẫn mang tiếng ăn bám” là câu chuyện đầy xót xa của những người làm cha làm mẹ ở đời khiến không ít người con phải hổ thẹn.

Chia tài sản nhưng vẫn mang tiếng ăn bám – Câu chuyện đầy chua xót của những người làm cha mẹ
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 giờ trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Đề xuất