Người mù có biết chia tiền đâu? – Câu chuyện xúc động về một tình bạn đẹp
Người mù có biết chia tiền đâu? Là một câu chuyện vô cùng xúc động, khiến nhiều người sinh lòng ngưỡng mộ về một tình bạn cao đẹp

Câu chuyện “Người mù có biết chia tiền đâu?”
Gần 12 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốc mắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu mở tiền trong cái túi nhỏ rồi bỏ vào nón và đếm.
Tờ 2000, 5000, 10000, 20000 và thoảng có vài tờ 500000 hay 100000. Lúc đó tôi đang đi bộ ngang qua nên cứ thế nghe và thấy được vài điều, vài câu:
“Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ”
“Ừ, gần Tết nên người ta đi đông, không khí cũng vui vẻ”
“Vui nên có mấy khách cũng cho sộp lắm”
“Ừ, tôi cũng mong có kha khá để mua mấy món đồ Tết cho mấy đứa nhỏ”
Tôi thấy hai chú nói chuyện thân mật, nên tò mò ghé hỏi:
“Hai chú là anh em ạ?”
“Không, hai chú là bạn, ông bạn chú tật nguyền từ nhỏ”
“Rồi chú chở chú này đi hát bao lâu rồi?”
“Chú làm việc ban ngày, ban đêm thì chở ổng đi hát, ai thương thì cho chút ít, ổng không chịu ngồi đường chờ bố thí, cũng không chịu để người nhà nuôi nên đành thế”

“Hai chú chở nhau đi như vầy bao lâu rồi ạ?”
Lúc này, chú người mù mới cất giọng nói: “Cũng hai mươi mấy năm rồi con, ổng là đôi mắt, là đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho người nghe. Ngày xưa, ổng chở chú bằng xe đạp, sau này ổng mua được xe máy thì chở chú bằng xe máy”.
“Thế mỗi ngày hai chú làm xong rồi chia nhau thế nào?” – Tôi cũng hơi tò mò
“Người mù có biết chia tiền đâu, nên để ông ấy tự chia đôi cho cả hai”- Chú người mù nói.
“Được nhiêu chia đôi, chú chịu tiền xăng” – Chú mắt sáng trả lời
“Chúc hai chú nhiều sức khỏe nhé và có một cái Tết thật ấm áp bên gia đình ạ”
“Cảm ơn cháu, cháu cũng vậy nhé!”
Tôi lại đi một vòng, hai vòng, theo thói quen lại nhìn hai chú, chợt tôi thấy có điều gì đó lạ lạ. Chú mắt sáng dúi vào tay bạn mình một xấp tiền đa số là tiền 100000, 50000 và 20000. Còn trên tay chú cầm là tiền 10000 một số 5000 và 2000.
“Đây là phần của ông, tôi đã chia đôi rồi đó”
“Cảm ơn ông, bao nhiêu năm ông đều giúp tôi đi và chia đều cho tôi”

Tôi thấy vậy, chợt mắt cay cay, “chia đôi” đâu đồng nghĩa với hai phần bằng nhau. Người bạn mù thì tin bạn mình hoàn toàn, người bạn sáng lại muốn chia cho bạn mình phần hơn. Ôi! Cuộc đời này vẫn còn quá nhiều điều tốt đẹp, đôi mắt ướt mà con tim tôi sao đập rộn rã. Thật vui vì một đêm này có thể nhìn thấy một tình bạn cao quý đến vậy!
Câu chuyện “Người mù có biết chia tiền đâu?” giúp ta hiểu rằng, tình bạn không hẳn là người biết bạn lâu năm mà người đến được với bạn và không bao giờ bỏ bạn lẻ loi. Người ấy có mặt khi nào bạn cô đơn, khó khăn, tuyệt vọng…Người ấy biết cho bạn cái không gian để thực hiện lý tưởng, ước mơ hay một công việc nào đó thật quan trọng. Người ấy luôn nhớ nghĩ về bạn, cùng bạn đồng hành đi từng bước về phía trước..
Xem thêm: 24 điều nhất định phải dạy con gái để con cả đời không phải chịu khổ
Đọc thêm
“Lương tâm có giá bao nhiêu?” là câu chuyện nhân văn giúp chúng ta hiểu rằng, làm người có thể mất tất cả nhưng nhất thế không được để mất lương tâm.
Vợ chồng đối đãi nhau như khách là một câu chuyện nhân văn sâu sắc, là bài học về đạo nghĩa, cách ứng xử giữa vợ chồng với nhau.
“Mẹ anh phiền vậy đó!” là câu chuyện nhân văn đầy xúc động, bài thọc thức tỉnh dành cho những người làm con trên đời.
Tin liên quan
“Tìm bố cho con” là câu chuyện thú vị của đại bàng, đó cũng là bài học hay khiến nhiều người ngưỡng mộ, áp dụng và biến nó thành phương pháp dạy con của mình.
“Mua chục trứng gà để mua tình yêu cho mẹ” là câu chuyện nhân văn về tình cảm mẹ con khiến nhiều người bồi hồi xúc động
“Vàng và bùn, thứ gì đáng giá hơn?” là một câu chuyện ngụ ngôn đặc sắc, dạy ta rất nhiều bài học về cuộc sống, giá trị nhân sinh trong đời.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.