Đổ oan cho mẹ chồng – Câu chuyện cảnh tỉnh những đứa con nhu nhược bất hiếu

“Đổ oan cho mẹ chồng” là câu chuyện nhân văn sâu sắc khiến không ít người phải từng bĩnh nghĩ về đạo làm con ở đời.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Đổ oan cho mẹ chồng”

Một bà cụ dọn về ở với con trai và con dâu của mình, hằng ngày bà vì thương con thương cháu mà tự mình làm hết chuyện nhà, từ chuyện giặt giũ, nấu nướng, đến quét dọn,.. Bởi bà nghĩ, đỡ đần cho con dâu thì con mới có thời gian nghỉ ngơi, lo công việc.

Thế nhưng, con dâu bà lại không nghĩ thế, có lần trong mâm cơm cả nhà đang ngon miệng thì cô vô tình nhai phải cọng cỏ lộn trong đĩa rau luộc thế là lên giọng hoạnh họe: “Đây anh xem, sao trong rau lại lẫn cả cỏ thế này, nhìn cho kỹ chớ để lại cho rằng em lắm chuyện”.

Người mẹ vội lên tiếng: “Mẹ xin lỗi, tại mẹ mắt kém quá ngồi nhặt rau, mẹ tìm cái kính đeo mắt nhưng lạc ở đâu không thấy nên mới như thế”.

Cô con dâu đanh giọng: “Thôi mẹ đừng giải thích nữa, mẹ làm việc giúp con cái mà cứ như đi làm thuê không công chứ gì?”

Người con trai nhắc vợ: “Sao em lại nói với mẹ như thế, ăn cơm đi đồ ăn nguội bây giờ”.

Do-oan-cho-me-chong-Cau-chuyen-canh-tinh-nhung-dua-con-nhu-nhuoc-1

Nước mắt cứ thế chực trào, bà cụ hằng ngày lại cứ thế lui thủi với đống công việc nhà. Một hôm khi đang lai bộ bàn ghế, giọng cô con dâu lại vang lên trong phòng riêng: “Anh có thấy chiếc lắc vàng em để trong ngăn kéo đâu không?’

Người chồng trả lời: “Sao không cất cho cẩn thận, để lung tung lạc đâu mất rồi lại hỏi anh”

Cô la toáng lên: “Lung tung là thế nào? Nó chỉ ở trong nhà mình chứ ở đâu. Trời ơi, vậy là toi mấy tháng lương rồi, biết ngay mà, phòng người ngoài chứ ai lại phòng người trong nhà được”

Chồng cô ta hỏi: “Em nó cái gì vậy? Là ai lấy?”

Cô vợ hất hàm: “Con chúng ta còn nhỏ lại đi học cả ngày, em với anh lại bận rộn đi làm thử hỏi còn ai ở nhà này nữa?”

Sợ mẹ nghe thấy, anh ta đưa tay suỵt: “Em tìm kỹ lại đi, đừng đổ oan cho mẹ chồng, chưa gì đã la toáng lên”.

Cô càng gắt gỏng hơn: “Tìm gì mà tìm, thế là nó đi theo mây khói rồi. Cũng tại vợ chồng chú út hết, bàn nhau là mỗi nhà nuôi bà một tháng, vậy đã mấy ngày mà sao không rước đi cho rảnh nợ cơ chứ. Anh là anh cả mà không dạy em trai mình được à?”

Do-oan-cho-me-chong-Cau-chuyen-canh-tinh-nhung-dua-con-nhu-nhuoc-3

Anh định mở miệng mắng vợ, mà lòng thì do dự: “Thôi im đi, cái nhà này phức tạp quá…tất cả cũng tại…”

Nghe con dâu đổ oan cho mẹ chồng bà có thể bỏ qua, thế nhưng đến đứa con ruột mình đẻ ra cũng nói thế bà đắng họng, nước mắt chảy dài mà không dám khóc lên tiếng. Đêm đó, đợi mọi người ngủ xong bà tìm ra bờ sông nghẹn ngào: “Ông ơi là ông, tôi khổ tâm quá, tôi chẳng thiết sống nữa, ông hãy cho tôi theo ông với”. Bà vừa dứt lời thì gieo mình xuống dòng sông giữa đêm đen giá buốt.

Khi tỉnh lại bà ngạc nhiên khi thấy mình đang nằm trong một căn nhà ngói nghèo khổ, bà hốt hoảng: “Đây là đâu, đây là đâu thế này?”

Người thanh niên lạ đã cứu bà mừng rỡ: “Ôi, bà tỉnh rồi ạ, mừng quá. Hai hôm trước hình như bà trượt chân té xuống cầu, may mà cháu đánh cá gần đó phát hiện được nên đưa bà về đây”.

Nước mắt bắt đầu chảy trên đôi má gầy gò của bà: “Sao cháu không để ta chết đi cho rồi, thân già này không thiết sống nữa”

Chàng thanh niên nghe vậy thì trố mắt: “Chẳng lẽ bà tự vẫn ạ? Bà có tâm sự gì nên như thế đúng không?”

Bà tâm sự: “Chẳng giấu gì cháu, ta có hai đứa con trai thế nhưng đứa nào cũng đùn đẩy chẳng muốn nuôi ta, coi ta không bằng một người ở. Cứ nghĩ đến lại đau lòng, sống mà như vậy thì thôi chết cho nhẹ tấm thân”

Anh thanh niên trách móc: “Sao trên đời lại có hạng người bất hiếu như vậy. Cháu mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, không biết ba mẹ là ai, chỉ mong ước một lần được gặp mặt cha mẹ mà không được, còn chưa bao giờ được gọi hai tiếng cha mẹ cả. Vậy hay bà ở lại đây với vợ chồng con, chúng con cần có một người mẹ.”

Thấm thoát trôi qua thế mà bà cụ đã ở với vợ chồng người thành niên lạ cũng đã gần cả năm, họ chăm sóc bà rất chu đáo, còn hơn cả con ruột. Lúc nào đi làm thì thôi, chứ về là họ hỏi han: “Mẹ thấy trong người có khỏe không? Thuốc bổ con mua cho mẹ thấy ngủ có ngon không ạ? Mấy nay mẹ ăn ngon không hả mẹ?”

Do-oan-cho-me-chong-Cau-chuyen-canh-tinh-nhung-dua-con-nhu-nhuoc-4

Bà từ ngày ấy cũng đã rất hạnh phúc, đây là ngôi nhà thứ hai thật sự hạnh phúc đối với quãng đời cuối cùng của bà, nhìn cậu thanh niên xa lạ giờ đã là con mình, bà hiền từ nói: “Thôi mẹ già rồi, con đừng mua thuốc bổ làm gì cho tốn kém. Các con để dành tiền ăn uống cho có sức khỏe”

Anh nhất mực nói: “Mẹ phải uống cho khỏe chứ ạ, hết con lại mua nữa mà. Mẹ thấy từ ngày có mẹ ở cả nhà vui hẳn lên, nhờ mẹ lo lắng làm mọi việc nên vợ chồng con mới rảnh rỗi và xây được ngôi nhà khang trang hơn”.

Chiều nọ, cả nhà đang dùng cơm thì có một chiếc xe con dừng trước cổng, họ đẩy cổng bước vào chứng kiến cậu thanh niên chăm sóc bà trong mâm cơm: “Mẹ ơi, mẹ ăn món này đi, con đã nói vợ con hầm cho mềm để mẹ dùng đấy ạ”.

Bà vui lắm: “Con cũng ăn đi, sao cái gì cũng nhường mẹ thế, con dâu cũng ăn đi, này cháu của bà để bà bỏ thức ăn cho nhé”.

Hai vợ chồng người con ruột nhìn một lúc mới lên tiếng: “Chào mọi người, kìa mẹ sao mẹ lại ở đây, mẹ có biết chúng con tìm mẹ khắp nơi không? Con lo cho mẹ quá”

Cô con dâu liền phụ họa: “Mẹ, xin mẹ hãy về với chúng con kẻo hàng xóm lại đàm tiếu dị nghị”

Bà bây giờ mới lên tiếng: “Chắc anh chị nhầm người rồi, tôi chỉ có một người con trai ngồi đây và kia là con dâu và cháu nội của tôi”

Con trai thấy vậy nôn nóng bảo: “Sao mẹ lại nói như thế?”

Bà cụ một mực từ chối: “Tôi xin lỗi, tôi đã nói rồi, anh chị nhận nhầm người xin anh chị đi cho để gia đình tôi còn dùng cơm”

Quả thật, cuộc sống này có một món khó trả và không bao giờ trả cho hết được, đó chính là công ơn trời bể của cha mẹ. Người dùng cả đời để nuôi nấng, chăm sóc các con hết lòng mà bị các con đối xử như vậy thì thử hỏi họ đối nhân với người khác làm sao chân thật được? Thử hỏi những đứa con bất hiếu như vậy có đáng làm người hay không?

Xem thêm: "Lương tâm có giá bao nhiêu?" - Câu chuyện là bài học lớn về lương tâm ở đời!

Đọc thêm

“Lương tâm có giá bao nhiêu?” là câu chuyện nhân văn giúp chúng ta hiểu rằng, làm người có thể mất tất cả nhưng nhất thế không được để mất lương tâm.

'Lương tâm có giá bao nhiêu?' - Câu chuyện là bài học lớn về lương tâm ở đời!
0 Bình luận

Vợ chồng đối đãi nhau như khách là một câu chuyện nhân văn sâu sắc, là bài học về đạo nghĩa, cách ứng xử giữa vợ chồng với nhau.

Vợ chồng đối đãi nhau như khách – Câu chuyện nhân văn về đạo nghĩa vợ chồng
0 Bình luận

“Mẹ anh phiền vậy đó!” là câu chuyện nhân văn đầy xúc động, bài thọc thức tỉnh dành cho những người làm con trên đời.

“Mẹ anh phiền vậy đó!” – Câu chuyện xúc động thức tỉnh người làm con
0 Bình luận

Tin liên quan

“Tìm bố cho con” là câu chuyện thú vị của đại bàng, đó cũng là bài học hay khiến nhiều người ngưỡng mộ, áp dụng và biến nó thành phương pháp dạy con của mình.

Tìm bố cho con – Câu chuyện thú vị trong cuộc sống dạy cho ta bài học lớn
0 Bình luận

“Mua chục trứng gà để mua tình yêu cho mẹ” là câu chuyện nhân văn về tình cảm mẹ con khiến nhiều người bồi hồi xúc động

Mua chục trứng gà để mua tình yêu cho mẹ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

“Vàng và bùn, thứ gì đáng giá hơn?” là một câu chuyện ngụ ngôn đặc sắc, dạy ta rất nhiều bài học về cuộc sống, giá trị nhân sinh trong đời.

“Vàng và bùn, thứ gì đáng giá hơn?” – Câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc
0 Bình luận


Bài mới

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 15 giờ trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 19 giờ trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Đề xuất