Cãi nhau với kẻ ngốc – Câu chuyện cười ẩn chứa bài học sâu sắc

“Cãi nhau với kẻ ngốc” là một câu chuyện cười quen thuộc, nhưng đằng sau nó lại ẩn chứa bài học về sự im lặng và lắng nghe. Người giỏi giang thực sự là người nói ít và lắng nghe thận trọng. Bởi khi nói, bạn chỉ nói được những gì bạn đã biết, nhưng khi lắng nghe bạn có thể học được nhiều điều.

Diệu Nguyễn
05:00 01/06/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Cãi nhau với kẻ ngốc”

Ở một quán ăn nọ, có hai người đang tranh cãi nhau rất kịch liệt. Nguyên nhân là do, một người nói: 4 x 4 = 16. Người còn lại thì cho rằng: 4 x 4 = 17. Cả hai không ai chịu nhường ai, cứ cãi qua cãi lại mà chẳng phân thắng bại nên bèn lôi nhau lên quan huyện phân giải.

Nghe xong câu chuyện, quan huyện liền phán: “Người nói 4 x 4 = 17 được thả cho về nhà! Còn người nói 4 x 4 = 16 ở lại, lôi ra ngoài đánh 50 gậy”.

Cai-nhau-voi-ke-ngoc-cau-chuyen-cuoi-an-chua-bai-hoc-sau-sac

Thế là, người nói 4 x 4 = 17 hí hửng đi về nhà. Còn người kia sau khi bị đánh 50 gậy xong vẫn ấm ức liền vào hỏi quan huyện: “Tại sao con nói đúng mà quan lại đem con đi đánh?”

Quan huyện nghe vậy, liền nói: “Tội của anh chính là đã biết chắc chắn 4 x 4 = 16 mà vẫn đi cãi nhau với kẻ ngốc. Đã biết hắn ta ngốc lại còn cố chấp tranh cãi tốn thời than, nên bị đánh là phải. Còn người kia, dù nói thế nào hắn cũng chẳng một lúc mà khôn ra được, nên không cần phải tốn thời gian. Sau này, xã hội và cuộc sống sẽ dạy cho anh ta bài học, từ từ rồi cũng sẽ khôn ra thôi”.

Bài học từ câu chuyện “Cãi nhau với kẻ ngốc”

Đây là câu chuyện cười quen thuộc, nhưng nếu nhìn nhận kỹ bạn sẽ thấy nó ẩn chứa bài học sâu sắc. Từ khi sinh ra cho đến khi có thể nói sõi, chúng ta chỉ mất 2 năm. Nhưng lại phải dành cả quãng đời về sau để học cách im lặng.

Lời nói là phương tiện để ta có thể truyền tải điều mình mong muốn, để học hỏi, trao đổi kiến thức với nhau. Nhưng lời nói cũng là “con dao 2 lưỡi”, mỗi khi ta nói dối, buông lời đắng cay với người khác.

Cai-nhau-voi-ke-ngoc-cau-chuyen-cuoi-an-chua-bai-hoc-sau-sac-2

Khi còn trẻ, chúng ta ai cũng mong muốn được thể hiện bản thân. Vì thế, ta nói nhiều hơn và tận dụng mọi lúc, mọi nơi để thể hiện mình. Tuy nhiên, do tuổi đời còn non trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, những điều bản thân biết cũng chỉ như hạt cát giữa sa mạc. Nên càng nói nhiều lại càng sai nhiều. Thế nên, đừng vì hiếu thắng mà bất chấp cho rằng bản thân mình biết tất cả, cái gì mình nói ra cũng đúng. Bởi biết đâu được, những lời nói trong lúc hiếu thắng ấy lại biến bạn trở thành kẻ ngốc trong mắt người khác.

Ở đời, phàm là người khôn ngoan, họ chỉ nói những gì mình biết rõ và hoàn toàn im lặng với những thứ họ không biết hoặc chỉ mơ hồ. Bởi với họ, im lặng không phải là yếu thế, mà nó đại diện cho sự chững chạc và trưởng thành. Sự thật mãi mãi là sự thật, không phải vì bạn nói nhiều hay cố chứng minh mày thay đổi.

Lâu nay, chúng ta vẫn thường cho rằng, ít nói là nhút nhát, ra xã hội sẽ dễ chịu thiệt. Tuy nhiên, hãy nhìn nhận rõ ràng sự im lặng ấy ở hoàn cảnh như thế nào. Nếu chỉ biết nói ra những lời vô nghĩa, nông cạn thì tốt hơn hết bạn nên im lặng và lắng nghe. Bởi lặng lẽ hành động khôn ngoan còn hơn cả chục ngàn lời nói.

Xem thêm: Làm người tốt phải làm đến cùng – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận