Ca sữa loãng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chứng kiến hành động của cô gái với ca sữa loãng cho bố chồng, không hiểu sao mắt tôi lại nhòe cay. Ôi cuộc đời này, sao nhiều người khổ đến vậy!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hôm qua tôi vào viện thăm bố người bạn đang điều trị ung thư trong viện. Nằm giường kế bên là một ông cụ khoảng chừng 80 tuổi, đang điều trị u mắt. Nhìn qua đã thấy gia cảnh nhà cụ quá nghèo khó, trong khi tủ đầu giường của bố người bạn cơ man các loại hoa quả, sữa ngoại, còn bên đầu giường cụ già kia chỉ có một cái ca nhựa xỉn màu và một cái thìa cũng đen xỉn.

Hỏi thăm bố người bạn xong, tôi quay sang hỏi về gia cảnh của cụ già. Giọng cụ buồn rượi nó: “Tôi ở quê hoàn cảnh lắm cô ơi! Nhà có mỗi thằng con trai mới lấy vợ, sinh được đứa con vừa tròn 6 tháng tuổi. Nó chạy xe ôm bị tai nạn, giờ nằm một chỗ ở nhà, không làm gì được. Vợ nó một mình bươn chải ngoài chợ bán rau để lo cho cả nhà. Nay tôi lại bị bệnh, phải nằm viện mổ. Con dâu chạy vạy khắp nơi, bán luôn cả cái xe càng tàng để chạy xe ôm mà vẫn chưa đủ viện phí”.

Ông cụ đang nói thì cửa phòng mở ra, một cô gái khoảng chừng 25-26 tuổi nhưng nhìn lam lũ, khắc khổ lắm với gương mặt đầy vết sạm đen, cùng những sợi tóc bết mồ hôi. Cô chào hỏi mọi người trong phòng rồi ngồi xuống, vội vã nâng ông cụ ngồi dậy, miệng nói: “Bố dậy ăn chút cháo để con còn về cho chồng với thằng cu tý ăn”.

Ca-sua-loang-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Đỡ ông cụ ngồi xong, cô mở chiếc cặp lồng nhựa đã cũ xỉn ra cẩn thận bón cho ông cụ từng thìa cháo. Ăn chừng già nửa cặp lồng, ông cụ lắc đầu bảo no rồi. Sau khi ép cố cho bố chồng thêm một vài thìa nữa, cô xúc nốt chỗ cháo trong lồng tự mình ăn. Tiếng thìa nhôm chạm vào cặp lồng nhựa nghe sao xót xa đến thế…

Ăn xong, cô đặt chiếc cặp lồng gọn lại một góc rồi lấy chiếc ca nhựa quay sang xin chút nước sôi để tráng qua, rồi đi lại chỗ khe kín giữa chiếc tủ và tường nhà. Tôi tò mò không biết cô làm gì nên ngó theo thì thấy cô quay mặt vào trong vén áo lên vắt những giọt sữa từ bầu ngực không lấy gì làm căng đầy cho lắm. Khoảng chừng 10 phút sau, cô vội vã quay kéo áo xuống che đi phần ngực, rồi bê nửa ca sữa loãng đến bên đầu giường, nâng đầu ông cụ lên nói: “Bố cố uống thêm chút sữa nữa cho mau khỏe”.

“Sao ngày nào con cũng mua sữa làm gì cho tốn kém. Tiền lãi con bán rau có nhiêu đâu, nuôi ba bốn người thế này thì sao mà đủ được…”. Nói rồi ông cụ vẫn cố uống hết nửa ca sữa loãng.

Chờ bố chồng uống xong, cô đem cái ca đi rửa sạch sẽ rồi để lại chỗ cũ, sau đó vội vã chào mọi người, tất tả quay người rời đi.

Chứng kiến từ đầu đến cuối câu chuyện, tôi ngồi ngây người như kẻ mộng du. Tiếng ho nhẹ của ông cụ kéo tôi về thực tại, tôi đứng dậy chào hai cụ rồi về. Xuống đến căng tin bệnh viện tôi nghĩ ngợi một lúc rồi tạt vào mua một hộp sữa ensure, sau đó nhờ cô bán hàng mang lên số giường cho ông cụ và dặn là nói của người quen gửi biếu.

Trên đường lái xe tôi lại nhìn thấy cô gái hiếu thảo đang cong người đạp chiếc xe cũ kỹ với mấy mớ rau thừa héo keo dưới cái nắng Sài Gòn nghiệt ngã. Chẳng hiểu sao mắt tôi chợt nhòa cay.

Sưu tầm

Xem thêm: Tổ ấm riêng mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Khi một nửa nhân loại thấy rằng họ không cần làm gì vẫn sống tốt, còn một nửa kia lại nghĩ rằng có làm kiệt xác cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác chiếm mất. Thì đó chính là khởi đầu cho sự kết thúc của mọi xã hội

Một xã hội tuyệt vời – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Người chồng mù từ từ bỏ chiếc kính đen ra, chậm rãi nói: “Tôi chưa bao giờ bị mù, nhưng vì thương vợ nên tôi luôn giả mù trong suốt mấy năm qua".

Người chồng mù – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Hai vợ chồng đi xin việc cho con, đến gặp lão bạn chồng đưa phong bì thấy lão cầm ngay, tôi nghĩ bạn bè chiến hữu cũng chỉ tới vậy mà thôi. Cho đến khi lão đến nhà... tôi mới nhận ra, mình đã quá nông cạn.

Xin việc cho con – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Bi kịch của người giàu chính là cả đời làm lụng vất vả, không lấy một giây phút nghỉ ngơi để kiếm tiền, để khi về già muốn tiêu lại chẳng còn sức mà tiêu.

Bi kịch của người giàu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Dù giàu sang hay nghèo khó, ai cũng có tổ ấm riêng mình, đó là nhà, nơi có hơi ấm, có nụ cười và cả những giận hờn vu vơ.

Tổ ấm riêng mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Cu Bi thương bà nội lắm, nó hứa từ nay sẽ sẽ ăn hết thức ăn mà bà nội nấu, không làm nũng chờ bà năn nỉ đút từng thìa nữa. Nó sẽ làm được!

Bà nội bà ngoại – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 11 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 11 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất