Bi kịch của người giàu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Bi kịch của người giàu chính là cả đời làm lụng vất vả, không lấy một giây phút nghỉ ngơi để kiếm tiền, để khi về già muốn tiêu lại chẳng còn sức mà tiêu.

Bà hàng xóm cũ của tôi, xưa là một nha sĩ, làm ra nhiều tiền nhưng chẳng bao giờ tiêu, toàn để dành mua đất đai, nhà cửa. Tài sản của bà ngoài những ngôi nhà cho thuê ở một quận trung tâm Sài Gòn, còn thêm một dãy nhà trọ cho thuê. Bà không cần làm gì, mỗi ngày mở mắt cũng đã có chục triệu trong tay. Chồng mất sớm, bà chỉ có mỗi cô con gái hiện đang định cư tại nước ngoài, cũng khá sung túc.
Do tính tiết kiệm, chẳng ai thấy bà ăn tiêu gì cho mình. Hằng ngày cứ ra chợ mua mớ rau, mớ cá nhàn nhạt, cứ thế ăn qua ngày. Bà cũng chẳng bao giờ đi du lịch, chẳng mấy khi về quê ngoại ngoài Bắc thăm anh em họ hàng, bà con làng xóm. Thỉnh thoảng cũng có vài đứa cháu họ ghé thăm, nhưng bà cũng chẳng mấy mặn mòi vì sợ các cháu moi tiền. Thế nên, bà cứ ở vậy một mình, chẳng chơi với ai.
Thế rồi một ngày bà bị tai biến nằm bẹp một chỗ. Đứa con gái ở nước ngoài nghe tin về thăm vài ngày, thuê người chăm sóc mẹ. Tai biến nặng nên bà cũng chẳng thể nói cho con biết bà có bao nhiêu tiền và đang để ở đâu.

Vậy đấy, bi kịch của người giàu, cứ kham khổ cả đời để nuôi tiền, đến khi bệnh nặng nằm một chỗ số tiền ấy chẳng thể sờ đến được, cũng chẳng thể nói cho người thân biết tiền ở đâu. Có khi cứ vậy ôm nỗi ấm ức mang tên tiền về nơi chín suối không biết chừng.
Ông chú bạn mình cũng gặp tấn bi kịch như vậy, tuy không nến mức keo kiệt, nhưng bị cái bệnh siêng làm. Lúc nào cũng làm quần quật, làm hết thanh xuân, làm sang cả tuổi già. Làm đến mức mà cứ nghỉ tay vài hôm là cứ như chết đến nơi. Chú đó đứa con trai, một đứa duy nhất, nhưng lo mê làm quá chẳng quan tâm, chăm sóc con mấy. Thằng con bị ung thư chết trước, một mình chú cô đơn lay lắt với tuổi già. Chú ôm một núi tiền, đến khi muốn tiêu tiền cho thỏa thì lại chẳng còn nhu cầu để tiêu nữa.
Cuộc sống này có rất nhiều người siêng năng càng về già lại càng mắc cái bệnh ít nhau cầu, không có nhu cầu ăn chơi hưởng thụ. Thế là cả cuộc đời họ trôi qua trong vất vả vì muốn về già được thảnh thơi. Đến khi về già, nhìn thấy tiền lại bất lực, chẳng thể làm gì với nó.
Có những thứ không mua được bằng tiền, đó là tuổi trẻ, sức khoẻ và thời gian. Lao động là vinh quang, tiền bạc là tài sản nhưng đến một lúc nào đó, hãy cho phép bản thân được nghỉ ngơi và để những đồng tiền mình làm ra quay lại để phục vụ mình.
Sưu tầm
Xem thêm: Cơm độn khoai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Sau khi mẹ mất, nhìn ba cứ nhớ nhớ quên quên, đi đâu cũng hỏi "Vợ tôi đâu rồi?" mà tôi đau lòng quá. Hóa ra trong đời, công danh sự nghiệp, tiền bạc tình ái… rồi cũng chỉ là phù du, duy chỉ có sự yêu thương trọn vẹn với người bạn đời đã từng kề vai sát cánh mới là mãi mãi.
Trái cam tròn nên lăn qua lăn lại. Yêu thương tràn đầy khi ta cho đi cũng sẽ được nhận lại. Hạnh phúc gia đình chỉ đơn giản thế thôi!
Sài Gòn đâu thiếu món ăn ngon, nhưng tuần nào tôi cũng ăn vài ba bữa cơm độn khoai. Hổng biết sao tôi cũng y như má, mỗi lần cắn củ khoai trong nồi cơm là mỗi lần rớt nước mắt.
Tin liên quan
Phát hiện mẹ bị u ở não, Út Tình quyết định bỏ phố về quê làm gần nhà, quay clip ghi lại hương vị gia đình đầy ấm áp khiến nhiều người xúc động.
Theo lời dạy của người xưa thì trong nhà có 3 nơi này xanh nghĩa là gia đình sẽ gặp may mắn, tốt lành.
Theo quan niệm của người xưa, nếu giường đặt sát vách của hai bức tường dưới đâu sẽ phạm vào đại kỵ trong phong thủy.