Người chồng mù – Câu chuyện nhân văn cảm động
Người chồng mù từ từ bỏ chiếc kính đen ra, chậm rãi nói: “Tôi chưa bao giờ bị mù, nhưng vì thương vợ nên tôi luôn giả mù trong suốt mấy năm qua".

Ở một thị trấn nọ, có một cặp vợ chồng trẻ sống với nhau vô cùng hạnh phúc. Người vợ rất xinh đẹp, người chồng cũng rất mực yêu vợ mình.
Một thời gian sau, trong khi người chồng đang đi làm ở xa, người vợ tình cờ phát hiện ra mình đang mắc phải một căn bệnh về da kỳ lạ. Những đốm đỏ nổi lên ở vai, rồi nhanh chóng lan ra khắp người. Cô đến bệnh viện để khám, nhưng các bác sĩ đều cho biết đây là một căn bệnh hiếm, hiện tại chưa có cách điều trị.
Người vợ xinh đẹp đau khổ vô cùng, nhìn gương mặt ngày một xấu xí cô nghĩ chồng sẽ hết thương mình và cuộc đời cô xem như chấm hết từ đây.
Trong lúc cô thấp thỏm chờ chồng đi làm ở xa về thì nhận được hung tin, xe của chồng cô gặp tai nạn trên đường về, hiện anh đang hôn mê trong bệnh viện. Lúc cô đến viện thì chồng cô cũng tỉnh lại, nhưng các bác sĩ báo rằng đôi mắt anh đã bị mù vĩnh viễn do chấn thương.

Sau thời gian điều trị ở viện, người chồng mù trở về nhà và dĩ nhiên anh không nhìn thấy sự thay đổi của vợ, anh vẫn hết mực yêu thương vợ. Người vợ cũng rất yêu thương chồng, ngày nào cô cũng dắt người chồng mù đi dạo trong thị trấn. Cô quàng chặt tay anh, trong khi anh cầm chiếc gậy dò đường, cả hai vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, hạnh phúc.
Ít lâu sau, người vợ trong lúc phơi quần áo bị trượt chân ngã từ cầu thang sân thượng xuống đất. Dù được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng vì chấn thương ở đầu quá nặng nên cô không qua khỏi. Người chồng đau khổ vô cùng, anh ngất lịm đi trong ngày đưa tang vợ khiến cư dân trong thị trấn không khỏi xót thương.
Khi tang lễ chấm dứt, một người hàng xóm hỏi anh dự định thế nào trong những ngày sắp tới. Người chồng mù nghẹn ngào nói, anh sẽ dọn khỏi thị trấn này, tìm đến một vùng quê yên bình để sống, bởi nơi đây luôn gợi anh nhớ lại những ký ức về vợ và điều đó khiến anh không thể sống nổi.
Nghe vậy, một người hàng xóm khác hỏi: “Anh tính đi đâu khi không nhìn thấy gì cả và biết làm gì khi không còn vợ cạnh bên như trước đây?”.
Người chồng mù từ từ bỏ chiếc kính đen ra, chậm rãi nói: “Tôi chưa bao giờ bị mù, nhưng vì thương vợ nên tôi luôn giả mù trong suốt mấy năm qua. Bởi vì nếu tôi nhìn được, vợ sẽ sống trong tự ti, mặc cảm vì căn bệnh ngoài da quái ác kia. Tôi chỉ muốn vợ luôn được vui vẻ, hạnh phúc…”.
Sưu tầm
Đọc thêm
15 đồng tiền tip này có thể ít ỏi đối với rất nhiều người, nhưng nó lại là tấm lòng lương thiện của một cậu bé, một tấm lòng cao cả, quý hơn cả vàng.
Trở về quê sau 2 năm, khi mở cổng bước vào nhà, tôi bàng hoàng khi nhìn thấy chị dâu ngồi trên xe lăn. Tôi không kìm được nước mắt, chỉ biết trách bản thân quá vô tâm, mải chuyện bên ngoài mà quên đi những người thân yêu.
Chị Gấm đã không hiểu hết những nỗi khổ mà chồng chị phải gánh chịu từ khi chị mê tụng kinh, bái Phật. Anh Quân chồng chị, mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần.
Tin liên quan
Hi vọng những câu nói hàm chứa triết lý nhân sinh của các bậc cổ nhân sẽ hữu ích cho cuộc đời của các bạn.
Tiền tài trước mặt thử nhân tâm. Tiền quan trọng đối với mọi người và tiền cũng là phương tiện giúp ta nhận ra bản chất thật của nhiều người.
"Lùi một bước biển rộng trời cao" - đây không phải lời sáo rỗng dùng để an ủi người thất bại, cũng không phải là điều mà các ẩn sĩ ôm trong lòng. "Lùi một bước" thật sự là một loại cảnh giới thượng thừa.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.