Một xã hội tuyệt vời – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Khi một nửa nhân loại thấy rằng họ không cần làm gì vẫn sống tốt, còn một nửa kia lại nghĩ rằng có làm kiệt xác cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác chiếm mất. Thì đó chính là khởi đầu cho sự kết thúc của mọi xã hội

Một giáo sư kinh tế tại một trường đại học nọ cho biết, ông chưa bao giờ đánh rớt sinh viên nào, nhưng đã từng đánh rớt cả một lớp học. Lý do là vì học sinh lớp này kiên quyết cho rằng, một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo chính là một xã hội không ai giàu cũng chẳng ai nghèo. Đó là xã hội tuyệt vời nhất, lý tưởng nhất!
Thấy cả lớp đều đồng tình như vậy, vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm xem điều đó có chính xác không nhé! Từ nay, điểm của mọi người sẽ được cộng lại và chia đều ra, khi ấy các bạn sẽ nhận được điểm như nhau”. Cả lớp nghe vậy thì hớn hở đồng ý!
Sau bài thi đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm chỉ học tập rất buồn, còn những sinh viên lười biếng thì lại rất mừng. Qua bài thi thứ hai, điểm trung bình cho cả lớp là D. Lúc này, không ai cảm thấy vui vẻ nữa. Những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm chỉ thì nghĩ rằng họ chỉ nên học in ít thôi, chứ có cố gắng cũng chỉ bằng điểm các bạn khác, mà còn là điểm thấp.

Đến bài thi thứ ba, điểm trung bình của cả lớp là F. Mức điểm không hề tăng lên, mà thậm chí còn tụt dốc không phanh. Thế là cả lớp nổ ra các cuộc cãi vã, nghi ngờ, buộc tội lẫn nhau. Mọi người đều cảm thấy khó chịu và tức giận. Tất cả sinh viên trong lớp, không ai còn muốn học để có lợi cho người khác.
Bài cuối cùng, tất cả đều rớt, mọi người ai nấy đều sửng sốt, ngỡ ngàng… không tin vào kết quả.
Lúc này, vị giáo sư điềm tĩnh nói với họ rằng: “Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có lẽ đã dễ dàng thấy được rằng, kiểu xã hội tuyệt vời, công bằng mà các bạn đang mong muốn rất khó để trở thành hiện thực. Dù ý tưởng rất hấp dẫn, nhưng khi đưa vào thực tế chẳng ai có động lực muốn làm việc nữa”.
Cuối cùng ông kết luận: “Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Xã hội không thể vận hành khi người không làm gì mà vẫn được hưởng, trong khi người phải làm thì lại không được hưởng đáng với công sức họ bỏ ra. Khi một nửa nhân loại thấy rằng họ không cần làm gì vẫn sống tốt, còn một nửa kia lại nghĩ rằng có làm kiệt xác cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác chiếm mất. Thì đó chính là khởi đầu cho sự kết thúc của mọi xã hội!”.
Sưu tầm
Xem thêm: Gom đủ thất vọng sẽ rời đi – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Tôi đã cố gắng chịu đựng để sinh con trong nước mắt. Anh nên hiểu là, con người ta gom đủ thất vọng sẽ tự rời đi. Tôi có thể mù quáng nhất thời, chứ không mù quáng vĩnh viễn.
Chị Gấm đã không hiểu hết những nỗi khổ mà chồng chị phải gánh chịu từ khi chị mê tụng kinh, bái Phật. Anh Quân chồng chị, mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần.
Nhìn cách chị bán bánh mì giúp đỡ người đàn ông cơ nhỡ mà tự dưng tôi thấy trong lòng vui vẻ quá chừng, người Sài Gòn của tôi dễ thương quá!
Tin liên quan
Nhìn cảnh bố mẹ năm xưa đi làm lương cơ bản đủ tiền mua nhà, sống nhàn hạ lúc về hưu, còn vợ chồng chúng tôi đi làm cật lực vẫn nợ đầm đìa.
Học hỏi từ những người giàu trầm lặng, bạn có thể sẽ thành công và giàu có bất ngờ, đừng bỏ lỡ nhé.
Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến "Bài học trong trang vở là bài học từ cuộc đời".