6 biểu hiện của người đạo đức giả, không tránh ắt thiệt thân

Người đạo đức giả so với tiểu nhân còn đáng sợ hơn. Bởi người đạo đức giá thường ra vẻ tốt đẹp nhưng lại ngấm ngầm mưu đồ phía sau khiến người ta không thể phòng bị. Dưới đây là 6 biểu hiện của người đạo đức giả bạn nên biết để đề phòng.

Diệu Nguyễn
13:00 15/12/2021 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người đạo đức giả: Thể hiện tốt đẹp chỉ vì danh lợi của mình

Những người đạo đức giả luôn tạo cho mình một vẻ ngoài tử tế, tốt bụng nhưng thực chất bên trong lại đang che giấu, mưu tính lợi ích cá nhân. Họ thường chỉ nghĩ cho bản thân mình trước khi nghĩ cho người khác. Hơn kiểu, kiểu người này còn rất con trọng danh lợi, thể diện bên ngoài. Nên những việc họ làm tốt thực chất là để lấy thanh danh hoặc kiếm lợi cho mình mà thôi.

Người đạo đức giả thường diễn xuất ra cho người khác thấy rằng họ có đạo đức, có tấm lòng cao thượng để mong nhận được sự tôn trọng, ngưỡng mộ từ mọi người. Vì thế, trong bất kỳ sự giúp đỡ nào cần ra mặt họ đều phô trương, thể hiện cho cả thế giới biết về hành động tốt đẹp của mình. Những người như vậy bạn nên tránh xa.

6-bieu-hien-cua-nguoi-dao-duc-gia-khong-tranh-at-thiet-than-1

Bởi một người tử tế thật sự sẽ rất bình dị, chân thành. Họ tốt với người khác cũng chỉ trong lặng lẽ, không khoa trương, đối với họ giúp người chỉ đơn giản vì muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà thôi, không phải vì bất cứ lợi lộc gì cho mình. Đấy là là người mà bạn nên kết thân, tôn trọng.

Người đạo đức giả: Bên ngoài tử tế nhưng bên trong lại xấu xa

Có lẽ đây là mức độ nguy hiểm nhất của đạo đức giả. Những người bên ngoài tử tế nhưng bên trong xấu xa là những kẻ che đậy rất tốt bởi người này sẽ có hẳn một “sách lược” để gây dựng hình tượng cho bản thân.

Trước mặt mọi người, họ thường thể hiện vô cùng nhân nghĩa, cao thượng khiến cho nhiều người lầm tưởng ái mộ. Nhưng thực tế con người bên trọng họ lại vô cùng âm hiểm, xấu xa. Những kẻ này thường ẩn chứa nhiều suy nghĩ độc ác như lòng tham, sự kiêu ngạo, đố kỵ, ghen ghét, hận thù,… Người xưa có câu “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” chính là để chỉ những người như này.

Trong tác phẩm “Tiếu ngạo giang hồ” nhà văn Kim Dung có nhân vật điển hình cho người đạo đức giả là Nhạc Bất Quân. Bên ngoài ông ta là một thư sinh nho nhã nhưng bên trong lại ẩn chứa nhiều dã tâm khó lường. Trước mặt nhân sĩ võ lâm, ông ta luôn miệng nói về nhân nghĩa lễ tri  tín, nhưng sau lưng lại ngấm ngầm âm mưu chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ của Lâm Gia.

Đối với những người có biểu hiện như vậy bạn nên phòng bị để tránh bị “đâm sau lưng” lúc nào chẳng hay!

Người đạo đức giả: Tỏ ra là người tốt để gây chú ý

Những kẻ chuyên ra vẻ mình tốt bụng để gây sự chú ý, để nổi bật giữa đám đông cũng là một biểu hiện của đạo đức giả.

Người thích thể hiện mình là người thông minh, ưu tú để trở thành tiêu điểm trước mọi người. Và khi đạt được thành quả nào họ đều muốn cả thế giới đều biết. Sự tự tin của họ được xây dựng trên sự khen ngợi, đánh giá của người khác. Những người như này tập trung quá nhiều vào việc người khác nghĩ gì về mình. Điều này vô tình khiến họ mất đi giá trị thật của bản thân.

6-bieu-hien-cua-nguoi-dao-duc-gia-khong-tranh-at-thiet-than

Một cách dễ nhận biết kiểu người đạo đức giả này là họ nói chuyện rất thu hút, đề tài nào có lợi thì họ sẽ nói rất hùng hồn, khiến nó khoa trương lên để nhận sự chú ý. Còn đề tài nào không có lợi hoặc vấn đề nào không có lợi thì họ sẽ không quan tâm mà tìm cách lái câu chuyện sang hướng khác tốt hơn cho bản thân.

Người đạo đức giả: Nói hay nhưng làm dở

Những kẻ đạo đức giả thường chỉ biết nói ba hoa, khoa trương nhưng khi bắt tay vào việc thì làm qua loa, hời hợt hoặc bỏ cuộc giữa chừng. Họ có thể đưa ra những nguyên tắc rất chí lý, kỹ càng thế nhưng chính bản thân họ lại là người vi phạm.

Một biểu hiện khác của những kẻ này là hay hứa hẹn để thể hiện bản thân nhưng thực tế việc làm tại không đạt kết quả gì.

Những người như vậy, bạn đừng quá thân cận cũng đừng giao những trọng trách quan trọng vì bạn sẽ không biết được bản thân sẽ gánh những hậu quả gì do họ để lại.

Người đạo đức giả: Coi thường người yếu thế

Những kẻ đạo đức giả rất coi trọng thể hiện, bởi họ cảm thấy điều này khiến bản thân trở nên cao quý hơn, sang hơn. Vì thế, mà họ thường thích kết giao với những người giàu, có địa vị, quyền lực còn coi thường, không thích gần với những người bình dân, yếu thế.

6-bieu-hien-cua-nguoi-dao-duc-gia-khong-tranh-at-thiet-than-2

Những người đạo đức giả như thế thường thể hiện rõ trong môi trường cơ sở. Họ thường xu nịnh cấp trên với gương mặt rạng rời, lời nói như rót mật vào tai. Còn đối với cấp dưới thì họ thường cáu kỉnh, coi thường, bộc lộ rõ bản chất ích kỷ của mình.

Người đạo đức giả: Thường đi nói đạo lý trong khi không thấu cho nỗi khổ của người khác

Những người đạo đức giả thường lấy các tiêu chuẩn mẫu mực để giáo huấn người khác, họ cho rằng như vậy là tốt cho người ta. Trong khi bản thân lại không đặt mình vào vị trí người kia để thấu hiểu tình cảnh của họ, giúp họ cải thiện vấn đề từ gốc rễ. Do đó những gì người này nói, nhìn thì có vẻ muốn tốt cho người khác, nhưng thực chất chỉ là bề mặt, thậm chí có khi không giúp được mà còn hại người.

Xem thêm: Kết giao giữa người với người quá thân mật sẽ khó dài lâu

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận