Ba đặc điểm của những người mẹ có thể làm hỏng tương lai con cái, tốt nhất nên sửa ngay
Từ khi sinh ra cho tới khi trưởng thành, người mẹ ở bên con lâu nhất và có ảnh hưởng lớn nhất tới con cái. Chính vì thế, một đứa trẻ ngoan không thể tách rời một người mẹ tốt là như vậy.
Trên một diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ của trang Sina (Trung Quốc) có một bài viết khiến nhiều người chú ý. Theo đó, một giảng viên đại học liên tục phàn nàn về con mình. Được biết, hai vợ chồng anh ấy đều là tiến sĩ nhưng thành tích của con trai lại đứng bét lớp. Anh không hiểu tại sao con mình lại như vậy.
Nghe xong câu chuyện, nhiều người cho rằng nguyên do đến từ vợ anh ấy. Thực ra, ngày nào vợ anh cũng cùng con làm bài tập. Tuy nhiên chưa được 5 phút là cô đã đập bàn đập ghế mắng: "Sao con ngu thế?". Một người mẹ luôn tỏ ra thông minh thì làm sao có thể chấp nhận sự kém cỏi của con mình.
Thực tế đã chứng minh, những người nổi tiếng và thành công luôn đi liền với người mẹ hiền lành, chu đáo và âm thầm vì con cái. Ngược lại, những người mẹ có 3 đặc điểm sau khó mà đào tạo được những đứa con ưu tú trong tương lai.
Người mẹ có cảm xúc không ổn định
Những năm đầu đời của trẻ là giai đoạn vô cùng quan trọng để cha mẹ và con cái thiết lập và duy trì mối quan hệ. Nếu người mẹ thường xuyên dọa nạt, la mắng con sẽ khiến cảm giác an toàn bên trong của trẻ bị phá hủy. Dần dần, trẻ sẽ hình thành thói quen quan sát sắc mặt của người khác để hành xử, tính cách cũng sẽ trở nên nhút nhát và tự ti. Chưa kể, nhiều đứa trẻ sẽ bắt chước những cảm xúc không ổn định của người mẹ, hình thành tính cách tiêu cực sau này.
Những khi trẻ mắc lỗi, mẹ không nên phê bình ngay mà hãy kiên nhẫn hỏi con lý do, giúp con tự tìm ra khuyết điểm của mình và biết cách sửa đổi. Nếu mẹ chỉ chăm chăm soi mói, gắt gỏng khi con mắc lỗi hoặc chỉ trích bừa bãi. Điều này không khiến con nhận ra lỗi lầm mà còn khiến chúng sợ hãi hơn. Mỗi khi mắc lỗi sẽ tìm cách nói dối và trốn tránh trách nhiệm.
Cảm xúc của người mẹ sẽ quyết định nhiệt độ gia đình. Hãy để cảm xúc của mình như ngọn gió xuân, thổi mát tâm hồn con.
Người mẹ lười
Nhiều bà mẹ lo lắng cho tương lai của con, muốn con thay đổi, muốn con đọc sách, học tiếng Anh, học thành thạo các loại đàn, cờ vua, bơi lội... Tuy nhiên, mẹ càng ép buộc càng khiến con phản kháng, tình cảm hai bên thêm xa cách. Đứa trẻ không những không nghe lời mà còn hình thành tính cách nổi loạn.
Để nâng cao trình độ học vấn gia đình, người mẹ nên bắt đầu từ chính bản thân mình. Cha mẹ không làm gương thì sao con bắt chước được? Một người mẹ tối ngày lướt điện thoại càng khiến trẻ nghĩ rằng chỉ cần xem điện thoại là đủ, không cần phải làm gì nữa.
Người mẹ quá quyền lực
Ngày nào mẹ cũng lặp đi lặp lại câu nói: "Mẹ đang làm những điều tốt nhất cho con", điều này chẳng khác nào nhấn mạnh rằng: "Con phải nghe lời mẹ".
Những người mẹ này không cho con mình quyền lựa chọn. Dần dần, trẻ sẽ hình thành thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, sống chỉ biết hưởng thụ; trở thành người hèn nhát và mất đi khả năng sống tự lập.
Vì thế, các bà mẹ hãy khéo léo, đi nửa nhịp, lùi một bước, giấu đi sự mạnh mẽ của mình, thậm chí giả vờ yếu đuối khi cần thiết. Điều này sẽ khuyến khích con tự do phát triển, có thể cảm nhận được sức mạnh của chính mình.
Theo tâm lý học người Đức Karl Theodor Jaspers, bản chất của giáo dục giống như một cái cây làm rung chuyển cây khác, một đám mây đẩy một đám mây khác, một linh hồn đánh thức một linh hồn khác. Là một người mẹ, hãy nắm được quy tắc này.
Xem thêm: Nhà có con trai, cha mẹ nên làm ngay 3 điều này để trẻ càng lớn càng xuất sắc
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận