Trẻ cũng có lòng tự trọng: 4 việc cha mẹ cần làm khi lỡ làm tổn thương con
Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ không tránh khỏi việc làm tổn thương con theo một cách nào đó. Những lúc như thế, cha mẹ cần có cách xử lý phù hợp.

Nếu cha mẹ lỡ làm tổn thương con và cần phải chữa lành, hãy làm ngay 4 điều quan trọng sau đây.
Lắng nghe con, tìm hiểu vì sao con bị tổn thương
Khi bị tổn thương, bạn mong muốn điều gì nhất? Đó là mong muốn mọi người hiểu và cảm thông cho mình. Vì thế, bạn luôn chờ đợi người khác có thể xác nhận cảm xúc của mình.
Khi làm con tổn thương, bạn nên gác lại mọi chuyện, lắng nghe con nói, xem con tổn thương sâu sắc đến mức nào. Ban đầu, câu chuyện có thể khó khăn nhưng cha mẹ cần phải lắng nghe điều này. Cha mẹ cần phải hiểu bản thân đã làm tổn thương con như thế nào, tại sao con lại như thế. Hãy cho con biết, con có quyền cảm thấy bị tổn thương.
Nhận lỗi với con
Không phải chỉ trẻ nhỏ mới phải nhận lỗi với người lớn. Khi đã làm ai, ai cũng nên xin lỗi. Sau khi đã hiểu cảm giác tổn thương của con, hãy thừa nhận những việc mình đã làm với con, không nên biện minh thêm điều gì.

Đây không phải là lúc bạn nói: "Đúng vậy, mẹ đã làm điều đó, nhưng mà..." Có thể, cha mẹ sẽ cảm thấy việc thừa nhận sai lầm là mất uy tín với con. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Việc cha mẹ thẳng thắn nhận lỗi con sẽ giúp trẻ tin tưởng hơn, từ đó con sẽ mở lòng và chia sẻ mọi chuyện với cha mẹ.
Nên nhớ, các bậc phụ huynh đừng cố gắng lật lại để chiếm thế thượng phong. Điều này sẽ khiến con tổn thương và dần xa lánh cha mẹ.
Xin lỗi con
Sau đó, cha mẹ hãy chân thành và cố gắng hết sức để cảm nhận cảm giác của con. Hãy đặt bản thân vào tình huống tương tự, Nếu không cố ý làm con tổn thương, con chắc chắn sẽ hiểu được điều này và nhanh chóng quên đi mọi chuyện.
Tùy vào mức độ tổn thương của con, bạn có thể xin lỗi nhiều hơn một lần. Kèm theo những lời xin lỗi, cha mẹ có thể thủ thỉ cùng con, trao cho con những cái ôm, nụ hôn yêu thương để chữa lành tổn thương của con.

Sửa chữa sai lầm
Thực tế, những lời xin lỗi không thể so với hành động sửa chữa sai lầm. Hãy hứa với con, cha mẹ sẽ thay đổi hành vi của mình và nghiêm túc thực hiện lời hứa đó.
Nếu từng chỉ trích con quá mức, cha mẹ nên tập trung vào những lời động viên tích cực. Còn nếu sử dụng những lời nói quá gay gắt, các ông bố bà mẹ nên thay đổi cách dùng từ của mình.
Nếu bỏ lỡ một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của con, cha mẹ cần phải làm mọi cách để có thể đảm bảo bản thân sẽ có mặt trong những lần tiếp theo. Hãy luôn bên cạnh, xuất hiện trong những cột mốc quan trọng, cùng con lớn lên, trưởng thành từng ngày.
Xem thêm: Con cái bất hiếu: Cha mẹ về già cô quạnh bởi 2 sai lầm tai hại khi dạy con
Đọc thêm
Đến tận ngày nay, có nhiều cha mẹ vẫn áp dụng phương pháp dạy con bằng roi vọt mà không hề biết nó có thể mang tới những tác hại khôn lường.
Cha mẹ hay cáu kỉnh, nổi nóng với con cái sẽ để lại những vết thương khó lành trong lòng con. Điều này cũng khiến con hình thành nên những tính cách tiêu cực.
Nếu như các bậc cha mẹ có thể thấu hiểu được nguyên lý về trách nhiệm, gắn bó và yêu thương, họ sẽ biết bản thân nên làm gì để giáo dục con cái hiếu thuận, trở thành người có đạo đức.
Con mất 1 năm để tập đi, 3 năm để tập nói. Cha mẹ luôn kiên nhẫn với con cái suốt cả cuộc đời, nhưng đâu phải đứa con nào cũng có đủ kiên nhẫn với bố mẹ mình?
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.