Nửa đời còn lại, hãy học cách sống im lặng: Đau không nói, khổ không than, giận không thể hiện ra mặt

Chúng ta hãy rèn cho mình tâm thái bình tĩnh đón nhận mọi khó khăn trong cuộc sống. Chỉ cần biết kiểm soát cảm xúc, lạc quan, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.

Loan Nguyễn
16:15 12/09/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dù đau đến mấy cũng im lặng

Trong Hồng Lâu Mộng, Tương Vân xuất thân là một thiên kim tiểu thư nhưng bố mẹ mất sớm nên cuộc sống của cô không hề êm ả. Ngay từ khi còn nhỏ, Tương Vân ở với chú thím. Cô không có bất cứ quyền hành gì trong nhà, hằng ngày còn phải làm nghề may vá để kiếm thêm thu nhập.

Cô thường làm việc đến tận đêm khuya, mỗi ngày trôi qua đều vô cùng bận rộn. Mỗi lần bị người khác bắt gặp khi đang giúp Giả Bảo Ngọc may vá là một lần Tương Vân bị mỉa mai dè bỉu. Vào những lúc hiếm hoi được nghỉ ngơi, Tương Vân chọn cách đi dạo hoa viên để thư giãn, trước khi lại bị chú thím sai đi làm việc khác.

Tương Vân bị coi thường và phải chịu nhiều ấm ức nhưng cô đều nhẫn nhịn, không hề bộc lộ ra bên ngoài. Vì thế, hiếm ai biết được Tương Vân sống khổ sở thế nào. Cô cũng chưa bao giờ than vãn về sự bất công của đời mình.

Mỗi nơi Tương Vân xuất hiện, không khí nơi ấy đều trở nên vui vẻ. Một lần, Bảo Thoa quan tâm đến Tương Vân nên hỏi thăm cô mấy câu. Tương Vân lúc ấy đã nghẹn ngào không thốt lên lời. Cô hiểu rằng, cho dù nói ra cũng chẳng giải quyết được gì, nên cô vẫn chọn im lặng.

Triệu Di Nương thì hoàn toàn ngược lại với Tương Vân. Cô hễ mở miệng ra là kể khổ, đến mức ai gặp cũng muốn tránh xa.

nua-doi-con-lai-hay-hoc-cach-song-im-lang-dung-than-van-1

Quả thực, người trưởng thành sẽ không bao giờ kêu khổ ngay cả khi đó là sự thật. Bởi họ biết, nói nhiều không giải quyết được vấn đề gì. Việc đem nỗi khổ của mình đi rêu rao khắp thiên hạ vốn chẳng phải việc làm hay ho.

Ở đời, dù đối mặt với khổ đau ra sao, tốt nhất chúng ta nên nhẫn nhịn và chịu đựng. Sướng khổ của bản thân chỉ nên mình ta biết. Nếu hôm nay có thể im lặng và chịu đựng khổ đau, bạn sẽ thấy, có khi sang đến ngày mai, chúng sẽ chỉ còn là chuyện nhỏ không đáng để nhắc.

Khổ thế nào cũng không than

Diễn viên hài Giả Linh kiên trì khổ luyện suốt 11 năm. Trong quãng thời gian ấy, dù gặp rất nhiều thử thách nhưng cô chưa bao giờ mở miệng kêu than dù chỉ một lời. Cuối cùng, sự nỗ lực và cố gắng của Giả Linh cũng đã được đền đáp khi cô vụt sáng trở thành một ngôi sao nghệ thuật sân khấu.

Vào năm 2000, Giả Linh thi đỗ vào khoa nghệ thuật tấu hài. Nơi đây vốn không hoàn toàn phù hợp và cũng không có nhiều đất phát triển cho nữ giới. Lúc cô nhập học, cả lớp chỉ có 10 bạn nữ, sau này chỉ còn duy nhất Giả Linh trụ lại.

Mọi chuyện không thuận lợi khi các bạn trong lớp không muốn diễn cặp với cô. Ai cũng nghĩ đàn bà con gái như cô kiểu gì cũng sẽ bỏ nghề. Vậy mà, cô quyết không chịu thua. Mỗi ngày, cô đều dậy từ sớm để luyện thanh và học thuộc những bài vè.

Những tháng ngày sau khi tốt nghiệp, Giả Linh vẫn tiếp tục sống ở căn phòng nhỏ dưới tầng hầm mà cô đã thuê. Mùa Đông lạnh giá, không có lò sưởi, cô chỉ còn biết dán giấy quanh phòng rồi chui vào túi ngủ cho ấm. Có thời điểm không còn gì ăn, cô đã phải nhắm mắt bán đi chiếc cát sét yêu quý. Vì mưu sinh, cô đã không dám nghỉ làm ngay cả khi mình đang sốt cao. Cô chấp nhận đóng các vai quần chúng chỉ để kiếm được vài đồng cát xê ít ỏi.

Dù phải chịu đựng cuộc sống cơ cực nhưng Giả Linh cũng chưa từng than thở với ai. Trong các cuộc nói chuyện, cô cũng chỉ nói đến chuyện vui chứ không hề nhắc đến chuyện buồn. Thầy giáo của Giả Linh khi biết được hoàn cảnh của cô đã quyết định cho cô đi diễn chung.

Trải qua nhiều khó khăn, cuối cùng Giả Linh cũng đã thực hiện được ước mơ của mình. Khi có người hỏi Giả Linh rằng thời điểm trong quá khứ cô có thấy mình khổ hay không, Giả Linh nghĩ rằng cô không hề khổ chút nào, bởi những nỗi khổ mà cô từng chịu đựng đều đã được đền đáp xứng đáng.

Trưởng thành chính là khi con người biết khóc trong im lặng. Dù chịu khổ sẽ không bao giờ kêu mình khổ, dù rất mệt cũng sẽ không than rằng mình mệt.

Im lặng vốn không phải là sợ hãi, mà là sự điềm tĩnh sau khi đã trải qua bao sóng gió. Im lặng để giấu mình chờ thời, âm thầm nỗ lực không ngừng nghỉ, để đến một ngày ta trở lại và lợi hại hơn xưa. Chúng ta cần phải biết cách biến khó khăn thành năng lượng nuôi dưỡng quá trình trưởng thành của bản thân trong im lặng.

nua-doi-con-lai-hay-hoc-cach-song-im-lang-dung-than-van-2

Kiềm chế cơn nóng giận

Năm ngoái, công ty mở đợt tuyển dụng đã tìm được một ứng viên với hồ sơ vô cùng nổi bật. Thật tiếc, trái với kỳ vọng của sếp, cô đã trượt ở vòng thử việc.

Cô gái này có tính cách kiểu "ngựa non háu đá". Cô được sếp giao cho đi đàm phán với khách hàng. Nhận thấy vị khách khá khó tính khi cứ mãi soi xét từng chi tiết nhỏ của bản hợp đồng, cô vẫn giữ thái độ kiên nhẫn giải thích cho khách hàng hiểu. Tuy nhiên, cuối cùng khách vẫn từ chối ký hợp đồng với công ty. Bao cố gắng đổ sông đổ bể, cô đã tức giận quát lớn vào mặt khách: "Ông thật chẳng ra gì, đừng tưởng mình là bên A nên thích làm gì thì làm".

Đối với con người, tức giận là bản năng, còn kiềm chế cơn giận là bản lĩnh. Khi tức giận, ai cũng muốn nói cho thỏa thích mà không nghĩ đến hậu quả ra sao. Cái giá đắt mà cô phải trả chính là vị khách kia đã từ chối hợp tác với công ty. Do cô là người mới nên sếp cũng không trách cứ cô nhiều. Vài lần sau đó, cô ta vẫn chứng nào tật ấy, hơn thua với khách hàng. Vì thế, sự nghiệp của cô tại công ty này sớm phải chấm dứt.

Kiến trúc sư Ieoh Ming Pei đã vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ các kiến trúc sư người Pháp khi ông thiết kế lại viện bảo tàng Louvre. Có lần, khi ông đang đi trên đường thì bị người ta chửi rủa và nhổ nước bọt. Người phiên dịch chứng kiến cảnh tượng đó còn cảm thấy tức thay cho ông. Thế nhưng, ông lại chọn cách im lặng, dùng năng lực để chứng minh cho mọi người thấy. Cho đến nay, tác phẩm của ông đã trở thành một công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của thủ đô Paris hoa lệ.

Cao nhân là người biết khống chế cảm xúc để vươn lên làm chủ số phận. Họ không bao giờ để cảm xúc lấn át lý trí để rồi làm ra những chuyện đáng tiếc. Trong cuộc sống, không tránh được những chuyện trái ý muốn, nhưng chúng ta cần phải kiềm chế, tránh "cả giận mất khôn".

nua-doi-con-lai-hay-hoc-cach-song-im-lang-dung-than-van-3

Bình tĩnh làm chủ cuộc sống

Càng trưởng thành, con người ta càng chọn cách sống điềm tĩnh. Khi đó, chúng ta sẽ không để cảm xúc lấn át lý trí. Không còn sống trong quá khứ, không còn hối hận về những điều đã qua, thì ta mới có thể sống trọn từng khoảnh khắc ở hiện tại.

Người nông nổi hồ đồ, đôi khi vì một phút thỏa mãn bản thân mà đánh mất đi sự nghiệp lớn. Người điềm tĩnh sẽ biết nhẫn nhịn và bao dung để tránh những sai lầm đáng tiếc. Chọn cách điềm tĩnh, im lặng khi cần thiết chính là tự bảo vệ cho bản thân mình.

Chỉ chúng ta mới có thể giải quyết được vấn đề của chính mình và làm chủ cuộc đời mình. Người khác dù có thân thiết đến đâu cũng không thể làm thay bạn được.

Hy vọng rằng, chúng ta có thể sống một cách bình thản ở cuộc đời này. Hãy làm một người điềm tĩnh với tấm lòng bao dung. Dù cuộc đời mang đến cho bạn khó khăn gì đi chăng nữa, chỉ cần bạn lạc quan, bình tĩnh đối phó, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.

Xem thêm: Nói chuyện là bản năng, giữ miệng là tu dưỡng, im lặng là trí tuệ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận