Khổng Tử: Quân tử và tiểu nhân khác biệt ở hai chữ "đức hạnh"

Khổng Tử cho rằng quân tử và tiểu nhân phân biệt nhau ở hai chữ “đức hạnh”. Quân tử coi đức hạnh là lẽ sống mà tự ước thúc bản thân, còn tiểu nhân coi đức hạnh là trò viển vông.

Loan Nguyễn
13:00 25/07/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những câu nói hay của Khổng Tử về quân tử

Khổng Tử (551-479 TCN) hay còn gọi là Khổng Phu Tử, nguyên danh: Khổng Khâu, biểu tự: Trọng Ni. Thân phụ là Khổng Hột, thân mẫu là Nhan Thị. Nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu, nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

Khổng Tử được coi là một trong những thầy giáo và triết gia vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền nghệ thuật và đạo đức của người Trung Quốc. Trong những năm sau này, ông đã chu du nhiều nước để truyền rộng học thuyết của mình. Ông hay dạy học trò của mình về đạo đức của nười quân tử.

Dưới đây là những câu nói vẫn còn nguyên giá trị mà Khổng Tử để lại cho đời sau, hãy cùng chiêm nghiệm:

1. Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.

2. Có ba hạng bạn bè ích lợi và có ba dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực và bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưu chiều chuộng và gian sảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.

3. Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa. 

4. Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người.

5. Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới.

khong-tu-cho-rang-quan-tu-va-tieu-nhan-khac-biet-o-duc-hanh-1

6. Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích. 

7. Trước khi bạn bắt tay vào một cuộc hành trình trả thù, hãy đào hai cái mộ.

8. Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người.

9. Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.

10. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay hắc ám tâm trí.

14. Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì.

15. Mất niềm tin vào bạn bè còn xấu hổ hơn bị chính họ lừa dối.

11. Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm.

12. Nếu ai đó nói xấu sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang đi trước mặt họ.

13. Nếu ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó.

Khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân ở hai chữ "đức hạnh"

Khổng Tử cho rằng quân tử và tiểu nhân phân biệt nhau ở hai chữ "đức hạnh". Quân tử coi đức hạnh là lẽ sống mà tự ước thúc bản thân, còn tiểu nhân coi đức hạnh là trò viển vông. 

Tài liệu ghi chép lại, một lần, Khổng Tử cùng các môn đồ của mình tới nước Trần (một nước chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc) thì bị cạn lương thực. 

khong-tu-cho-rang-quan-tu-va-tieu-nhan-khac-biet-o-duc-hanh-2

Một số môn đồ của ông ngã bệnh. Tử Lộ - một học giả nổi tiếng - là một trong số đó - than rằng: "Than ôi, người quân tử cũng có lúc phải khốn cùng vậy ư!".

Khổng Tử đáp: "Người quân tử khi khốn cùng vẫn có thể giữ được tiết tháo; còn kẻ tiểu nhân khi khốn cùng thì sẽ hành động theo sở dục".

Dẫu rằng hoàn cảnh biến đổi khôn lường thì tiêu chuẩn đạo đức làm người vẫn không hề thay đổi. Nghịch cảnh nhiều khi là phép kiểm nghiệm đối với phẩm chất đạo đức của chúng ta, xem chúng ta có thể kiên trì bất động trong các loại tình huống hay không. Nhiều người sẽ thỏa hiệp trước hoàn cảnh, và họ dần dần rời xa các nguyên tắc của chính họ.

Đạo lý làm người được Khổng Tử răn dạy có giá trị quý báu cho đến muôn đời sau. Lời dạy của ông giúp duy trì quy phạm đạo đức của dân tộc Trung Hoa trong hơn 2000 năm. Trong xã hội hiện đại, nhiều người không hiểu mà chế nhạo lời dạy của Khổng Tử. Do đó, họ đã làm suy thoái những tiêu chuẩn đạo đức xã hội.

Xem thêm: Sống ở đời: Người tưởng thông minh mà hóa ra lại dại, kẻ tưởng dại mà lại hóa khôn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận