3 sai lầm khiến Gia Cát Lượng hối hận một đời: Lấy nhầm người, tin sai người và theo nhầm người

Gia Cát Lượng có tài năng trí dũng song toàn nhưng không tránh được những lúc hồ đồ mà sai lầm. Hãy cùng tìm hiểu 3 sai lầm khiến ông hối hận tiếc nuối một đời.

Loan Nguyễn
12:00 18/07/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông).

Tài năng trí dũng song toàn và sự trung thành tận tụy của Gia Cát Lượng khiến người đời khâm phục. Những ghi chép về cuộc đời ông như "thuyền cỏ mượn tên", "thất cầm Mạnh Hoạch"… Đến khi Gia Cát Lượng qua đời ông cũng để lại truyền kỳ lịch sử "Gia Cát Lượng chết vẫn dọa chạy Trọng Đạt", dọa quân đội của Tư Mã Ý phải lùi lại 30 dặm.

Thế nhưng, người thông minh đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc hồ đồ. Cuộc đời của Gia Cát Lượng có 3 việc khiến ông tiếc nuối nhất, đến khi chết vẫn canh cánh trong lòng.

gia-cat-luong-mac-3-sai-lam-khien-ong-hoi-han-mot-doi-1

Lấy nhầm người

Đàn ông trên thế giới có điểm chung là yêu cái đẹp. Theo lẽ thường, Gia Cát Lượng tài giỏi như vậy thì bên cạnh ông phải là mỹ nhân tuyệt sắc mới xứng tầm. Thế nhưng, Gia Cát Lượng lại cưới một người vợ vô cùng xấu xí là Hoàng Nguyệt Anh.

Hoàng Nguyệt Anh tuy có tài trí vô song nhưng vẻ bề ngoài xấu xí, khiến Gia Cát Lượng khó mà có thể động lòng trắc ẩn. Cả cuộc đời Gia Cát Lượng vẫn chưa gặp được người phụ nữ nào phù hợp với bản thân, đây có lẽ mới là điều tiếc nuối của ông.

Tin sai người

Gia Cát Lượng có nguyên tắc "nghi người thì không dùng, dùng người thì không nghi". Cả đời, ông vô cùng cẩn thận trong việc dùng người, không bao giờ tùy tiện.

Tuy nhiên, không tránh được có lúc ông phạm phải sai lầm, khiến thuyền lật trong mương. Sai lầm trong việc dùng Mã Tắc đã khiến của chiến dịch Bắc phạt khi đó của Gia Cát Lượng rơi vào thất bại.

gia-cat-luong-mac-3-sai-lam-khien-ong-hoi-han-mot-doi-2

Mã Tắc có tài dùng binh trên giấy, chỉ có lý thuyết sách vở còn kinh nghiệm thực tế thì thiếu sót rất nhiều. Lưu Bị trước khi qua đời từng căn dặn Gia Cát Lượng không được trọng dụng Mã Tắc. Trong lần Bắc phạt đầu tiên, Gia Cát Lượng đã làm trái lời dặn của Lưu Bị, để cho Mã Tắc đảm nhận vị trí tiên phong.

Mã Tắc nếu cẩn thận từng bước theo kế hoạch của Thừa tướng, hẳn đã có thể đã giúp Thục quốc mở mang bờ cõi, củng cố vị trí của mình, đồng thời dần dần xâm chiếm thế lực của Ngụy quốc. Thế nhưng, người này không có kinh nghiệm thực chiến mà lại nóng lòng muốn thể hiện hiểu biết của bản thân, ngang ngạnh cố chấp, qua loa khinh địch, làm trái kế hoạch tác chiến đã đề ra, đã dẫn đến việc đánh mất Nhai Đình, gây nên đại họa. 

Từ sai lầm trên khiến cho một Thục quốc đã lung lay sắp đổ lại càng trở nên khó khăn hơn, đẩy Thục quốc rơi vào con đường diệt vong nhanh hơn. Dùng sai người khiến Nhai Đình thất thủ, việc này chính là việc đáng tiếc thứ hai trong đời Gia Cát Lượng.

Theo nhầm người

Gia Cát Lượng với tài năng, trí tuệ hơn người, nếu ông chọn đầu quân cho Tào Tháo hay Tôn Quyền thì có lẽ đã phát huy được hết tài năng của bản thân. Tiếc là Gia Cát Lượng chọn theo phò tá cho Lưu Bị.

gia-cat-luong-mac-3-sai-lam-khien-ong-hoi-han-mot-doi-3

Lưu Bị là một người giả nhân giả nghĩa, tuy mở miệng nói lời nhân nghĩa đạo đức nhưng hành động lại hoàn toàn trái ngược. Lưu Bị luôn vỗ ngực cho rằng bản thân vì muôn dân bách tính, vì chấn hưng nhà Hán, nhưng ẩn sau đó là dã tâm và sự ích kỷ của bản thân.

Là một người trung nghĩa, Gia Cát Lượng dù cho biết là chọn sai minh chủ nhưng ông vẫn bên cạnh theo Lưu Bị đến cuối cùng. Để rồi, đây chính là sai lầm khiến ông vô cùng hối tiếc.

Xem thêm: 3 nguyên tắc vàng dạy con tài giỏi thành bậc kỳ tài của Tào Tháo

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận