Dạy con trai không hề khó nếu cha mẹ biết 5 bí quyết vàng tạo nên đứa con tài đức song toàn

Nhiều người cho rằng dạy con trai khó hơn so với dạy con gái. Những bí quyết dưới đây sẽ hữu ích với các cha mẹ trong việc giáo dục con trai thành người đức vẹn toàn.

Loan Nguyễn
15:55 07/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Với con trai hay con gái thì mỗi bậc cha mẹ đều có những kỳ vọng của riêng mình. Tuy nhiên, với bé trai, sự đòi hỏi của cha mẹ luôn có xu hướng cao hơn. Con trai luôn được mong đợi sẽ hiếu thảo với cha mẹ, có trách nhiệm với gia đình, đóng góp cho xã hội. Đôi khi, vì quá đặt nhiều kỳ vọng lên con trẻ mà bố mẹ giáo dục con trai sai cách, khiến hiệu quả bị ngược lại.

Nhiều người có định kiến rằng con trai thì khó dạy bảo hơn con gái. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dạy con cái, thứ quan trọng nhất đó chính là thái độ tiếp cận của cha mẹ đối với chuyện giáo dục con cái theo đúng giới tính.

Dưới đây là bí quyết dạy con trai để trở thành người đàn ông tốt, có ích cho gia đình và xã hội:

Dạy con có trách nhiệm

Hiện nay, vẫn có khá nhiều bậc cha mẹ không yêu cầu con trai phụ giúp việc nhà. Đồ lót, tất của con trai cũng đều do cha mẹ lo giặt giũ. Họ quan niệm, phụ huynh phải là người chăm sóc con cái, thêm nỗi lo ngại con sẽ mất sức, mệt mỏi nếu phải tự tay làm việc nhà.

Mỗi khi con trai phạm lỗi, cha mẹ cũng không chỉ trích, dạy dỗ, phân tích đúng sai mà nghĩ rằng "con còn nhỏ, không biết không có tội". Nếu cha mẹ cứ tiếp tục như vậy, đưa con trai sẽ dần trở nên lười biếng và vô trích nhiệm, không biết tự chăm lo cho bản thân. Sự giáo dục con trai là cả một quá trình, nếu chủ quan cho rằng con còn nhỏ thì đến một ngày nào đó khi con bạn trưởng thành thì đã quá muộn bởi cuộc đời đứa trẻ đã bị hủy hoại.

Bố mẹ cùng dạy con

Trong một số gia đình, các ông bố ít khi thể hiện vai trò của mình trong việc nuôi dạy, giáo dục con cái. Việc chăm sóc và dạy con trai được giao cho người vợ. Nếu con hư thì là trách nhiệm của người mẹ. Tuy nhiên, điều ít ai biết, để có thể tạo nên những người đàn ông thành đạt trong tương lai, không thể thiếu đi vai trò của các ông bố.

5-bi-quyet-day-con-trai-thanh-nguoi-tai-duc-song-toan-1

Lý thuyết giáo dục hay trong thực tế các gia đình thì sự tồn tại của người cha là rất quan trọng. Cha là người đàn ông gần gũi nhất, có sức ảnh hưởng đối với con trai. Mọi lời nói cũng như việc làm của cha, trẻ sẽ nhìn vào, học theo, bắt chước từ trong tiềm thức. Những trò chơi giúp bé trai khỏe mạnh và thông minh cũng đòi hỏi các ông bố phải dành thời gian chơi cùng con.

Những năm tháng đầu đời của con trẻ rất quan trọng, quyết định đến tính cách và cuộc đời của trẻ sau này. Nếu có con trai, bố hãy sắp xếp công việc, dành thời gian cùng mẹ dạy dỗ và chăm sóc con nhé. Sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương từ cả hai bố mẹ bao giờ cũng tuyệt vời hơn là nếu chỉ có mẹ dạy con trai còn bố thì ở ngoài cuộc.

Khuyến khích con bày tỏ cảm xúc

Đàn ông thì phải "nam tính", đôi khi khái niệm này được hiểu một cách rập khuôn thiếu chính xác. Người ta cho rằng, bé trai thì phải cứng rắn, không nên bộc lộ cảm xúc của mình.

Một kết quả khảo sát chỉ ra rằng, hầu hết nam giới cảm thấy bị ép buộc phải sống trong "chiếc hộp đàn ông". Họ buộc phải sống theo một cấu trúc cứng nhắc, bao gồm việc thể hiện sự cứng rắng, có ngoại hình hấp dẫn, có năng lực tình dục, có khả năng dùng sức mạnh của đàn ông để giải quyết xung đột.

Nghiên cứu cũng cho thấy, việc che giấu cảm xúc của bản thân khiến phái mạnh có nhiều khả năng bị trầm cảm và dễ đưa ra những quyết định nhiều rủi ro.

Với bé trai, khi nuôi dạy, cha mẹ cần hướng dẫn con cách thể hiện cảm xúc của mình và đề cập đến những cảm xúc cá nhân một cách cởi mở.

Nếu cha mẹ ép con vào lối suy nghĩ đó thì dễ dẫn đến việc trẻ khi lớn lên sẽ ngại bày tỏ cảm xúc của mình. Chính vì thế, tạo nên những người đàn ông không có khả năng giao tiếp tốt, gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ với người khác.

5-bi-quyet-day-con-trai-thanh-nguoi-tai-duc-song-toan-2

Bố đối xử tốt với mẹ

Gia đình không hạnh phúc, cha không tôn trọng mẹ, người cha thường xuyên đánh đập, mắng mở người mẹ thì không tốt chút nào cho sự phát triển của trẻ. Dù là con trai hay con gái, thì sẽ đều mang lại cảm giác bất an và sợ hãi cha mình.

Riêng với những cậu con trai, người sẽ là trụ cột gia đình, thì sự tác động này càng rõ rệt, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân sau này. Con trai thường có xu hướng đối xử với vợ mình như cách mà cha mình đối xử với mẹ.

Ngược lại, một gia đình mà cha yêu thương và tôn trọng mẹ, đứa con trai sẽ coi cha là tấm gương để học tập những đức tính tốt đẹp. Từ cách đối xử của cha mình với mẹ, người con trai sẽ học được cách tôn trọng người phụ nữ là vợ của mình.

Không coi trẻ là "trung tâm vũ trụ"

Nhiều bố mẹ yêu thương con vô điều kiện nên mặc định rằng con trai ở vị trí quan trọng nhất trong đời mình. Tuy nhiên, quan điểm này không hề có lợi cho sự trưởng thành của con trai.

Địa vị cao nhất trong gia đình thuộc về người cao tuổi, kế đến là cha mẹ, sau cùng mới tới con cái. Bằng cách phân chia rõ ràng vai vế trong gia đình, trẻ sẽ được học cách tôn trọng và vâng lời người lớn tuổi.

Nếu bố mẹ coi con trai là trung tâm, nuông chiều, hầu hạ, trẻ đòi gì được nấy thì đứa bé cũng sẽ quen với việc mình là một hoàng tử nhỏ chỉ biết đòi hỏi, dần sẽ tạo nên một con người ích kỷ, không biết thấu hiểu và sẽ chia với người khác.

Việc dạy con trai không hề khó, quan trọng cha mẹ có chấp nhận buông con ra để con được sống tự lập và trưởng thành thay vì quá quan tâm, chiều chuộng, bao dung khiến con hư.

Xem thêm: Cách dạy con của dòng họ tỷ phú dầu mỏ Rockefeller đánh bại quy luật "không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận