Lời Phật dạy: Anh em sống hòa hợp là nền tảng của gia đình hưng thịnh

Trong một dòng tộc, nhất là anh em, nếu biết sống hòa hợp thì đó chính là dấu hiệu của một gia đình, dòng tộc hưng thịnh.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tình cảm anh em trong gia đình là thứ tình cảm cao quý đáng trân trọng. Chính vì thế, người xưa có câu ca dao "Anh em là đạo cánh tay". Hiểu là: Tay áo đứt có thể nối lại được, còn cánh tay một khi đã dứt lìa thì khó có thể hàn gắn. Tình cảm anh em cao quý như vậy nên mỗi người hãy biết nâng niu, anh nhường nhịn em, em trân trọng anh thì trong ấm ngoài êm, trên thuận dưới hòa.

Chuyện thu hoạch lúa thấu tình anh em

Chuyện kể rằng, vào thời vua Salomon, có hai anh em nhà kia thu hoạch lúa trên cánh đồng thuộc vùng Zion. 

Một đêm lúc trời không có trăng, người anh lấy trong phần lúa của mình một ít, bó lại rồi bỏ qua ruộng của người em. Vừa thực hiện, người anh vừa tự nhủ trong lòng: “Em ta có đến bảy đứa con, phải nuôi nhiều miệng ăn, ta chia phần của ta cho em”. Xong việc, người anh đi về nhà.

Sáng hôm sau, người em thu hoạch lúa, thấy được nhiều lúa hơn dự tính nên đang đem số lúa dư sang ruộng của người anh. Người em nghĩ trong lòng: “Anh của ta sống có một mình không ai đỡ đần. Thôi ta chia bớt lúa cho anh ấy”.

Đến khi mặt trời mọc, cả hai anh em đều ngạc nhiên thấy mình có nhiều lúa hơn trước.

loi-phat-day-ve-tinh-anh-em-trong-gia-dinh-1

Đêm hôm sau, họ lại mang trả lúa cho nhau nhưng vẫn thấy kho lúa của mình không hề vơi đi. Nhưng, đến đêm thứ ba, cả hai chạm mặt khi cùng mang lúa cho nhau. Hai anh em đã ôm lấy nhau mà khóc, vui mừng vì thấy lòng tốt của nhau.

Câu chuyện về lòng yêu thương của hai anh em khiến vua Salomon vô cùng xúc động. Vua đã ban thưởng cho hai anh em và cho tạc tượng họ ngay trên ngôi làng họ đã sống và thể hiện tình anh em cao đẹp ấy để làm gương tốt cho mọi người.

Đức Phật là tấm gương về tình anh em

Nhiều người hiểu sai rằng đi tu là để xa lánh, trốn tránh cuộc sống hiện tại. Trong khi đó, Đức Phật vẫn luôn có mối quan tâm đặc biệt đối với dòng tộc, anh em của mình. 

Khi có lời thỉnh cầu từ vua Suddhodana và hai bên nội ngoại, Đức Phật đã thân hành về lại quê nhà. Không những thế, sau này Ngài đã trở về quê hương hai lần nữa để cuối cùng, đã có một sự chuyển hóa mạnh mẽ trong toàn bộ thân tộc Thích Ca.

loi-phat-day-ve-tinh-anh-em-trong-gia-dinh-2

Khi thấy sự bất hòa giữa hai bên nội, ngoại, Đức Phật đã giảng giải cho mọi người hiểu về sự tạm bợ của vật chất, của phương tiện sinh nhai và chỉ ra cái cao quý của sinh mạng, của phẩm vị con người, của tình đoàn kết.

Đặc biệt, với những người trong thân tộc họ hàng, thì yếu tố đoàn kết có vai trò quan trọng. Vì khi đoàn kết, không ai có thể tìm ra lỗ hổng để tấn công cả, nhưng khi chúng đã tranh chấp lẫn nhau, thì một kẻ đi săn nào đó cũng tàn phá chúng và tiêu diệt chúng. Nhờ đó mà Ngài tìm ra giải pháp để hai bên hòa giải thích hợp. 

Xuất phát từ sự nhận thức sai lầm và do nội kết quyện chặt từ nhiều đời giữa dòng họ Thích Ca và vua Tỳ Lưu Ly, vua Tỳ Lưu Ly đã nhiều lần khởi binh tiến đánh bộ tộc Thích Ca. Đức Phật đã hơn một lần đứng ra ngăn cản vua Tỳ Lưu Ly sát hại dòng tộc Thích Ca. Nhưng vì nghiệp này quá nặng, cuối cùng Tỳ Lưu Ly đã tàn sát gần như diệt vong dòng họ Thích Ca.  

Giữa tình cảm anh em, không chỉ có tình thương mà còn phải nghiêm khắc với tất cả những sai trái của những người thân. Đề Bà Đạt Đa là anh em bà con với Đức Phật đã cầu thỉnh năm việc cũng như một số yêu cầu không hợp lý khác đã không được Đức Phật đáp ứng. Ngài thẳng thắn từ chối và khiến người này tức giận, nhiều lần mưu hại Đức Phật nhưng không thành.   

Lời Phật dạy về tình anh em

Từ trước đến nay, chúng ta từng chứng kiến cảnh tượng đau lòng khi có khá nhiều anh chị em trong nhà oán hận không nhìn mặt nhau, mưu hại nhau và thậm chí là chém giết lẫn nhau vì lợi ích cá nhân. 

Những lời Phật dạy dưới đây sẽ giúp mỗi người trong chúng ta có dịp nhìn nhận lại bản thân mình và tình cảm với anh em mình.

Đoàn kết 

Theo lời Đức Phật dạy, sự đoàn kết làm cho những cá thể hợp thành một khối và sẽ tạo nên sức mạnh tổng hòa. Với sức mạnh đó, có thể thực hiện được nhiều việc tốt cho bản thân và cho tha nhân, cho cộng đồng. 

Sự khẳng định của Đức Thế Tôn: các bà con không nên tranh cãi nhau. Tranh cãi là nguồn gốc diệt vong còn có ý nghĩa thời sự trong thời đại ngày nay.

Biểu hiện của sự đoàn kết đó là hạ thấp cái tôi giúp con người ta dễ dàng chấp nhận nhau, hoan hỷ và có thể đến với nhau trong tập thể lớn. Trong kinh Tiểu bộ, có câu chuyện về đàn chim cùng đoàn kết bay lên, kéo theo cả tấm lưới của người thợ săn, là minh chứng sống động về sức mạnh đoàn kết.  

Trong một dòng tộc, nhất là anh em, nếu biết sống hòa hợp thì đó chính là dấu hiệu của một gia đình, dòng tộc hưng thịnh.

loi-phat-day-ve-tinh-anh-em-trong-gia-dinh-3

Tự chủ

Một số người luôn mang trong mình thái độ ỷ lại, chẳng hạn suy nghĩ ai là anh cả sẽ phải lo hết cho các em trong nhà, phải lo cho cha mẹ... Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. 

Đạo Phật đề cao việc người thân và anh em có sự liên hệ tương hỗ đến nhau, tuy nhiên luôn bình đẳng trước nghiệp nhân mà mình đã gây tạo. 

Tuy nhiên, Phật giáo hướng con người tìm về vô ngã, không bao giờ đồng tình với việc ỷ lại, dựa dẫm người thân. Đôi khi việc mình giúp đỡ ai đó đem lại hiệu quả tốt nhưng cũng có khi mình phải chịu đau khổ, thiệt thòi. Đây là cách hành xử chưa đúng trong quan hệ thân tộc, anh em.  

Nếu anh em trong nhà mà so bì hơn thua thì chỉ khiến cho cha mẹ khổ tâm, đau buồn. Nếu anh em biết tương trợ giúp đỡ, thương yêu lẫn nhau, đó gọi là thuận theo đạo, vốn cũng là một yếu tố nằm trong đạo hiếu. 

Giữ gìn nếp nhà 

Nếp nhà được hiểu là truyền thống đạo đức của gia đình, của dòng tộc, là những giá trị tinh thần được thiết lập và củng cố từ nhiều thế hệ trước đó. Tuy nhiên, mỗi người phải đủ trí tuệ để phân định và nhận ra không hẳn mọi giá trị được định hình từ truyền thống là tốt nếu bản chất của nó là bất lạc, là khổ đau.

Đức Phật dạy về điều này như sau: Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng… 

Cần phải có một thái độ thẩm sát tỉnh táo, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này được người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc” thì hãy tuân thủ và thực hành. 

Kính trọng 

Thương nhau nhưng phải kính trọng nhau, đó là nguyên tắc chung trong mọi mối quan hệ xã hội, bao gồm cả quan hệ anh em, thân tộc.

Lời Phật dạy:

Với mẹ và với cha

Với anh nhiều tuổi hơn

Với thầy là thứ tư

Không nên sanh kiêu mạn

Nên kính trọng vị ấy

Nên tôn kính vị ấy

Cúng dường họ, tốt lành.

Là anh em trong nhà, là người thân thì phải thương nhau, lo lắng cho nhau, chia sẻ công việc, giúp đỡ nhau.

Đôi khi, không thể tránh khỏi sự tranh cãi hay va chạm giữa anh em, thân tộc, nhưng nhờ sự tương kính và nhường nhịn, mọi chuyện dễ dàng được tha thứ và mối quan hệ nhanh chóng được hàn gắn.  Trong quan hệ sống chung giữa anh em thân thích thì sự quan tâm hỗ tương, san sẻ cho nhau từ sự nghiệp, cơ hội làm ăn cho đến giúp nhau trong những việc vặt giữa đời thường, cũng là những đức tính được Phật ca ngợi và tán thán.

Xem thêm: Lời Phật dạy: Lúa chín cúi đầu, người càng khiêm tốn càng nhiều phúc báo

Đọc thêm

Biết được các nhân duyên giúp kinh doanh thành công, chúng ta có thể áp dụng lời Phật dạy vào việc phát triển sự nghiệp của mình.

Lời Phật dạy về thành công thất bại trong kinh doanh: Tất cả gói gọn trong 1 'chữ tín'
0 Bình luận

Cuộc sống xô bồ với muôn vàn áp lực và thách thức, nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy thử áp dụng các cách dưới đây để lấy lại sự bình tĩnh.

Phật dạy: 15 cách đơn giản để tĩnh tâm giữa cuộc đời đầy biến động
0 Bình luận

Có những thứ "của cải" vô giá cha mẹ nhất định phải truyền lại cho thế hệ con cái sau này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Phật dạy: Những 'của cải' vô giá cha mẹ nhất định phải truyền lại cho con cái
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất