Lời Phật dạy: Lúa chín cúi đầu, người càng khiêm tốn càng nhiều phúc báo

Nền tảng của lương thiện là khiêm tốn, khởi nguồn của tà ác chính là ngạo mạn. Lúa càng chín càng rũ đầu cúi thấp, nói lời khiêm tốn chính là một cảnh giới của sự tu dưỡng.

Loan Nguyễn
08:00 27/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khiêm tốn là gì?

Khiêm tốn là mở lòng dung nạp người khác, tôn trọng người khác; là tinh thần không ngừng đạt đến sự hoàn mỹ khiêm nhường như hẻm núi, không ngại hạ mình thành khẩn thỉnh giáo; không vì tư lợi, không làm nổi bật bản thân, gặp người hiền đức thì học hỏi phấn đấu, gặp kẻ xấu tự kiểm điểm bản thân. 

Cổ nhân dạy: “Lấy nghiêm khắc để kiềm chế bản thân, lấy khoan dung để đối đãi với người khác”, tu dưỡng đức hạnh trung tín, “khiêm nhượng mà không tranh giành”, tu dưỡng để có được lòng tự tin, khiêm tốn, có đủ năng lực để người khác tín nhiệm, như thế mới trở thành người không bị lạc mất mỹ đức căn bản nhất. Cố chấp, khăng khăng giữ ý kiến của mình, tự cho mình là đúng, tự cho mình là giỏi, đều chỉ làm cho vật chướng ngại, cản trở mình tăng lên mà thôi.

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy”, nước tuy mềm mại nhưng “nước chảy đá mòn. “Nhu thắng cương”, “Trời không nói gì, bốn mùa hưng thịnh, vạn vật sinh sôi”, “Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật”… những lời này giảng hết sức đúng! 

loi-phat-day-ve-su-khiem-ton-1

Trong “Dịch Thư” có nói: Đạo lý của trời, bất luận thế nào, mọi sự kiêu ngạo tự mãn, sẽ khiến cho người đó phải chịu thiệt thòi, còn người khiêm tốn sẽ giúp cho người đó nhận được nhiều lợi ích. Do đó những người rộng lượng, phúc ân cao dày; người lòng dạ hẹp hòi, phúc ân tất mỏng, hơn nữa khiêm nhường và kiêu ngạo, cũng là vạch ngăn giữa phúc và họa.

Con người chỉ cần có tâm cao ngạo, sẽ ngăn trở bản thân hành đức thăng tiến. Chỉ có khiêm tốn, nỗ lực đề cao làm điều nhân đức mới là ý nghĩa nhất. Vẻ đẹp khiêm tốn ôn hòa là một trong những cảnh giới cao thượng.

Trong Kinh Dịch giảng rằng, hết thảy pháp tắc làm người và đạo lý đều là thiên địa âm dương biến hóa. Trong mỗi một quẻ hào đều có hung và cát. Quẻ hung là để cảnh giới con người bỏ ác hành thiện. Quẻ cát là động viên, khuyến khích con người phải mỗi ngày làm một việc thiện khác. Chỉ có quẻ khiêm (khiêm nhường) là mỗi một hào đều là cát tường, may mắn.

Có thể thấy, người khiêm tốn là người có tâm địa rộng lớn, có thể bao dung được hết thảy. Người tâm địa rộng lượng thì phúc trạch nhất định sẽ dày rộng. Người tâm địa hẹp hòi thì phúc trạch sẽ mỏng. Khiêm tốn và cao ngạo sẽ tạo ra phúc báo và tai họa. Cho nên, làm người nhất định phải tu dưỡng đức khiêm tốn.

Khổng Tử bàn việc không ngại hỏi người dưới

Có vị đại phu tên Khổng Ngữ nước Vệ thời Xuân Thu thông minh hiếu học, vô cùng khiêm tốn. Sau khi Khổng Ngữ qua đời, quân vương nước Vệ vì muốn người đời sau noi gương và phát huy tinh thần hiếu học của ông, nên đặc biệt phong tặng cho ông danh xưng “Văn Công”, người đời sau liền tôn vinh ông là Khổng Văn Tử.

Tử Cống, học trò của Khổng Tử, ông không hiểu hà cớ gì Khổng Ngữ lại xứng đáng được đánh giá cao như vậy, bèn hỏi Khổng Tử rằng: “Dẫu rằng học vấn và tài hoa của Khổng Ngữ rất cao nhưng còn nhiều người kiệt xuất hơn ông ta, tại sao lại ban tặng cho ông danh hiệu ‘Văn Công’?”

loi-phat-day-ve-su-khiem-ton-2

Khổng Tử nói: “Khổng Ngữ nỗ lực học tập, nếu có bất kỳ chỗ nào không hiểu, thì dù cho đối phương là người có địa vị hay học vấn không bằng ông, ông cũng rộng lượng khiêm nhường mà thỉnh giáo, không coi việc thỉnh giáo những người có địa vị, học vấn không bằng mình là chuyện đáng xấu hổ, đây chính là điểm khó có được. Thông minh, hiếu học, không ngại hỏi kẻ dưới, mới xứng gọi là “Văn”, do đó ban cho ông danh hiệu “Văn Công” không có gì không xứng đáng cả.”

Tử Cống liền minh bạch sự tình. Bản thân Khổng Tử cũng vậy, ông học vấn uyên thâm, nhưng vẫn khiêm tốn học hỏi người khác, làm gương cho học trò.

Gia Cát Lượng khiêm nhường nghe lời can gián

Gia Cát Lượng tài đức vẹn toàn, được hậu thế tôn xưng là “Trí Thánh”. Trong “Tự miễn” (Tự khích lệ), ông có nói: “Kiêu giả chiêu hủy, vọng giả nhẫm họa” (Kẻ kiêu ngạo tự chiêu mời diệt vong, kẻ làm bừa tự rước họa vào thân), không bao giờ ỷ công ngạo mạn, không tranh công đổ lỗi, dám gánh vác trách nhiệm, một lòng hành thiện. 

Trong lịch sử ghi chép ông trị nước Thục rằng: “Khoa giáo nghiêm minh, thưởng phạt tất tín, vô ác bất trừng, vô thiện bất hiển” (Khoa giáo nghiêm minh, thưởng phạt công minh, không tội ác nào không bị trừng trị, không điều thiện nào không được tuyên dương).

loi-phat-day-ve-su-khiem-ton-3

Gia Cát Lượng cả đời cầu người hiền như khát nước, lại giỏi can gián. Sau khi đảm nhiệm chức tể tướng, ông cho xây một đài cầu người hiền tại phía Nam Thành Đô, nhằm nghênh đón nhân sỹ tứ phương, trọng dụng một lớp nhân tài trác việt tài đức vẹn toàn. Hành động này được người đương thời gọi là “đức cử” (hành động đạo đức). 

Trong văn võ bá quan mà ông tin dùng, có vị nhân sỹ tên Kinh Sở là nhân tài đất Thục, lại có tướng Ngụy Ngô Hàng, ông có tấm lòng bao dung bốn bể, độ lượng với mọi người, vạn vật, được người đời ngợi ca, người đương thời gọi ông là “Quan Thục đều là tuấn kiệt trong thiên hạ”.

Khi giải quyết việc quốc gia đại sự ông luôn suy nghĩ vì lợi ích chung, nghe theo những ý kiến và kiến nghị khác nhau. Ông vài lần ban hành công cáo cổ vũ tướng sĩ thẳng thắn can gián, yêu cầu mọi người phê bình những sai lầm, thiếu sót của bản thân. Ông thường khích lệ và tán thưởng những người chỉ ra và đề xuất cách trị quốc lo việc đại sự có tinh thần trung với nước, còn nói rằng nếu tất cả mọi người đều nghiêm túc, chăm chỉ, khích lệ lẫn nhau như vậy, thì hẳn “tắc lượng khả dĩ thiểu quá hỹ”(sáng suốt có thể giảm thiểu sai sót).

Phật dạy: Khiêm tốn chính là một cảnh giới của sự tu dưỡng

Lời Phật dạy, nền tảng của lương thiện là khiêm tốn, khởi nguồn của tà ác chính là ngạo mạn. Lúa càng chín càng rũ đầu cúi thấp, nói lời khiêm tốn chính là một cảnh giới của sự tu dưỡng.

Khiêm tốn là đức hạnh cao siêu mà ai cũng phải học suốt đời. Khiêm tốn trong việc học, việc tu thân dưỡng tính, việc giao tiếp giữa người với người.

Do đó, càng học cao học rộng thì càng phải khiêm tốn. Còn nếu học nhiều mà đối xử tự cao, khinh khi với cha mẹ, anh em, thầy cô, người thân... thì bản thân sẽ trở thành liều thuốc độc gây hại, đánh mất vầng hào quang trong mắt người xung quanh và tự chuốc lấy đau khổ.

loi-phat-day-ve-su-khiem-ton-4

Khiêm tốn sẽ chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ ra kiêu căng tự mãn, nên lúc nào cũng bình tĩnh lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh, nhờ vậy họ làm được nhiều việc mang lại lợi ích và được nhiều người ủng hộ.

Người sống ở đời biết khiêm tốn mới học hỏi được nhiều điều hay, tu dưỡng phẩm chất đạo đức thanh cao, để làm gương sáng cho người khác tu tập theo. Người khiêm tốn luôn đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại, bằng tình người trong cuộc sống với tấm lòng từ bi rộng lớn.

Phật thường hay nói, cõi Ta Bà này chỉ là cõi tạm, vinh hoa phú quý, công danh lợi lạc, chức vụ địa vị, khi con người ta thác rồi thì còn mang được chỉ là phần hồn và công đức đã tu.

Việc một bậc đại trí thể hiện phẩm chất khiêm tốn là đã tu được 2 phần công đức:

-Không ngạo mạn, kiêu căng. Xem như là tu tâm tu dạ, không để tâm đến sự đời, một lòng chuyên chính tu hành cốt sao có được thành tựu, làm lợi lạc bản thân. Mọi sự thiệt hơn đều không màng đến, công danh, nổi tiếng xem nhẹ cả 10 phần.

-Công đức có được qua việc trợ giúp, đồng hành giúp người khác ngộ đạo, với người đã tu đạo thì cùng phát triển thêm. 

Con người dù giàu hay nghèo, nhưng học được cách lắng nghe, khiêm tốn trong từng lời nói cử chỉ thì chắc chắn sẽ được người khác kính nể, yêu quý. Đó chính là phúc báo. Còn nói quá nhiều, lại nói những lời vô ích, tự cao tự đắc, đơm đặt bịa chuyện thì chỉ khiến người khác chán ghét, coi thường. Đó chính là nghiệp báo.

Xem thêm: Lời Phật dạy: Tâm đố kỵ phúc báo tự khắc tiêu tan

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận