Thiền chánh niệm là gì? Thiền chánh niệm có lợi ích như thế nào đối với con người?

Ngày càng có nhiều người theo đuổi Thiền chánh niệm để tự thấu tỏ bản thân cũng như đạt đến sự tĩnh tại, bình yên. Bộ môn này trở thành phương pháp chữa lành tinh thần vừa đơn giản vừa hiệu quả dành cho tất cả mọi người.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thiền chánh niệm là gì?

Thiền chánh niệm là hoạt động bắt nguồn từ Phật giáo phương Đông, lan truyền mạnh mẽ và được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Một trong những điều lý thú là ngoài các kinh sách dạy về “chánh niệm, chánh định” như kinh Bát nhã, Pháp hoa, Lăng nghiêm...thì sau gần cả ngàn năm kể từ lúc đức Phật nhập Niết Bàn, các Tổ sư Phật Giáo cũng theo kinh, soạn cuốn “Tỳ ni nhật dụng thiết yếu” dạy tăng ni chúng luôn chánh niệm trong mỗi giây phút như, lúc ăn, uống, đi, đứng, nằm, ngồi…, nên tụng chú để tâm được chánh niệm.

loi-ich-cua-thien-chanh-niem-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi-1

Kabat-Zinn - tác giả cuốn sách Wherever You Go, There You Are (Nơi Ấy Cũng Là Bây Giờ Và Ở Đây) cho biết, Chánh niệm hay Thiền chánh niệm có từ Phật Thích Ca khoảng 2.600 năm trước.

Nhiều năm gần đây, Thiền chánh niệm qua con đường “thế tục”, không mang màu sắc tôn giáo, đã đi sâu vào xã hội Mỹ, và khởi sắc nhất kể từ khi ông thiết lập Chương trình Mindfulness-Based Stress Reduction (MBSR) tại Đại học Y (Mỹ quốc) Massachusetts năm 1979 . Kể từ đó, Kabat-Zinn và nhiều đồng nghiệp thực hiện hàng ngàn thí nghiệm cho thấy, Thiền chánh niệm là một trong những tặng phẩm vĩ đại mà Ngài Cồ Đàm đã để lại cho nhân loại ngày nay.

Tác giả Jon Kabat-Zinn định nghĩa: Chánh niệm là sự tỉnh thức, chú tâm vào những điều đang xảy ra trong hiện tại. Ý niệm này dẫn dắt mọi người tự nhìn nhận quan điểm của mình, sống hòa hợp với thế giới xung quanh cũng như ý thức sâu sắc về tính chất toàn vẹn của mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống.

loi-ich-cua-thien-chanh-niem-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi-2

Thiền chánh niệm là một quá trình tự quán chiếu, tự soi xét bản thân và hành động có ý thức. Nền tảng vững chắc của triết lý này là lòng nhân từ và sự thông tuệ của con người. Vì thế, việc thực hành Thiền chánh niệm sẽ giúp chúng ta sống có mục đích rõ ràng trong thời khắc hiện tại, không gợn lo âu, ưu phiền.

Bộ môn này nuôi dưỡng tinh thần rộng lượng, minh triết và điềm tĩnh chấp nhận thực tại. Nếu thiếu mất chánh niệm, mỗi người rất dễ rơi vào trạng thái sợ hãi, bất an trong sâu thẳm tâm hồn. Khi những vấn đề này tích tụ và chất chồng theo thời gian, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong quá khứ và xa lìa thực tại, cuối cùng đánh mất niềm tin vào giá trị cốt lõi của bản thân.

Trong nhịp sống đô thị hối hả, bộn bề, đa số chúng ta đều mong muốn kết nối sâu sắc với tâm hồn mình hoặc tìm về nương náu giữa lòng thiên nhiên xanh mát. Do đó, ngày càng có nhiều người theo đuổi Thiền chánh niệm để tự thấu tỏ bản thân cũng như đạt đến sự tĩnh tại, bình yên.

Lợi ích của Thiền chánh niệm đối với con người

Theo các nhà khoa học, trung bình mỗi phút, chúng ta chìm đắm trong 3.000 ý nghĩ. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho biết, một người trưởng thành mất khoảng 47% thời gian mỗi ngày vì lang thang trong tâm trí chính mình. Điều này có nghĩa là chúng ta đang lãng phí quá nhiều thời gian và năng lượng cho những suy nghĩ mông lung, rối rắm. 

Thế nhưng, có một tin vui là mọi người hoàn toàn có thể học cách kiểm soát ý thức cũng như tiềm thức của mình thông qua Thiền chánh niệm. Hoạt động này cho phép chúng ta tận dụng tối đa sức mạnh của tâm trí, từ đó nâng cao sức khỏe tinh thần. 

loi-ich-cua-thien-chanh-niem-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi-3

Giảm căng thẳng

Cuộc sống hiện đại với nhiều bộn bề, lo lắng, những áp lực khiến con người luôn mệt mỏi và bất an. Sự căng thẳng kéo dài sẽ gây ra chứng mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, bệnh tim mạch… thậm chí là tự tử. 

Một nghiên cứu kéo dài 5 năm đã chứng minh rằng, các hoạt động thiền định và chánh niệm có thể giúp bệnh nhân giảm căng thẳng đáng kể. Kết quả cho thấy, những người bệnh thực hành Thiền chánh niệm trong vòng 8 tuần có khả năng kiểm soát tâm trạng tốt hơn hẳn nhóm đối chứng.

Bớt lo âu

Trong tâm thần học, lo lắng là một dạng rối loạn thần kinh khiến bệnh nhân khó chịu, sợ hãi quá mức đồng thời gây ra những hành vi cưỡng chế hoặc tấn công hoảng loạn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến chúng ta mất khả năng kiểm soát cuộc sống của chính mình. 

Theo một số nghiên cứu, những người bị rối loạn lo âu tham gia Thiền chánh niệm có xu hướng khỏi bệnh nhanh hơn so với những người điều trị bằng các phương pháp khác.

Phát triển trí tuệ

Trí tuệ cảm xúc là khả năng tự nhận thức cảm xúc và quản lý tâm trạng của mỗi người. Những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ biết cách cư xử khéo léo, đúng mực thay vì hành động trẻ con, bốc đồng. 

Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cho thấy, Thiền chánh niệm đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân cải thiện năng lực điều chỉnh cảm xúc. Trong những tình huống khó khăn, họ đã chủ động phân loại cảm xúc cũng như giải quyết vấn đề một cách thấu tình đạt lý hơn.

loi-ich-cua-thien-chanh-niem-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi-4

Hạn chế trầm cảm

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các biện pháp can thiệp dựa vào Thiền chánh niệm có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm cũng như sự tái phát của căn bệnh này ở bệnh nhân. Điều đó khẳng định rằng, phương pháp điều trị chánh niệm sẽ giúp người bệnh ổn định tâm lý và điều chỉnh cảm xúc tốt hơn so với những người không luyện tập.

Suy nghĩ tích cực hơn

Khả năng thích ứng là khả năng chủ động đối phó với những thăng trầm trong cuộc sống thay vì ngồi yên chấp nhận sống chung với áp lực, căng thẳng. 

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2012, các bác sĩ đã sử dụng phương pháp thiền định, trị liệu nhận thức và các bài tập thấu cảm để cải thiện khả năng thích nghi của người bệnh. Đa số bệnh nhân đều khẳng định, họ cảm thấy tự tin và suy nghĩ tích cực hơn khi đối mặt với nghịch cảnh.

Thiền có thể chuyển đổi tâm, mà tâm an, thân lạc thì hạnh phúc sẽ nằm trong tầm tay. Do đó, Thiền có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta từ sầu bi khổ lụy, căng thẳng giận hờn thành con người an lạc, hạnh phúc, ít tật bệnh, đẹp và thông minh hơn. 

Chỉ cần kiên nhẫn ngồi thiền giữa một không gian tĩnh lặng khi rảnh rỗi, bạn đã có thể thấu hiểu nội tâm và trở nên lạc quan hơn.Cuối cùng, bạn cần kiên trì luyện tập mỗi ngày để tự mình trải nghiệm trọn vẹn trạng thái hạnh phúc tại tâm.

Việc thực hành Thiền chánh niệm sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong môi trường yên tĩnh, thoải mái, không chịu sự chi phối từ thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, tư thế ngồi sẽ giúp chúng ta dễ dàng tập trung hơn vào hơi thở. Bởi với tư thế này, hoạt động của tay, chân và các giác quan đã bị hạn chế tối đa.

Xem thêm: Lời Phật dạy: Muốn sống vui khỏe, sống thọ phải ghi nhớ 10 điều sau

Đọc thêm

Ngôi chùa Tiêu Sơn tuy giản dị nhưng gắn liền nhiều tên tuổi của những bậc kỳ tài trong lịch sử như sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn hay thiền sư Như Trí. Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng nơi không có hòm công đức.

Điều bí ẩn ở ngôi chùa cổ không có hòm công đức, cấm đốt vàng mã và dâng cúng rượu thịt
0 Bình luận

Người có lòng đố kỵ không những tự làm khổ mình, mà còn là nguồn cơn thúc đẩy hãm hại người khác để thỏa mãn hư vinh. Muốn sống an nhiên, tích nhiều phúc báo, hãy nghe lời Phật dạy để xóa bỏ lòng đố kỵ.

Lời Phật dạy: Tâm đố kỵ phúc báo tự khắc tiêu tan
0 Bình luận

Nghi thức phóng sinh là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam nói chung và của Phật giáo nói riêng. Bản chất của việc phóng sinh là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phóng sinh là gì? Ý nghĩa của việc phóng sinh?
0 Bình luận

Tin liên quan

Nhiều phật tử ăn chay như cách để tu dưỡng nhằm tích phúc báo. Ăn chay mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bữa ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Ăn chay như thế nào để tốt sức khỏe?
0 Bình luận

Có rất nhiều cách tích đức đơn giản, không tốn tiền mà lại tạo ra phúc báo lâu dài, mỗi người nên tu dưỡng hàng ngày.

9 cách tích đức đơn giản giúp bạn hưởng phúc báo cả đời
0 Bình luận

Nuôi dạy con là cả quá trình, để tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời các bậc cha mẹ cần nhớ những nguyên tắc theo lời Phật dạy dưới đây.

5 quy tắc vàng để nuôi dạy nên những đứa trẻ tử tế theo lời Đức Phật
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất