9 cách tích đức đơn giản giúp bạn hưởng phúc báo cả đời

Có rất nhiều cách tích đức đơn giản, không tốn tiền mà lại tạo ra phúc báo lâu dài, mỗi người nên tu dưỡng hàng ngày.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo lời Phật dạy, người tích đức kiếp này có thể nhận phúc báo phát tài, làm đại quan ở kiếp sau. Những người tu luyện cũng hay bàn về chuyện giữ gìn đạo đức, tính tình để tạo lập cơ sở tu hành, sau này có hy vọng nhảy thoát khỏi vòng luân hồi, bể khổ.

Chính vì thế, bạn hãy học cách tích đức, hành thiện, vừa là giúp người, vừa là giữ thêm cho mình phúc báo về sau. 

loi-phat-day-ve-cach-tich-duc-tao-phuc-bao-1

Dưới đây là những cách tích đức đơn giản tạo phúc báo đời đời mỗi người nên tu dưỡng hàng ngày:

1. Biết lắng nghe

Cổ nhân có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít” để khuyên răn con người ta nên quan sát thấu hiểu và nói đúng lúc.

Người biết lắng nghe chính là biết nhường nhịn, tôn trọng và nghĩ cho người khác. Chỉ khi đủ kiên nhẫn lắng nghe người khác nói, bạn mới có thể thấu hiểu, yêu thương họ.

Lời Phật dạy, sự lắng nghe sẽ là câu trả lời tuyệt vời nhất cho những mâu thuẫn, khổ đau, buồn bực trong đời. Không thể lắng nghe chính là không thể nhẫn nại. Không thể nhẫn nại thì cũng chẳng thể nào làm được việc lớn.

Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người cần tu dưỡng cho mình đạo lý biết lắng nghe, biết lúc nào nên nói, lúc nào nên im lặng.

2. Biết thấu hiểu 

Thấu hiểu người khác là điều không phải ai cũng làm được. Nhu cầu của con người được thừa nhận, được người khác thấu hiểu. Hãy luôn đặt mình vào người khác để hiểu cảm nhận của họ, những cảm giác mình không muốn chịu thì tốt nhất không làm với những khác.

Nếu hiểu được tâm tình, tâm sự của đối phương, bạn sẽ biết cách mang đến hạnh phúc cho họ, cũng sẽ biết cách sống đẹp hơn, tu sửa mình tốt hơn.

loi-phat-day-ve-cach-tich-duc-tao-phuc-bao-2

3. Giữ thể diện cho người khác

Người phương Đông rất coi trọng thể diện nên trong đời sống hàng ngày bạn cần rèn cho mình sự tôn trọng và giữ thể diện cho người khác. Không nể mặt chính là thái độ vô lễ lớn nhất mà con người tối kỵ gây ra với người khác.

Đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường. Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một tội lỗi đẩy người ta đến đường cùng.

Chính vì vậy, ngay cả khi bạn thấy đõ điều gì đó về một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra mà bình tĩnh chờ lúc phù hợp mà nói. 

4. Tin tưởng người khác

Cổ nhân nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người”.

Nếu một người có tính đa nghi thì rất khó có được bạn chân thành bởi họ luôn hoài nghi bất kỳ điều gì bất kỳ người nào mà họ kết giao và có tâm thế đề phòng.

Chúng ta nên chọn bạn mà chơi và khi đã chơi cùng thì nên tín nhiệm bạn. Đồng thời, mỗi người nên xây dựng chữ Tín cho bản thân. Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc. Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công. 

5. Sống chân thành

Sự chân thành có lẽ là thứ đáng quý khó tìm ở đời này. Sự thành thật chính là cái gốc làm người. Giữ chữ tín, sống chân thành, bạn sẽ thu phục được lòng người, được yêu mến, và có nhiều cơ hội để thành công.

Nên nhớ, đem chân thành mà đối đãi với người đời, ắt quả ngọt phúc báo sẽ đến với bạn trong tương lai. Người không thành thật sẽ khó mà tồn tại, càng không bao giờ tìm được tri kỷ. 

loi-phat-day-ve-cach-tich-duc-tao-phuc-bao-3

6. Khiêm tốn

Người xưa nói, người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch. Hãy tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi và học cách buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ.

Bạn cũng không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau là đừng đắc ý, nên khiêm nhường một chút, mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn.

7. Biết nói lời cảm ơn

Người biết nói lời cảm ơn sẽ luôn tạo được thiện cảm trong mắt người khác. Để tích đức tạo phúc báo trong tương lai, hãy bắt đầu bằng việc nói lời cảm ơn đối với những gì xảy đến, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất thường ngày.

Cảm ơn ở đây không chỉ dành cho ân nhân, người giúp đỡ bạn mà còn cảm ơn cả những người đối xử tệ với bạn, đó chính là biểu hiện của người có chí khí, bản lĩnh. Người tốt dạy bạn biết yêu thương, người xấu dạy bạn thêm mạnh mẽ.

loi-phat-day-ve-cach-tich-duc-tao-phuc-bao-4

8. Tôn trọng người khác

Hãy luôn đặt sự tự tôn của người khác ở vị trí cao nhất, thậm chí cao hơn chính bản thân mình. Sự tôn nghiêm của một người chính là phẩm giá và đạo đức, đôi khi là sinh mệnh của họ. Đừng bao giờ mạo phạm người khác nếu không muốn chính mình cũng bị mạo phạm. Đối với những kẻ yếu hơn, lại càng phải tôn trọng, trân quý họ.

Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác. Làm được như vậy thì chính là bạn đã có phẩm chất của một người quân tử. Người quân tử chính là tôn trọng kẻ yếu, không sợ kẻ mạnh, là nghĩ cho người trước, nghĩ đến mình sau.

9. Khoan dung

Khoan dung là điều cần tu dưỡng mỗi ngày, đây là một trong những đức tính hàng đầu của người quân tử.

Lòng khoan dung có sức mạnh to lớn, nó có thể cải biến một con người lầm lỗi trở nên chân chính. Nó cũng có thể hoán cải một tâm hồn gỗ đá, chai sạn vì hận thù trở nên tươi đẹp, yêu đời hơn.

Khoan dung không chỉ là biết nghĩ cho người khác, biết gia ân cho kẻ thù mà còn chính là biết nghĩ cho mình, biết cởi trói cho mình. 

Lời Phật dạy, nếu không thể khoan dung người khác, chứng tỏ rằng trong bạn còn có nhiều mối hận, chứng tỏ lòng dạ của bạn vẫn chưa đủ rộng lượng, khoáng đạt. Giữ hận thù trong người chính là ấp ủ thuốc độc, đầu độc chính mình, tích tụ nghiệp xấu.

Xem thêm: Vì sao người "ở hiền" nhưng không "gặp lành"?

Đọc thêm

Nuôi dạy con là cả quá trình, để tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời các bậc cha mẹ cần nhớ những nguyên tắc theo lời Phật dạy dưới đây.

5 quy tắc vàng để nuôi dạy nên những đứa trẻ tử tế theo lời Đức Phật
0 Bình luận

Đã bao giờ bạn dự đám tang mà nhìn thấy toàn bộ gương trong nhà gia chủ đều được che phủ bằng vải hay báo chưa? Tại sao nhà có người mất phải che toàn bộ gương?

Vì sao nhà có người mất phải che toàn bộ gương?
0 Bình luận

Đến cầu Nại Hà, linh hồn phải uống canh Mạnh Bà. Canh Mạnh Bà là thứ canh lãng quên, xóa bỏ mọi hỷ - nộ - ái - ố ở cõi nhân gian.

Ngẫm về ý nghĩa 8 giọt lệ trong bát canh Mạnh Bà
0 Bình luận

Tin liên quan

Những lời Phật dạy về lòng tham và quả báo từ lòng tham sẽ giúp cho những người con Phật biết tu dưỡng để tránh được nghiệp duyên oan nghiệt trong tương lai.

Lời Phật dạy: Lòng tham càng lớn, phúc đức càng tiêu tán
0 Bình luận

Trong cuộc sống, chúng ta phải học chữ Nhẫn, đó là phương pháp tu tập để tạo nên nghiệp lành và phúc báo cho mỗi người.

Lời Phật dạy: Người biết Nhẫn ắt sẽ thành công
0 Bình luận

Đức Phật dạy, ở đời có luật nhân quả, bạn làm chuyện hại người thì sẽ có người hãm hại lại bạn. Bạn lừa dối người khác cũng có người khác lừa dối bạn. Ở đời có những nghề kiếm bạc tỷ nhưng không có hậu, nên tránh xa.

Phật răn: 7 nghề kiếm bạc tỷ nhưng đừng bao giờ làm kẻo rước nghiệp ác vào thân
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất