3 tố chất không thể thiếu của người đàn ông làm nên nghiệp lớn theo lời dạy cổ nhân

Người đàn ông được coi là "đại trượng phu" gặp sóng gió không nản chí, khi thành công không kiêu căng ngạo mạn. Dưới đây là 3 tố chất của bậc đại trượng phu.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo quan niệm của người xưa, "đại trượng phu" dùng để chỉ người đàn ông lý tưởng.

Nói về bậc đại trượng phu, Mạnh Tử viết: "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất", nghĩa là giàu sang mà không hoang dâm, nghèo hèn mà không đổi chí khí, gặp uy vũ mà không chịu khuất phục.

Bản lĩnh của một người đàn ông "đại trượng phu" đó chính là gặp sóng gió không nản chí, đạt được thành công không kiêu căng ngạo mạn.

Bậc đại trượng phu dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn khiến người khác phải kính trọng, nể phục.

Dưới đây là 3 tố chất của người đàn ông để trở thành bậc đại trượng phu theo lời dạy của cổ nhân.

Chí khí

Khi đánh giá một người đàn ông, phụ nữ thường coi trọng nhất là tâm cầu tiến. Người đàn ông khi đánh giá một người đàn ông khác thường coi trọng nhất là chí hướng của anh ta.

Về mặt từ vựng, "Chí khí" bao gồm "khí chất" và "chí hướng" hợp lại mà thành.

Quan niệm từ xưa đến nay, người đàn ông phải có mục tiêu sống, phải theo đuổi sự nghiệp. Dù sự nghiệp mà anh ta theo đuổi là gì thì đều không thể thiếu "chí khí".

Vị học giả của triều đại nhà Thanh là Thân Cư Vân từng nói: "Người đàn ông mà không có chí khí thì một việc làm cũng không thành".

Lưu Qua triều đại Nam Tống đã nói: "Chí khí của người đàn ông có thể khiến cho biển cả được lấp đầy và di dời được núi".

Lữ Khôn ở triều đại nhà Minh cũng nói: "Người có chí khí mạnh mẽ thì có việc gì là không thể làm được?".

"Chí" là phương hướng, còn "khí" là động lực. Một người đàn ông có "chí khí" tức là có phương hướng và có động lực.

Người đàn ông có phương hướng và động lực thì nhất định sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

3-to-chat-khong-the-thieu-cua-nguoi-dan-ong-lam-nen-su-nghiep-lon-1

Bản lĩnh

Người đàn ông muốn làm nên sự nghiệp thì bản lĩnh là tố chất không thể thiếu. 

Bản lĩnh của người đàn ông thể hiện ở khả năng tự mình tạo dựng được cuộc sống của bản thân mình, sau đó là chăm sóc người thân, bạn bè và gây dựng sự nghiệp.

Chỉ khi làm được điều này, cuộc sống của người đàn ông mới có thể ổn định, đứng vững và phát triển.

Một số phương diện thể hiện bản lĩnh của người đàn ông:

Nói được làm được: Người đàn ông có bản lĩnh phải có khả năng làm việc thực sự chứ không phải lời nói khoa trương, mong ước viển vông, xa rời thực tế.

Trong “Hậu Hán thư” viết: "Một nhà không quét, sao quét được thiên hạ?". Lý Ngư triều nhà Minh cũng nói: "Đại trượng phu làm việc, mạnh mẽ và vang dội".

Có phẩm đức và nguyên tắc: Người bản lĩnh trước hết phải có đủ phẩm đức và nguyên tắc kiên định. Trong "Bắc Tề thư" viết: "Thà rằng làm ngọc nát chứ không làm ngói lành".

Biết tiến lui đúng lúc: Lý Bảo Gia thời nhà Thanh từng nói: "Đại trượng phu co được giãn được".

Dương Hùng thời Tây Hán nói: "Đại trượng phu hiểu được lúc nào nên tiến thì tiến, lúc nào nên lui thì lui".

Muốn có được bản lĩnh vững vàng, người đàn ông cần phải rèn luyện và tu dưỡng nội tâm hằng ngày. Cảnh giới nội tâm sẽ quyết định cuộc đời và sự nghiệp của họ đi theo hướng nào.

Người đàn ông nếu như thiếu bản lĩnh hay bản lĩnh không vững vàng thì sẽ khó có thể làm chủ cuộc đời mình.

3-to-chat-khong-the-thieu-cua-nguoi-dan-ong-lam-nen-su-nghiep-lon-2

Hào khí

Từ xưa đến nay, là bậc đại trượng phu nhất định không thể thiếu hào khí.

Tân Khí Tật - một nhân vật quan trọng của nghĩa quân của triều nhà Tống, đã từng nói về "Hào khí": "Kim qua thiết mã, Khí thôn vạn lý như hổ". Nghĩa là: Giáo vàng ngựa sắt, khí thôn muôn dặm hùng hổ - ý chỉ khí thế hào hùng.

"Chí khí" là ý chí kiên định của nội tâm còn "Hào khí" là sự hào hùng, hăng hái cuộn trào trong tâm.

Nếu một người đàn ông có "chí khí" nhưng không có "hào khí" thì con đường cuộc đời sẽ thiếu đi mất một phần thú vị. Người ấy sẽ sống mà không thể lúc nào cũng nhiệt huyết.

"Hào khí" của người đàn ông thường đến từ một số phương diện:

"Hào khí" đến từ sự tự tin mạnh mẽ và mãnh liệt giống như ý tứ trong câu "Ngửa mặt nhìn trời cười lớn, ta sao có thể là kẻ vô dụng?".

"Hào khí” đến từ tầm mắt rộng lớn giống như ý tứ trong câu: "Không sợ mây che mất tầm nhìn xa của mắt, vì tự thân ta đã ở trên tầng cao nhất rồi!".

"Hào khí” đến từ sự "ngông nghênh", cứng cỏi và kiên quyết, giống như: "Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý, khiến ta chẳng được mặt mày tươi!".

"Hào khí" cũng đến từ ý chí kiên định như miêu tả trong câu: "Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê, tráng sĩ một đi không trở về!".

"Hào khí" không phải chỉ ở phạm vi tình cảm mà ở ý chí, ở trí tuệ, ở sự rèn luyện, tu dưỡng hằng ngày. Chính vì thế, người đàn ông muốn làm nên sự nghiệp, nhất định phải có "Hào khí".

Xem thêm: Người trí huệ không bao giờ nóng vội, tính khí càng ôn hòa thì phúc báo càng dày sâu

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Con người nếu cứ mạnh mẽ sẽ có lúc gây ra tác dụng ngược. Biết tỏ ra "yếu thế" đúng lúc không phải tính cách mềm yếu mà là cảnh giới cao của trí tuệ nhân sinh.

Biết cách 'yếu thế' đúng lúc cũng là một loại trí tuệ cần tu dưỡng
0 Bình luận

Lời thị phi từ miệng của người khác không phải thước đo đánh giá con người. Thay vì dao động trước những lời đàm tiếu, hãy tin vào chính bản thân mình.

Miệng của thiên hạ còn tai của mình, đừng quan tâm đến những lời thị phi
0 Bình luận

Giữa đàn ông tốt và đàn ông xấu có cách suy nghĩ và hành động hoàn toàn đối ngược. Muốn tìm ra người đàn ông tốt, phụ nữ nhất định phải nhớ kỹ 3 từ dưới đây.

Đàn ông tốt chỉ gói gọn trong '3 từ' này, phụ nữ nhất định phải khắc ghi
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Vì người già không còn mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta hay nói, “già như trẻ con”. Nhưng khác biệt ở chỗ, trẻ con được sinh ra trong một vòng tay, còn người già dần rời đi khỏi cuộc đời này trong một khoảng lặng.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 giờ trước
Bài học làm người - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chúng ta cứ ngỡ mình to lớn có giá trị, nhưng đôi khi chúng ta phải cúi xuống để học những người bình thường mà ta đánh giá thấp này những bài học làm người.

Hải An
Hải An 24 giờ trước
Thăm nhà bạn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thăm nhà bạn ở tuổi ở cái tuổi lục thập hoa giáp thế này mới thấy thấm thía cái bình yên, hạnh phúc thực sự ở đời. Tưởng là dễ những khó vô cùng...

Hải An
Hải An 3 ngày trước
3 món đồ nên cân nhắc kỹ trước khi đặt trong nhà để tránh ảnh hưởng tới vận khí

Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 15/05
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 13/05
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất