Lên Sáu - Bài thơ của Tản Đà 100 năm vẫn vẹn nguyên ý nghĩa về sự giáo dục

Lên Sáu là một bài thơ hay của Tản Đà được viết vào năm 1919 nhưng mãi đến năm 1924 mới được xuất bản. Bài thơ dù đã trên 100 năm nhưng vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa về sự giáo dục.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 12/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tản Đà là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học thế kỷ 20 với rất nhiều bài thơ nổi bật được độc giả yêu thích. Thơ của ông vừa độc đáo, sáng tạo lại vừa phóng khoáng với nhiều thể loại, nhiều lĩnh vực. Đi khắp mọi miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau. Ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".

tan da 1

Tản Đà có rất nhiều bài thơ hay, trong đó Lên Sáu được xem là một bài thơ mang ý nghĩa về sự giáo dục con người. Trước khi dạy trẻ lòng yêu nước, yêu đồng bào, hãy dạy trẻ cách hiếu thuận với cha mẹ, cung kính với thầy cô. Khi đó những cái "yêu" còn lại sẽ hình thành tốt đẹp.

tan da 2

Dưới đây là nội dung chi tiết của bài thơ Lên Sáu:

Sách quốc ngữ - Chữ nước ta.

Con cái nhà - Đều phải học.

Miệng thì đọc - Tai thì nghe.

Chớ ngủ nhè - Chớ láu táu.

Con lên sáu - Đang vỡ lòng.

Học cho thông - Thầy khỏi mắng.

Trong trời đất - Nhất là người.

Ở trên đời - Hơn giống vật.

Con bé thật - Chưa biết gì

Còn ngu si - Phải dạy bảo

Cho biết đạo - Mới nên thân

Sau lớn dần - Con sẽ khá.

Ai đẻ ta? - Cha cùng mẹ.

Bồng lại bế - Thương và yêu.

Ơn nhường bao - Con phải ngẫm:

Áo mặc ấm - Mẹ may cho.

Cơm ăn no - Cha kiếm hộ.

Cha mẹ đó - Là hai thân.

Hai thân là - Là thân nhất.

Trong trời đất - Không ai hơn.

Con biết ơn - Nên phải hiếu.

Nghĩa chữ hiếu - Đạo làm con

Con còn non - Nên học trước.

Đi một bước - Nhớ hai thân.

Con còn nhỏ - Có mẹ cha.

Lúc vào ra - Được vui vẻ.

Con còn bé - Mẹ hay chiều.

Thấy mẹ yêu - Chớ làm nũng.

Đã đi học - Phải cho ngoan,

Hay quấy càn - Là chẳng hiếu.

Con còn bé - Mẹ hay lo,

Ăn muốn cho - Lại sợ độc.

Con ốm nhọc - Mẹ lo thương,

Tìm thuốc thang - Che nắng gió.

Con nghĩ đó - Sao cho ngoan.

Hay ăn càn - Là chẳng hiếu.

Anh em ruột - Một mẹ cha,

Mẹ đẻ ra - Trước sau đó.

Cùng máu mủ - Như tay chân,

Nên yêu thân - Chớ ganh tị.

Em coi chị - Cũng như anh,

Trước là tình - Sau có lễ.

Người trong họ - Tổ sinh ra,

Ông đến cha - Bác cùng chú.

Họ nội đó - Là tông chi.

Cậu và dì - Về họ mẹ.

Con còn bé - Nên dạy qua.

Còn họ xa - Sau mới biết.

Người trong họ - Có bề trên,

Lạ hay quen - Đều phải kính.

Có khách đến - Không được đùa.

Ai cho quà - Đừng lấy vội.

Ông bà gọi - Phải dạ thưa.

Phàm người nhà - Không được hỗn.

Con bé dại - Mải vui chơi.

Muốn ra người - Phải chăm học.

Miệng đang đọc - Đừng trông ngang.

Học dở dang - Đừng có chán.

Học có bạn - Con dễ hay.

Mến trọng thầy - Học chóng biết.

Dậy con biết - Phép vệ sinh:

Ăn quả xanh - Khó tiêu hoá.

Uống nước lã - Có nhiều sâu.

Áo mặc lâu - Sinh ghẻ lở.

Mặt không rửa - Sinh u mê.

Đang mùa hè - Càng phải giữ.

Các giống vật - Thật là nhiều:

Như con hươu - Ở rừng cỏ.

Như con chó - Nuôi giữ nhà.

Con ba ba - Loài máu lạnh.

Loài có cánh - Như chim câu.

Còn loài sâu - Như bọ róm.

Cây và cỏ - Có khác loài,

Trông bề ngoài - Cũng dễ biết.

Như cây mít - Có nhiều cành.

Lúa, cỏ gianh - Có từng đốt,

Còn trong ruột - Lại khác nhau.

Vài năm sau - Con biết kỹ.

Đá bờ sông - Không sống chết.

Không có biết - Không có ăn,

Không người lăn - Cứ nằm đây.

Như đá cuội - Như đá xanh,

Như mảnh sành - Như đất thó,

Các vật đó - Theo loài kim.

Các loài kim - Tìm ở đất.

Nhất là sắt - Nhì là đồng,

Làm đồ dùng - Khắp trong nước.

Như vàng bạc - Càng quý hơn,

Đúc làm tiền - Để mua bán,

Ai có vạn - Là người giàu.

Vốn xưa là - Nhà Hồng Lạc.

Nay tên nước - Gọi Việt Nam.

Bốn nghìn năm - Ngày mở rộng.

Nam và Bắc - Ấy hai miền,

Tuy khác tên - Đất vẫn một.

Lào, Miên, Việt - Là Đông Dương.

Đầu trị nước - Đức Kinh Dương.

Truyện Hùng Vương - Mười tám chúa.

Qua mấy họ - Quân Tàu sang.

Vua Đinh Hoàng - Khai nghiệp đế.

Trải Đinh, Lý - Đến Trần, Lê.

Nay nước ta - Là nước Việt.

Chữ nước ta - Ta phải học,

Cho trí óc - Ngày mở mang.

Muốn vẻ vang - Phải làm lụng.

Đừng lêu lổng - Mà hư thân.

Nước đang cần - Người tài giỏi.

Cố học hỏi - Để tiến nhanh.

Vừa ích mình - Vừa lợi nước.

Chớ lùi bước - Lả kẻ hèn.

(Nghiêm Hàm ấn quán xuất bản, 1924)

Bài thơ Lên Sáu đã có mặt trong sách giáo khoa để giáo dục trẻ. Mặc dù góc nhìn về phương diện kiến thức lịch sử chưa thật sự toàn diện nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên được ý nghĩa giáo dục. Đó là phép dạy đạo làm người, giúp xây dựng các nhân tố hình thành nên phẩm chất con người.

Xem thêm: "Ông" bình vôi là gì và vì sao người Việt xưa lại tôn thờ "ông" bình vôi?

Đọc thêm

Là vật dụng gắn với tục lên ăn trầu, cái bình vôi được người Việt xưa tôn lên thành thần, cung kính gọi là "ông" bình vôi. Vậy nguồn gốc của vật dụng này từ đâu và vì sao lại gọi là "ông" Bình Vôi?

'Ông' bình vôi là gì và vì sao người Việt xưa lại tôn thờ 'ông' bình vôi?
0 Bình luận

Chợ Bưởi là một khu chợ nổi tiếng của Hà Nội xưa, thường họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì cho đến ngày nay.

Những bức ảnh hiếm hoi về chợ Bưởi, Hà Nội những năm 1920
0 Bình luận

Cùng nhìn lại những bức ảnh hiếm hoi của người Việt Nam vào thế kỷ 19 qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp - Pierre Dieulefils.

Những bức ảnh về người Việt hơn 100 năm trước qua ống kính nhiếp ảnh gia người Pháp
0 Bình luận

Tin liên quan

Tin chắc rằng, đây là câu hỏi Olympia mà chỉ những người cực yêu tiếng Việt, cực giỏi tiếng Việt mới có thể đưa ra được đáp án trong vòng vài giây.

Câu hỏi Olympia chỉ người 10 điểm tiếng Việt mới giải được: Bút, bảng, phấn, học, giảng, từ nào đúng?
0 Bình luận

Vua Lê Thánh Tông nổi tiếng trong sử Việt là vị hoàng đế ham đọc sách. Sinh thời, ông để lại cho quần thần, con cháu và nhân dân nhiều lời răn quý báu về việc đọc sách.

Vua Lê Thánh Tông với sự đọc, sự học: Xem sách giúp giữ mình, cấm sách mê tín dị đoan
0 Bình luận

Trần Văn Trứ là 1 trong những vị tiến sĩ có cuộc đời khá lạ thú vị. Thời trẻ ông ham chơi, ngạo nghễ. Thậm chí còn từng cưỡi bò... dọa quan huyện.

Trần Văn Trứ: Tiến sĩ ham chơi, cưỡi bò dọa... quan huyện
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất