Những bức ảnh hiếm hoi về chợ Bưởi, Hà Nội những năm 1920

Chợ Bưởi là một khu chợ nổi tiếng của Hà Nội xưa, thường họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì cho đến ngày nay.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 07/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kẻ Bưởi xưa là vùng ven Hà Nội, bao gồm các làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân, Trung Nha… Giống như nhiều chợ cổ Hà Nội, chợ Bưởi nằm bên vị trí hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch, thuận lợi về mặt giao thương giữa các con thuyền và người dân ở hai bờ sông.

Các bậc tiền bối kể lại rằng, xưa kia bưởi vùng mạn ngược theo dòng chảy trôi về rất nhiều, người ta thấy vậy liền vớt lên bán, dần dần theo thói quen gọi vùng này là vùng Bưởi và chợ nằm trong khu vực này cũng gọi là chợ Bưởi.

Chợ Bưởi được hình thành từ năm nào thì không ai rõ, ngay đến các vị cao niên vùng này cũng chỉ biết rằng, từ khi sinh ra thì đã có phiên chợ này. Một số tài liệu cho rằng, chợ Bưởi có thể hình thành từ đời Lý, nhưng cũng có những nhà nghiên cứu lại bảo chợ hình thành từ giữa thế kỷ 19. Và điều mọi người đều không thể phủ nhận, đây là một trong những chợ có tính lịch sử, văn hóa bậc nhất ở mảnh đất Thăng Long Hà Nội này.

cho buoi ha noi 1
Một góc chợ Bưởi thập niên 1920, vị trí đầu đường Thụy Khuê hiện tại. Cảnh cổng tam quan bên đường là của đỉnh An Thái (nay ở số 595 Thụy Khuê). Đây là khu chợ của Kẻ Bưởi, nơi có ba làng chuyên nghề làm giấy nên người Pháp thường gọi là làng Giấy (Village du Papier).
cho buoi ha noi 2
Chợ Bưởi dịp giáp Tết năm 1928, chụp từ trong sân đình An Thái. Thời điểm đó chợ nằm ở địa phận tỉnh Hà Đông cũ. Ngày nay nơi này thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
cho buoi ha noi 4
Khu nhà lồng của chợ Bưởi, dịp giáp Tết 1928
cho buoi ha noi 3
Biển người đi mua sắm và vãn cảnh tại chợ Bưởi, dịp giáp Tết 1928.

Chợ Bưởi hoạt động theo hình thức họp chợ phiên, cứ tới các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch hàng tháng, dân các khu vực lân cận lại kéo về chợ Bưởi bán cây, con giống, vật dụng nông nghiệp, sản vật làng nghề...  Thông lệ này vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

cho buoi ha noi 6
Quang cảnh ở chợ Bưởi vào một ngày họp phiên, tháng 5/1926. Chợ họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng. Thông lệ này vẫn dược duy trì đến nay.
cho buoi ha noi 9
Các gánh hàng nông sản tề tựu bên ngoài nhà lồng chợ Bưởi, tháng 5/1926
cho buoi ha noi 5
Cảnh họp chợ gần giếng nước, tháng 5/1926

Xung quanh khu vực chợ Bưởi, hoạt động sản xuất thủ công tương đối phát triển, chợ Bưởi theo đó cũng sôi động vào các phiên chợ, người mua bán tấp nập. Nơi này cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây con giống đến bán từ mớ rau thơm, bó cải giống đến chó mèo, lợn gà, thỏ, chim…

cho buoi ha noi 8
Không khí sôi động tại một buổi họp chợ thập niên 1920
cho buoi ha noi 12
Chợ vẫn rất đông khi đã xế trưa, một ngày họp phiên thập niên 1920
cho buoi ha noi 11
Những người phụ nữ bán gạo ở chợ Bưởi, thập niên 1920

Ngày nay, cho dù cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại, Hà Nội đô thị hóa quá nhanh nhưng các phiên chợ Bưởi vẫn tồn tại như một nét văn hóa riêng của Thăng Long – Hà Nội.

cho buoi ha noi 10
Chợ Bưởi xưa trong tranh của Jos-Henri Ponchin (1897-1981)

Xem thêm: Những bức ảnh lịch sử quý giá về ngôi đền có "cá thần" ở Thanh Hóa

Đọc thêm

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời cho Tổ quốc, đến giây phút lâm chung, Bác vẫn lo cho nhân dân... Và những hình ảnh bình dị về cuộc đời Bác luôn sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam và những người ưa chuộng hòa bình.

Điểm lại những hình ảnh bình dị và cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh
0 Bình luận

Bạn sẽ phải cười ngả nghiêng khi chứng kiến những hình ảnh "khó đỡ" như thế này ngoài đường.

Những hình ảnh chỉ có ở trên phố khiến bạn 'cười té ghế'
0 Bình luận

Đã là người Việt Nam, mỗi lần Tết đến xuân về đều không khỏi tâm trạng nhớ nhung về quê hương, đất nước, gia đình. Những ký ức về không khí Tết xưa tại Hà Nội như sống lại trong tâm hồn.

Hoài niệm những hình ảnh về Tết cổ truyền tại Hà Nội đầu thế kỷ 20: Tết của một thời đã qua!
0 Bình luận

Tin liên quan

Đền Phố Cát là một trong những ngôi đền cổ xưa nổi tiếng của Thanh Hóa. Vào những năm 1920, tại đây vẫn còn con suối cá thần rất độc đáo.

Những bức ảnh lịch sử quý giá về ngôi đền có 'cá thần' ở Thanh Hóa
0 Bình luận

Mỗi bức ảnh tưởng chừng đơn giản nhưng ẩn chứa vô vàn câu chuyện phía sau, phản ánh hiện thực cuộc sống tàn khốc và nhiều khổ đau.

Khóc cạn nước mắt trước 12 bức ảnh ám ảnh nhất thế giới
0 Bình luận

Dù đã qua rồi thời bom rơi đạn lạc nhưng mỗi người con đất Việt khi xem lại những hình ảnh miền Bắc trước năm 1975 chắc chắn không khỏi bồi hồi, xúc động mà hồi tưởng về 1 "thời hoa đỏ".

Những bức ảnh màu vô giá làm sống lại một 'thời hoa lửa' hào hùng của miền Bắc trước năm 1975
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất