"Ông" bình vôi là gì và vì sao người Việt xưa lại tôn thờ "ông" bình vôi?

Là vật dụng gắn với tục lên ăn trầu, cái bình vôi được người Việt xưa tôn lên thành thần, cung kính gọi là "ông" bình vôi. Vậy nguồn gốc của vật dụng này từ đâu và vì sao lại gọi là "ông" Bình Vôi?

Hoa Nguyễn
15:00 11/03/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bình vôi là một trong một những vật dụng cần thiết cho thói quen ăn trầu của người xưa, luôn có nét riêng mang cá tính rất Việt Nam, cho dù tục ăn cau trầu vôi lan rộng cả vùng Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, bình vôi được tôn kính là Ông; Ông Vôi hoặc Ông Bình Vôi - được coi như một vị thần, được giữ gìn tôn trọng, để ở khay, ô, tráp, hộp, quả hộp, hay cơi cau trầu trên sập gụ hay trên bàn kê giữa nhà.

vi-sao-nguoi-viet-xua-ton-tho-ong-binh-voi
Cái bình vôi là một loại đồ gia dụng người Việt xưa dùng để đựng vôi trong tục ăn trầu. Phía sau vật dụng này còn là một tín ngưỡng độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt
vi-sao-nguoi-viet-xua-ton-tho-ong-binh-voi-Hinh-2
Những chiếc bình vôi thường có dáng tròn bẹp, trổ một lỗ làm miệng ở vai bình, chân có đế, và trên chóp có quai xách. Phần lớn bình vôi được làm bằng gốm, nhưng cũng có thể làm bằng kim loại

Tuy được tôn kính bảo trọng nhưng bình vôi không được để trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên hương án, không để trên bàn thờ Thành hoàng hay Tổ đình, cũng không được để trên bàn Phật. Bình vôi có vị trí quan trọng nhưng chỉ trong phạm vi gia đình giống như Ông Táo trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. 

vi-sao-nguoi-viet-xua-ton-tho-ong-binh-voi-Hinh-3
Theo quan niệm của người Việt xưa, cái bình vôi có chức năng như một vị thần cai quản mọi việc thường nhật trong gia đình nên còn được gọi là "Ông bình vôi" hay "Ông vôi", tương tự như "Ông táo" trong bếp

Vật dụng này còn là một tín ngưỡng độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt, cái bình vôi có chức năng như một vị thần cai quản mọi việc thường nhật trong gia đình, ông trấn giữ ma quỷ không cho chúng vào nhà và giữ cho các đồ vật chỗ nào ở nguyên chỗ ấy.

vi-sao-nguoi-viet-xua-ton-tho-ong-binh-voi-Hinh-4
Vì vậy mà bình vôi thường được đặt ở một vị trí trang trọng và được lưu giữ rất cẩn thận. Nếu lỡ bị hư hại, sứt mẻ thì người ta không đem bình vôi vứt đi mà đem treo ở gốc đa hoặc đưa ra nghĩa địa đặt lên mộ tiền nhân

Khi chưa có điện sáng thời sau chiến tranh ai cũng sợ về những hồn ma chết oan quấy nhiễu, người ta cũng dùng vôi từ ông bình vôi để bôi vào trántránhchán khi đi ra ngoài như một cách để cho yên tâm thay vì có một lá bùa hộ mệnh. Có ai đó chưa đủ yên tâm còn xách theo cả ông bình vôi như thể có người bảo hộ bên cạnh.

vi-sao-nguoi-viet-xua-ton-tho-ong-binh-voi-Hinh-5
Trải qua quá trình sử dụng lâu dài, bình vôi đặc ruột vì bị vôi lâu ngày đóng cứng lại và không dùng được nữa. Khi đó “ông” bình vôi sẽ được “tiễn đưa” tương tự như với bình vôi bị sứt mẻ

Ngày nay tục ăn trầu đã mai một, nhưng một số gia đình Việt Nam vẫn trưng bình vôi trong nhà như một vật dụng phong thủy, với mong muốn đem tài lộc về cho gia đình. Những chiếc bình vôi cổ từng được người xưa sử dụng thì trở thành đối tượng sưu tầm có giá trị cao, được nhiều tay chơi hoài cổ săn lùng...  

vi-sao-nguoi-viet-xua-ton-tho-ong-binh-voi-Hinh-6
Ngày nay tục ăn trầu đã mai một, nhưng một số gia đình Việt Nam vẫn trưng bình vôi trong nhà như một vật dụng phong thủy, với mong muốn đem tài lộc về cho gia đình
vi-sao-nguoi-viet-xua-ton-tho-ong-binh-voi-Hinh-7
Những chiếc bình vôi cổ từng được người xưa sử dụng thì trở thành đối tượng sưu tầm có giá trị cao, được nhiều tay chơi hoài cổ săn lùng

Xem thêm: Những bức ảnh về người Việt hơn 100 năm trước qua ống kính nhiếp ảnh gia người Pháp

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận