Khám phá nguồn gốc của viên gạch bông kinh điển gắn liền với một thế hệ người Việt

Nói đến gạch bông, gạch đá hoa ắt hẳn thế hệ 8x trở về trước sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh quen thuộc là loại gạch có hình thù hoa văn đối xứng kinh điển một thời xuất hiện ở mọi ngôi nhà.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hiện tại, những tấm gạch men sáng bóng có thể soi gương ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nếu xuyên về vài chục năm trước và thậm chí là lâu hơn, gạch bông lại là hình ảnh quen thuộc gắn liền với tuổi thơ nhiều người. 

Gạch bông với họa tiết đơn giản, thủ công, ẩn mình trên những sàn nhà cổ xưa, ấm cúng. Trong thời bao cấp, những viên gạch bông (hay còn gọi là gạch hoa, gạch xi măng) xuất hiện ở nhiều khách sạn, tòa nhà văn phòng hay công trình kiến trúc mà người Pháp xây dựng tại Việt Nam. Điều đáng nói, gạch bông xuất hiện và có “quá trình phát triển vô cùng ấn tượng, ly kỳ. 

Từ Pháp lan ra nhiều quốc gia trên thế giới

Khoảng những năm 1850, tại Viviers (Pháp), các kỹ sư đã nghiên cứu và cho ra đời một loại gạch lát nền được làm từ chính nguồn xi măng nổi tiếng tại đây. Loại gạch này cực bền, giàu tính thẩm mỹ với hoa văn trang trí đẹp mắt, được làm thủ công với sự hỗ trợ của những chiếc máy ép vận hành hơi nước. 

nguon-goc-cua-vien-gach-bong-kinh-dien-2

Ngay khi ra đời, gạch bông nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến. Không bao lâu sau, tại khắp nước Pháp rầm rộ mọc lên các xưởng sản xuất gạch bông. Gạch bông xuất hiện từ những trung tâm kinh tế như Paris, Lyon cho đến thành phố cảng Marseille. Nhiều ghi chép cho thấy, gạch bông lần đầu tiên xuất hiện tại Barcelona vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XIX. Đến năm 1886, theo bước chân những đoàn viễn chinh của vương triều, người Tây Ban Nha đã du nhập loại gạch này khắp châu Mỹ Latin. 

Cũng trong khoảng thời gian này, cả Ấn Độ và Italy cũng có sản phẩm gạch bông cho riêng mình, chúng có điểm chung là đa dạng về màu sắc nhưng vẫn giữ được nét bình dị, giản đơn. Đặc biệt, những hoa văn mềm mại in trên gạch bông luôn đẹp độc đáo và rực rỡ.  

nguon-goc-cua-vien-gach-bong-kinh-dien-1

Sau này, gạch bông được xem là vật liệu cao cấp từ những năm 1920. Loại gạch này được dùng trang trí cung điện của tầng lớp thượng lưu,  lâu đài Pháp hay tòa nhà chính phủ ở Berlin… Gạch bông nhanh chóng trở thành chuẩn mực trong ngành trang trí nội thất thời bấy giờ.  

Du nhập vào Việt Nam

Để xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại tại Việt Nam, người Pháp mang theo những kỹ thuật, vật liệu xây dựng của phương Tây du nhập vào khoảng cuối thế kỷ XIX, trong đó có cả gạch bông. Việc sản xuất gạch bông gần như hoàn toàn thủ công, rất thích hợp sản xuất đại trà nên gạch bông được sử dụng nhiều trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến trúc. Nó được tận dụng hết mức trong trang trí, vừa đa dạng mẫu mã, màu sắc lại dễ vệ sinh, thoáng mát, bền đẹp nên càng được ưa chuộng. 

Trải qua nhiều năm ròng rã, để cho ra đời những viên gạch truyền thống, người thợ vẫn phải làm thủ công. Nguyên liệu quan trọng nhất của gạch bông chính là xi măng, bột cát tự nhiên, bột màu sau đó cho vào khuôn, máy ép trợ giúp để cho ra thành quả. Đầu tiên, phải lựa chọn khuôn mẫu hoa văn phù hợp, sau đó đặt vào khuôn thép có kích thước của gạch bông.

nguon-goc-cua-vien-gach-bong-kinh-dien-5

Sau đó, người thợ dùng tay đổ vào khuôn riêng hỗn hợp gồm xi măng trắng, bột cát tự nhiên, bột màu tùy chọn. Đây được coi là công đoạn đổ màu và tạo lớp đầu tiên cho gạch bông. Sau khi lấy khuôn ra sẽ có lớp đầu tiên của viên gạch. Tiếp đến, lớp thứ hai sẽ là một lớp mỏng hỗn hợp cát và xi măng mịn được phủ lên trên. Lớp này giúp lớp thứ nhất định hình tốt hơn.

Để đạt được độ dày gạch mong muốn, một hỗn hợp xi măng cùng cát sẽ được đổ tiếp vào khuôn, sau đó tất cả các lớp sẽ được cho vào máy ép thủy lực, hoàn thành công đoạn cuối cùng. Theo đó, nước của lớp thứ nhất ngấm ngược trở lại các nguyên liệu khô, giúp viên gạch cứng và chắc chắn hơn.

Tiếp đến, gạch sẽ được ngâm trong nước để tạo độ ẩm cần thiết và phơi khô trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi viên gạch sẽ được đánh bóng để tăng độ sáng. Có thể thấy, quá trình tạo nên một viên gạch bông khá cầu kỳ và phức tạp.

Đến thập niên 1990, gạch nung và gạch men xuất hiện, dần được ưa chuộng và thay thế gạch bông. Tuy nhiên, gạch bông vẫn được nhiều quán cà phê, lựa chọn làm đồ trang trí để tạo cảm giác cổ xưa, khiến nhiều người bồi hồi nhớ về một khoảng thời gian đã qua. 

Xem thêm: Bí mật về nguồn gốc và lịch sử thay đổi của tà áo dài Việt Nam qua từng thời kỳ

Đọc thêm

Cho tới tận ngày nay, người đời vẫn truyền nhau loạt giai thoại về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà lý số đại tài, nhà tiên tri số 1 của nước ta.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhà tiên tri hàng đầu cùng giai thoại khiến nhiều người trầm trồ
0 Bình luận

Sao chổi lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử đang tiến gần đến Trái đất. Song các chuyên gia cho rằng, sao chổi này không gây nguy hiểm cho Trái đất.

Sao chổi lớn nhất lịch sử tiến gần Trái đất sau 3,5 triệu năm mất tích, hứa hẹn hé lộ nguồn gốc Hệ Mặt trời
0 Bình luận

Hàng ngày chúng ta có thể nhìn thấy và sử dụng vô số ký tự, biểu tượng. Song không cũng bí những câu chuyện thú vị đằng sau chúng. Thậm chí ý nghĩa, nguồn gốc của những biểu tượng này đến nay vẫn là bí ẩn.

7 biểu tượng 'xưa như trái đất' ngày nào cũng gặp nhưng ít ai biết về nguồn gốc bí ẩn của chúng
0 Bình luận

Trong từng thời kỳ phát triển của lịch sử và xã hội, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo nét đặc trưng của riêng nó. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để thêm yêu và trân trọng tà áo dân tộc này.

Bí mật về nguồn gốc và lịch sử thay đổi của tà áo dài Việt Nam qua từng thời kỳ
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất