Vì sao người xưa nói "con rể lên giường, nhà tan cửa nát"?
"Con rể lên giường, nhà tan cửa nát" - câu nói này của người xưa đến nay còn đúng hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Người xưa cực kỳ chú trọng tới vấn đề lễ tiết, nếu ai cố tình phạm sẽ bị cả gia đình và xã hội khinh ghét, thậm chí là chịu những hình phạt rất nặng nề. “Con rể lên giường, nhà tan cửa nát”, đơn giản là khi vợ chồng người con gái về nhà của bố mẹ vợ, họ tuyệt đối không được ngủ trên cùng một giường, mà phải chia nhau ra ngủ riêng. Điều này vô cùng phổ biến trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Người xưa cho rằng, nêu không tuân thủ quy tắc này, gia đình có nguy cơ tan vỡ. Mặc dù việc ngủ chung sẽ "nhà tan của nát" không thể đáng tin cậy hoàn toàn, nó chủ yếu là một cách hù dọa, nhưng vẫn có nhiều người lớn tuổi chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc này.
Thời xưa, hôn nhân là vấn đề rất lớn được chú trọng. Theo phong tục, sau khi kết hôn 3 ngày, hai vợ chồng phải về nhà của bố mẹ người vợ để thăm hỏi, cũng giống như lễ lại mặt ở Việt Nam. Đây là một nghi thức đặc biệt quan trọng khi con gái lần đầu trở về nhà sau khi lấy chồng.
Người xưa cho rằng, việc tuân thủ quy tắc này là để tránh sự xấu hổ, nhưng thực tế, nhiều người cho rằng ngủ cùng một giường không có vấn đề gì. Thậm chí, một số người có suy nghĩ hiện đại hơn còn cảm thấy việc vợ chồng ngủ chung giường chứng tỏ đôi vợ chồng son sắt, yêu thương, quấn quýt nhau, đây rõ ràng chẳng phải là điềm tốt hay sao?
Vì thế ở xã hội hiện đại, quan niệm này đã không còn phù hợp, cũng không còn nơi nào duy trì. Việc vợ chồng đi đâu ngủ chung giường đã trở thành chuyện hiển nhiên và rất đỗi bình thường.
Xem thêm: Vì sao người xưa nói "có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo"?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận