Giải mã bí mật Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không cũng ham mê sắc dục, từng nhìn trộm yêu quái xinh đẹp tắm
Suốt 34 năm qua, không ít người tin rằng, Tôn Ngộ Không không bao giờ đam mê sắc dục, Song sự thật cho thấy, Tôn Ngộ Không từng nhìn trộm yêu quái xinh đẹp tắm.

Tây Du Ký 1986 vẫn luôn là tác phẩm kinh điển ẩn chứa rất nhiều bí mật đã và đang được giải mã. Tác phẩm viết về hành trình vượt gian khổ đến Tây Trúc thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng.
Trong truyệt, Đường Tăng là người nhân hậu, một lòng hướng phật; Sa Tăng là người nền nã, chăm chỉ, ít nói, làm nhiều; Trư Bát Giới là kẻ tham ăn, lười làm, say mê nữ sắc; Tôn Ngộ Không là con khỉ thông minh, mưu trí, thần thông quảng đại.
Suốt 34 năm, Tây Du Ký phát sóng, khán giả luôn nghĩ Tôn Ngộ Không là người nhà Phật, một lòng phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, không màng địa vị, tiền tài, sắc dục... Thế nhưng, tất cả chúng ta đã "nhầm to"...
Tôn Ngộ Không từng ham muốn địa vị
Trong Tây Du Ký ở một kiếp nạn, Tôn Ngộ Không đã cãi lời sư phụ và bị đuổi đi. Tức giận, Tề Thiên Đại thánh trở về Hoa Quả Sơn làm Đại vương. Ở đây, Tôn Ngộ Không được "con dâu" hầu hạ chu đáo, chăm sóc như một ông hoàng.

Về phần mình, Đường Tăng cùng các đồ đệ còn lại tiếp tục hành trình thỉnh kinh và bị yêu quái bắt giữ. Trong lúc cấp bách, Trư Bát Giới và Sa Tăng đã đến Hoa Quả Sơn cầu cứu sư huynh.
Lúc này, Tôn Ngộ Không vẫn vô cùng giận Đường Tăng nên không những không muốn cứu sư phụ mà còn dụ dỗ 2 đệ cùng mình lên Tây Thiên lấy kinh, mặc kệ sống chết của sư phụ.
Rõ ràng, sâu trong tiềm thức của mình, Tôn Ngộ Không vẫn ham mê địa vị trong tam giới, bất chấp mọi việc đúng sai để đạt được mục đích của mình. Tôn Ngộ Không dù quảng đại đến thế nào vẫn không thoát khỏi ham muốn địa vị.
Tôn Ngộ Không từng nhìn trộm yêu quái xinh đẹp tắm
Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không vốn là kẻ mạnh tay nhất, gặp yêu quái nào cũng sát phạt không nương tay. Ấy vậy mà Tôn Ngộ Không cũng có lúc bị sắc dục che mờ mắt. Hắn từng thương hoa tiếc ngọc, nhìn trộm yêu quái xinh đẹp tắm.
Cụ thể, trong kiếp nạn ở Động Bàn Tơ, 7 con yêu tinh nhện đã hóa thành 7 thiếu nữ xinh đẹp để dẫn dụ thầy trò Đường Tăng vào trong động nhền nhện. Khi đó, chắc chắn Trư Bát Giới là kẻ bị sắc dục "gạ gục" đầu tiên.
Bảy con nhền nhện này được miêu tả qua đôi mắt của Ngộ Không chẳng khác nào trần gian mỹ nữ, được ví với cả Hằng Nga tiên tử.
Khi lũ yêu tinh tung tăng nghịch ngợm dưới nước, với tính cách thường ngày thì Ngộ Không đã dùng gậy Như Ý đánh chúng tan tác. Tuy nhiên, Ngộ Không đã lưỡng lự không giết mà bỏ về, dồn trọng trách cho Bát Giới.

Theo nguyên tác, 7 con yêu quái này tượng trưng cho "thất tình", là sợi dây tơ tình hay vương vấn cản trở người tu hành. Nó vừa là chuyện Đường Tăng sa phải lưới nhền nhện, vừa là lỗi lầm khó chối bỏ của Tôn Ngộ Không khi "tiếc ngọc thương hoa", để sổng yêu quái, kéo dài đại nạn.
Ở nguyên tác, tại hồi 73 có tên là: "Hận cũ bởi tình, gây nên đầu độc mới, Đường Tăng gặp nạn, Tỳ Lam phá hào quang" đã tiết lộ hàm ý sâu xa của tác giả. Vì tình mà sinh ra hận, vì tình chưa hoàn toàn cắt đứt nên mới bị đầu độc một lần nữa.
Dục vọng ái tình là thuốc độc đối với người tu luyện, có thể khiến nhân sinh chìm đắm trong mê muội, quên đi gốc thiện, lơ là cảnh giác, dùng dằng không buông.
Như đã phân tích thì Tề Thiên Đại thánh thần thông quảng đại cũng không nằm ngoài vòng ham muốn sắc dục. Ngộ Không cũng từng chùn bước trước cái đẹp. Tuy nhiên, nhờ quá trình rèn luyện khổ ải mà buông bỏ được "bụi trần" hướng tâm về Đức Phật trở thành người "vô dục vô cầu". Đó cũng là lý do ngoài Đường Tăng, Tôn Ngộ Không là đệ tử duy nhất đắc đạo thành Phật.
Đọc thêm
Có rất nhiều yêu quái ranh ma trong Tây Du Ký khiến thầy trò Đường Tăng khổ sở trên đường đi lấy kinh. Song có 1 yêu quá vận hạn đen đủi chưa kịp gặp Đường Tăng đã mất mạng. Đó là ai?
Xem Tây Du Ký, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao người tài như Tôn Ngộ Không phải phò tá Đường Tăng đi lấy kinh mà không thể tự mình đi. Thực ra, tất cả là nhờ 4 bài học lãnh đạo đầy thấm thía này.
Tây Du Ký phiên bản năm 1986 được cho là phiên bản hay nhất mọi thời đại. Thế nhưng ít ai biết rằng cách đây gần 1 thế kỷ cũng đã từng có một phiên bản Tây Du Ký khác được chiếu nhưng sau đó lại "chết yểu" chỉ sau tập đầu tiên.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.