4 bài học lãnh đạo trong kinh doanh từ Tây Du Ký: Tại sao Đường Tăng là người dẫn dắt chứ không phải Tôn Ngộ Không

Xem Tây Du Ký, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao người tài như Tôn Ngộ Không phải phò tá Đường Tăng đi lấy kinh mà không thể tự mình đi. Thực ra, tất cả là nhờ 4 bài học lãnh đạo đầy thấm thía này.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 09/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi còn nhỏ, lúc đọc hoặc xem Tây Du Ký, hẳn nhiều người có thắc mắc vì sao người tài như Tôn Ngộ Không lại phải phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, chứ không thể tự mình đi lấy? Sau này, đến khi trưởng thành, bắt đầu đi làm thuê, sau đó thăng tiến thành lãnh đạo, ta mới hiểu ra rằng, Đường Tăng lãnh đạo cũng là có lý cả. 

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Đường Tăng có gì mà Ngộ Không lại không có, vì sao Đường Tăng là "lãnh đạo" còn người tài như Ngộ Không lại chỉ có thể đi phò tá?

Vậy Đường Tăng có gì mà Ngộ Không lại không có, vì sao Đường Tăng là "lãnh đạo" còn người tài như Ngộ Không lại chỉ có thể đi phò tá? Tất cả là nhờ 4 bài học lãnh đạo đầy thấm thìa này, nếu không có thì việc đi lấy kinh khó khăn thử thách đó khó có thể thành công.

Niềm tin siêu phàm

Đầu tiên, thứ mà Đường Tăng có chính là "niềm tin siêu phàm", dù có mất đi sinh mạng cũng không hề chùn bước, giữ vững niềm tin của mình. Tôn Ngộ Không thì trái lại, dù rất có năng lực nhưng niềm tin lại không vững chắc, nhiều lần bỏ đi hoặc rút lui.

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Đường Tăng có "niềm tin siêu phàm", dù có mất đi sinh mạng cũng không hề chùn bước, giữ vững niềm tin của mình.

Trong kinh doanh cũng vậy, lãnh đạo phải là người kiên định, có niềm tin sắt đá, truyền cảm hứng tới nhân viên của mình. Nếu lãnh đạo cứ rụt rè, nhút nhát thì cả công ty đều  gặp khó, không thể làm việc được. Một vị lãnh đạo mà không có niềm tin vào những gì mình đang làm, không có chí tiến thủ sẽ chẳng thể khiến người khác tin tưởng được, sớm muộn cũng rời bỏ mà đi.

Không có tài năng đặc biệt

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Đường Tăng chỉ là người bình thường, không có phép thần thông quảng đại mà chỉ có học thức, nhân hậu hiền lành và thấu hiểu người khác.

Đường Tăng chỉ là người bình thường, không có phép thần thông quảng đại mà chỉ có học thức, nhân hậu hiền lành và thấu hiểu người khác. Thoạt nghe Đường Tăng là người "bất tài", nhưng cái tài của ông chính là biết trân trọng và đánh cao người có năng lực, lại biết bao dung khuyết điểm của người khác. Có thế, ông mới bao dung mỗi khi Tôn Ngộ Không quá khích tấn công yêu quái, bỏ qua cho việt Bát Giới phàm phu tục tử, tha thứ cho Sa Ngộ Tịnh - kẻ từng 9 lần ăn thịt Đường Tăng cho các kiếp trước... Ấy chính là đặc điểm của một nhà lãnh đạo giỏi, tuy không xuất sắc nhưng biết trọng dụng người xuất sắc. Nếu Đường Tăng không phải là người như vậy, người giỏi như Ngộ Không sẽ chẳng có đất dụng võ, thể hiện giá trị của mình.

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Tôn Ngộ Không sở hữu 72 phép biến hóa thần thông, gần như điều gì cũng có thể làm, nhưng đồ đệ tại Hoa Quả Sơn lại chẳng có mấy người tài năng,

Ngược lại với Đường Tăng, Tôn Ngộ Không sở hữu 72 phép biến hóa thần thông, gần như điều gì cũng có thể làm. Thế nhưng, đồ đệ của Tề thiên đại thánh tại Hoa Quả Sơn lại chẳng có mấy người tài năng, hầu hết là kẻ vô dụng. Bởi lẽ, Ngộ Không quá bản lĩnh, quá tài giỏi, quá hoàn hảo, nên nhìn không lọt những người có bản lĩnh khác, những người có bản lĩnh lại chẳng dám đi theo vì sợ thua kém.

Khi khởi nghiệp, trước hơn hết lãnh đạo phải là một người có năng lực, tuy nhiên, không nên quá hoàn hảo, bởi như vậy sẽ khó thu hút nhiều người tài. Sau khi giải quyết các vấn đề sống còn, hãy xem xét xây dựng một "sân chơi" để nhân viên được phát huy hết giá trị của bản thân, tìm kiếm những người có thể bổ sung thiếu sót của mình. Đừng để việc gì cũng đến tay mình làm, như thế vừa tự khiến mình mệt mỏi, vừa khiến nhân viên không có cơ hội phát triển, doanh nghiệp dễ rơi vào bế tắc.

Nhân đức

Một điều mà Đường Tăng có nhưng Tôn Ngộ Không không có, thể hiện rất rõ mỗi khi thầy trò gặp yêu quái, đó chính là nhân đức. Trong Tây Du Ký, ngay cả với kẻ xấu, trước đó có ý định giết mình, Đường Tăng vẫn tỏ ra rất nhân từ. Đường Tăng biết mục đích của 3 đồ đệ đi theo là để bảo vệ mình, nhưng không hề lợi dụng họ mà vẫn dạy dỗ, dẫn dắt họ để cùng tu luyện, trau dồi bản thân.

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Đường Tăng biết mục đích của 3 đồ đệ đi theo là để bảo vệ mình, nhưng không hề lợi dụng họ mà vẫn dạy dỗ, dẫn dắt họ để cùng tu luyện, trau dồi bản thân.

Một công ty ở Nhật Bản đã nghĩ ra cách này, đó là mời cha của nhân viên tới công ty và nói chuyện với quản lý. Chủ doanh nghiệp nói rằng, các quản lý nếu không biết đối xử ra sao với cấp dưới, hãy nhớ về ngày này, ngày mà cha của họ tin tưởng giao con họ cho mình, hy vọng ta có thể dạy dỗ, hướng dẫn nhân viên phát triển và cùng nhau bước tới thành công.

Quan hệ xã hội

Một trong những điều khiến Đường Tăng là người dẫn dắt các đồ đệ đi thỉnh kinh là bởi ông có nhiều mối quan hệ xã hội. Đường Tăng tiền thân là đệ tử Phật Thích ca Mâu Ni, lại rất hiểu chuyện và lịch sự, nếu thấy thần tiên thì lập tức hành lễ rất thành tâm. Mặt khác, ông còn là huynh đệ của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân, quen biết, gặp gỡ nhiều nhân vật cấp cao, vì thế con đường lãnh đạo cũng thuận buồm xuôi gió hơn.

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Tôn Ngộ Không vốn chỉ là một con khỉ đá, ngỗ nghịch, từng đại náo thiên cung, khiến bao người khổ sở.

Trong khi đó, Tôn Ngộ Không vốn chỉ là một con khỉ đá, ban đầu ngỗ nghịch, đối xử với sư huynh đệ không tốt nên bị sư phụ đuổi đi. Kết nghĩa huynh đệ với người khác nhưng lại gây sự, lấy trộm đồ của họ, sau này lên trời thì không giữ thể diện cho người khác, rồi đại náo thiên cung khiến bao người khổ sở. Nhìn chung, Tôn Ngộ Không đã đắc tội với nhiều người, quan hệ xã hội cũng không tốt.

Con người chính là tài nguyên thiết yếu nhất, và cũng là ngọn nguồn tạo ra của cải tiền bạc. Một nhà lãnh đạo tốt bên cạnh có các mối quan hệ xã hội tốt còn là người đối đãi tử tế với nhân viên, được những người ưu tú tin tưởng, trung thành. Có như thế, con đường lãnh đạo mới có thể thành công. 

Tây Du Ký phiên bản "kinh dị" của 94 năm trước khiến fan Việt khóc thét: Ngộ Không, Bát Giới xấu hơn yêu quái

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Trước khi lên đường đi thỉnh kinh, Quan Thế Âm Bồ Tát đã dạy Đường Tăng 1 câu chú niệm vòng kim cô để chế ngự Tôn Ngộ Không. Vậy nội dung câu chú đó là gì?

Giải mã nội dung câu chú Đường Tăng niệm vòng kim cô chế ngự Tôn Ngộ Không
0 Bình luận

Nữ Nhi Quốc là đất nước có nhiều tuyệt sắc giai nhân nhưng chỉ thầy trò Đường Tăng mới đến được đây, còn những nam nhân khác thì không, tại sao vậy?

Vì sao ngoài thầy trò Đường Tăng, không nam nhân nào đến được Nữ Nhi Quốc?
0 Bình luận

Mở đầu cuốn Tây Du Ký, tác giải Ngô Thừa Ân đã từng khẳng định rằng: "Muốn biết chân đế của nhân sinh, bắt buộc phải đọc Tây Du Ký". Tuy nhiên những người thực sự hiểu được hết ý nghĩa Tây Du Ký lại không nhiều.

Giải mã những ý nghĩa thâm sâu trong tác phẩm Tây Du Ký
0 Bình luận

Tin liên quan

Vì muốn câu 'like' trên mạng xã hội, một người phụ nữ ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã đăng tin sai sự thật về việc làm căn cước công dân gắn chip 'số đẹp'.

Tung tin nhận làm căn cước công dân gắn chip 'số đẹp', một người phụ nữ bị xử phạt
0 Bình luận

Những biểu tượng thu hút sự chú ý của chúng ta ngay từ những giây đầu tiên đôi khi lại chứa đựng nhiều thông điệp thú vị về cách suy nghĩ, cá tính hay bản chất thực sự bên trong mà ít người để ý đến. Hãy chọn 1 chiếc chìa khóa dưới đây để khám phá bí mật tính cách của mình nhé.

Trắc nghiệm: Chiếc chìa khóa bạn chọn tiết lộ nhiều điều bất ngờ về bạn
0 Bình luận

Chắc hẳn bất kỳ ai trong số chúng ta cũng từng trải qua cảm giác lúc muốn độc thân, lúc lại muốn yêu đương da diết. 

Có một kiểu người, nửa muốn có bồ, nửa muốn độc thân
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 18 giờ trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất