Giải mã những ý nghĩa thâm sâu trong tác phẩm Tây Du Ký

Mở đầu cuốn Tây Du Ký, tác giải Ngô Thừa Ân đã từng khẳng định rằng: "Muốn biết chân đế của nhân sinh, bắt buộc phải đọc Tây Du Ký". Tuy nhiên những người thực sự hiểu được hết ý nghĩa Tây Du Ký lại không nhiều.

Hoa Nguyễn
09:52 04/02/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ý nghĩa Tây Du Ký mà Ngô Thừa Ân muốn truyền tải

Trong bộ tiểu thuyết Tây Du Ký này có 5 nhân vật chính đó là: Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Sa Hòa Thượng, Trư Bát Giới, và Bạch Long Mã. Mỗi nhân vật đều được tác giả khắc họa rõ nét với ngoài hình và những nét tính cách riêng biệt.

Tôn Ngộ Không được xây dựng là một chú khỉ, người đầy lông lá, tính tình xốc nổi nhưng thông minh, trung thành và có phép thuật thần thông quảng đại.

Đường Tăng là một nhà sư, bản tính hiền lành, lương thiện, không ham mê tửu sắc, một lòng thành tâm tâm hướng về Phật nhưng lại hồ đồ và dễ tin người.

Sa Hòa Thượng là một người có bộ râu dài, luôn đeo một chuỗi hạt lớn trên cổ. Tính tình lương thiện, hiền lành, trung thành với sư phụ và huynh đệ.

Trư Bát Giới được xây dựng với vẻ bề ngoài giống một chú lợn, bụng bự, tai to mõm dài. Tính tình ham ăn, lười biếng, hay nói xấu đồng môn, háo sắc.

Bạch Long Mã là một chú ngựa trắng, khí chất hơn người, dũng cảm gan dạ, trung thành với sư môn.

giai-ma-nhung-y-nghia-tha
Ý nghĩa Tây Du Ký không phải ai xem cũng nhận ra

Nếu hỏi về ý nghĩa của các nhân vật trong Tây Du Ký thì thật ra cả 5 nhân vật là đại diện cho 5 yếu tố tồn tại bên trong của một con người.

Đó chính là: Tôn Ngộ Không đại diện cho hình ảnh “tâm” can của con người. Lúc nào cũng phải đấu tranh, dằng xé để tránh xa cái ác, làm việc thiện. Đường Tăng được hiểu là phần thể xác bên ngoài. Sa Ngộ Tĩnh thể hiện bản chất con người, Trư Bát Giới đại diện cho những ham muốn và dục vọng của con người. Còn Bạch Long Mã đại diện cho ý chí.

Những câu chuyện nhỏ được tác giả Ngô Thừa Ân khắc họa một cách chi tiết và vô cùng sống động, kể cho chúng ta thấy được ý nghĩa tây Du Ký: Con người phải trải qua khổ ải trần gian, buông bỏ được ham muốn, ham lam, dục vọng, kiểm soát được bản tính của mình, luôn có ý chí hướng về phía trước thì nhất định sẽ thành công.

Các con số trong Tây Du Ký có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa Tây Du Ký không chỉ được thể hiện ở tính cách nhân vật, những câu chuyện trừ yêu diệt quái vô cùng hấp dẫn mà còn ở cả những chi tiết nhỏ. Mỗi con số được nhắc đến trong truyện đều mang ý nghĩa thâm sâu.

Trong truyện chúng ta đều biết rằng Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông biến hóa. Ở phía trên, chúng ta đã nói rằng nhân vật này đại diện cho “tâm” của con người. Trong “Lăng Nghiêm Kinh” đã có đề cập: Tâm của con người có 72 hướng. Vậy ở đây chúng ta có thể hiểu rằng: 72 phép biến hóa liên tục cũng như tâm con người có thể biến hóa khôn lường, chỉ cần một cái vẩy là có thể biến sang trạng thái khác.

Cuốn “Hoàng đế bát thập nhất nan kinh” đã chỉ ra rằng một ngày con người hít thở khoảng 13.500 lần. Và Gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không cũng nặng 13.500 cân. Điều này có nghĩa Gậy Như Ý cũng chỉ là không khí nên dù có cân nặng 13.500 cân thì Tôn Ngộ Không vẫn cầm được.

giai-ma-nhung-y-nghia-tha
72 phép thần thông quảng đại của Tôn Ngộ Không tượng trưng cho 72 tâm hướng của con người

Trong phim có nhắc đến 33 tầng trời và 18 tầng địa ngục. Thứ có thể di chuyển từ tầng trời đến địa ngục đó chính là linh hồn, là khí độ của con người.

Khoảng cách từ Đông Thổ Đại Đường đến Linh Sơn là 10 vạn 8 nghìn dặm. Tôn Ngộ Không với phép Cân Đẩu Vân của mình có thể di chuyển đến đó trong 1 cái nháy mắt. Nhưng dù có thể bay 10 vạn 8 nghìn dặm nhưng Ngộ Không vẫn không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ Như Lai. Điều này có nghĩa rằng cái ác và cái thiện chỉ cách nhau bởi 1 suy nghĩ. Con người chỉ cần có mục tiêu, có một suy nghĩ thì dù có xa đến đâu cũng sẽ đến.

Tôn Ngộ Không từng bị giam dưới núi Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm. Ý nghĩa của con số và hình ảnh này đó là cái tâm của con người bị 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ở thế giới trần tục kìm chặt.

Tây Du Ký và những bài học cuộc sống

Tôn Ngộ Không đã từng bị nhốt trong lò bát quái nhưng không bị thiêu chết, mà thay vào đó lại luyện được mắt sáng có thể nhìn thấu được mọi vật. Ý nghĩa của chi tiết này đó là chân thành tu tâm sẽ giúp cho tâm hướng thiện, trở nên sáng hơn.

Trên đường sang Tây Thiên, mỗi khi đi xin cơm Ngộ Không đều vẽ một đường tròn lớn trên mặt đất để bảo vệ Su phụ và các huynh đệ. Đây được hiểu là ranh giới của tâm thiện và tâm ác. Nhưng lúc nào Đường Tăng (thân xác) cũng bị Trư Bát Giới (dục vọng) dụ bước ra khỏi ranh giới đó. Và mỗi lần bước ra khỏi vòng tròn là một lần thầy trò Đường Tăng gặp phải yêu quái.

Trên đường đi, Ngộ Không cùng Sa Tăng và Trư Bát Giới liên tục diệt trừ yêu quái, bảo vệ Đường Tăng đến Tây Thiên. Đây là chi tiết nói lên việc cái thiện sẽ luôn thắc cái ác. Tâm thiện dù cho có vất vả khó khăn thế nào cũng luôn thu phục được tâm tính xấu. 

Những yêu quái xuất hiện trong truyện là hình ảnh đại diện cho những cái xấu trong cuộc sống: Dục vọng, danh lợi, tình ái, tiền bạc….

Đường Tăng thường cho rằng Đại đồ đệ Tôn Ngộ Không của mình cứng đầu, không nghe lời nên đã ban vòng kim cô. Mỗi lần hiểu lầm, Đường Tăng lại niệm chú khiến cho Ngộ Không bị đau đớn. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, Ngộ Không vẫn một lòng trung thành và tiếp tục bảo vệ sư phụ sang Tây Thiên thỉnh kinh.

Ngộ Không đã được phong làm “Đấu Chiến Thắng Phật”. Ngụ ý nếu muốn thành công cần làm việc xuất phát từ cái tâm chân chính, kiên trì, mạnh mẽ và trung thành.

Đường Tăng được tôn làm Chiên Đàn Công Đức Phật. Ý con người mà không có tâm thì không thể làm được gì. Vì thế, Đường Tăng đã giúp cho tâm và thân xác hòa hợp, lấy được Chân Kinh

Sa Hòa thượng trở thành Kim Thân La Hán. Trư Bát Giới mặc dù trải qua một đoạn đường dài chống lại yêu ma quỷ quái nhưng vẫn không loại bỏ được hết dục vọng tầm thường của bản thân nên chỉ được phong làm Tịnh Đàn Sứ Giả.

Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cần bảo vệ ý chí, kiên định với suy nghĩ của mình. Đó là lý do vì sao Bạch Long Mã được phong làm Thiên Long Bát Bộ Hộ Pháp.

Hành trình tìm kiếm chân lý, phổ độ chúng sanh

Qua tác phẩm Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân đã cho ta thấy rõ mục đích cuộc hành trình sang Tây Trúc của thầy trò Đường Tăng là đi tìm chân lý để phổ độ chúng sanh.

Cả 5 thầy trò Đường Tăng tuy có xuất thân khác nhau nhưng họ đều có chung lý tưởng là đi tìm chân lý, giải thoát con người khỏi khổ đau. Không những thế, thầy trò Đường Tăng còn đem ước nguyện ấy cùng chia sẻ, giải quyết các vấn nạn trong đời sống hiện thực: Trên đường thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không đã trừ rất nhiều yêu ma quỷ quái để cứu đời. Ngộ Không và Ngộ Năng đã không quản mệt mỏi hành Phật cứu độ, giúp dân.

giai-ma-nhung-y-nghia-tha
Qua tác phẩm Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân đã cho ta thấy rõ mục đích cuộc hành trình sang Tây Trúc của thầy trò Đường Tăng là đi tìm chân lý để phổ độ chúng sanh

Cuộc hành trình thỉnh kinh từ Đông thổ Đại Đường sang Tây Trúc, Ngô Thừa Ân đã xây dựng thành công 81 kiếp nạn với nhiều yêu quái mê hoặc ngăn cản cuộc hành trình của thầy trò Đường Tăng. Họ không chỉ phải chiến thắng những yêu ma quỷ quái bên ngoài mà còn phải chiến thắng cả những yêu ma ẩn sâu bên trong mỗi con người họ - đó là những thói hư tật xấu, là tham sân si, là mê muội tâm thức dễ chạy theo những thứ phàm trần

Có thể nói, đối với Ngộ Không, việc đối phó với các thế lực ma quái bên ngoài là không đáng e ngại, thế nhưng chính sự bất hoà, không tin tưởng lẫn nhau, sự mê mờ của tâm thức đã dẫn đến những tai nạn bất ngờ làm cản bước đi. Nhưng càng gần đến chùa Lôi Âm bên Thiên Trúc, các nhân vật trong truyện cũng dần dần khắc phục được những khuyết điểm của mình. Ở hồi 62, 63 dục vọng đã được chuyển đổi thì sức mạnh tinh cần để tự độ và độ tha, Trư Ngộ Năng đã trở nên năng nổ làm việc thiện mà không cầu danh, cầu lợi.

Trên con đường đi tìm chân lý, thầy trò Đường Tăng vừa dùng bản lĩnh, tài năng, tâm lực của mình để cứu giúp hoạn nạn cho mọi người, vừa phải chiến đấu với yêu ma bên ngoài cùng với những tạp khí xấu ác của con người. Dần dần họ tự hoàn thiện mình hơn và cuối cùng đã tìm được chân lý của Phật pháp. Khi đến được Thiên Trúc, được Phật Tổ Như Lai truyền cho 35 bộ kinh, công đức viên mãn, thầy trò đắc thành chánh quả rồi cùng nhau quay về phổ độ chúng sinh.

Tây Du Ký nhìn từ trang sách đến hiện thực xã hội Trung Quốc

Tây du ký là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Trung Quốc. Truyện lấy bối cảnh của xã hội Trung Quốc đời Đường để tái hiện hiện thực xã hội lúc bấy giờ thông qua chuyến đi sang đất Phật để thỉnh kinh của thầy trò Đường Huyền Trang. Đây là một thể loại tiểu thuyết chương hồi, viết về thế giới của Thần - Người - Yêu ma nhưng không hẳn vì thế mà mất đi giá trị của lịch sử.

Vốn là người thông minh, có nhiều tài năng nhưng không thuận lợi trong thi cử. Hoàn cảnh của Ngô Thừa Ân không tốt, cuộc sống nghèo khó, chính sự từng trải ấy đã khiến ông nhận thức sâu sắc về các tranh đấu chốn quan trường và nhân tình thế thái trong xã hội. Trong lòng ông đầy những bất bình và chống đối. Ngô Thừa Ân đã bày tỏ quan điểm của mình trong tác phẩm Tây du ký. Ông cho rằng cái xấu xa trong xã hội xuất phát từ việc những người đứng đầu không biết cách dùng người, để cái xấu lộng hành. Ông mong muốn rằng có thể thay đổi được hiện thực đen tối này, thế nhưng tuy có tài năng và hoài bão mà không có cơ hội thực hiện, cho nên chỉ có thể thở dài. Chính vì thế, Ngô Thừa Ân đã dốc hết sự phẫn uất và nguyện vọng tốt đẹp của mình vào tác phẩm Tây du ký.

giai-ma-nhung-y-nghia-tha
Ngô Thừa Ân đã dốc hết sự phẫn uất và nguyện vọng tốt đẹp của mình vào tác phẩm Tây du ký, mong muốn thay đổi được hiện thực xã hội

Trong truyện Tây du ký, bên cạnh trí tưởng tượng phong phú, hài hước… Ngô Thừa Ân đã khéo dựng nên truyện yêu ma quấy nhiễu dân lành, đa phần chúng có lai lịch thân thế từ dòng dõi cao quý ở cõi trời, là con cháu, đệ tử, vật cưỡi… của thần tiên nên có nhiều phép thuật, tác oai tác quái ở trần gian. Yêu quái ở đây chính là tượng trưng cho những thế lực tàn bạo, bất công trong xã hội, là nguyên nhân khiến dân chúng khổ cực, ai oán. Hành động tiêu diệt yêu quái của Tôn Ngộ Không mang tính chất thay trời hành đạo nhằm mang lại sự yên bình cho cuộc sống.

Tôn Ngộ Không coi mọi điều gian ác như thù địch, trước gậy Như Ý, mọi yêu ma quỷ quái hung tàn đều phải bó tay chịu trói... Điều này phần nào phản ánh nguyện vọng của Ngô thừa Ân, mong muốn quét sạch mọi thứ xấu xa và thế lực ác bá trong xã hội. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng,“Tây du ký đã phản ánh lý tưởng tự do bình đẳng, khắc phục mọi khó khăn để chiến thắng thiên tai địch họa”, thể hiện ước vọng của dân chúng thời bấy giờ.

Ngoài ra, “Tây du ký còn là tiếng vang vọng của những phong trào nổi dậy của nông dân đời Minh”. Tác giả đã dành 7 hồi đầu để ca ngợi hành vi nổi loạn của Tôn Ngộ Không, đưa mọi người đến kết luận: Chỉ có phản kháng, đấu tranh mới giải quyết được tình trạng bất công, ngang trái. Tôn Ngộ Không đã nên khẩu hiệu “thay nhau làm vua, sang năm đến lượt ta”. Khẩu khí này rõ ràng có ảnh hưởng của những cuộc khởi nghĩa vào cuối đời nhà Minh. Như vậy, chúng ta có thể thấy ý nghĩa tây Du Ký không chỉ đơn thuần là tiểu thuyết hư cấu mang tính chất tưởng tượng phong phú, hài hước, mà đằng sau đó tác giả còn gửi gắm những ưu tư và hoài bão của mình về xã hội Trung Quốc đương thời.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận