"Nơi này càng nắng nhà này càng khó" - người xưa đang muốn nói đến nơi nào?
Người xưa cho rằng, ánh sáng là yếu tố rất quan trọng đối với phong thủy nhà ở. Vị trí nào càng sáng thì càng nguy hại.

Khi thiết kế xây nhà thì ánh sáng là yếu tố không thể thiếu. Ánh sáng tốt thì thường đi liền với việc lưu thông không khí tốt. Thế nên ngôi nhà mà thiếu sáng thiếu khí thì tài vận sa sút, con người ốm yếu. Ánh sáng mang lại dương khí cho con người, ánh sáng giúp mang lại sức sống, năng lượng. Thế nhưng trong nhà ở lại có một nơi rất đặc biệt không được để ánh sáng ngoài trời chiếu thẳng vào không được để quá sáng.
Ban thờ gia tiên tránh để quá sáng
Ban thờ gia tiên là nơi linh thiêng, thờ cúng ông bà tổ tiên đã khuất. Mà người đã khuất thì sợ ánh sáng mạnh. Ánh sáng mạnh ảnh hưởng tới âm phần. Ban thờ là nơi linh thiêng trong nhà là nơi âm thịnh. Do đó nếu ánh sáng quá mạnh sẽ khiến cho ban thờ "bị động", gia tiên khó có thể an ngự. Ánh sáng quá mạnh sẽ khiến cho linh hồn ông bà không thể về ngự với con cháu. Việc thờ cúng như vậy sẽ là phạm đại kỵ. Bởi thế trong gia đình khi làm nhà cần chú ý để hài hòa ánh sáng nơi thờ tự, không được để tối om om như hũ nút nhưng tuyệt nhiên không được để ánh sáng quá mạnh, đại kỵ nắng gió hắt vào ban thờ.
Nhiều gia đình không biết điều này cứ nghĩ rằng nhà ở càng sáng càng tốt nên lấy sáng cho ngôi nhà thì vô tình hắt sáng quá mạnh luôn vào khu thờ cúng. Ánh sáng ngoài trời quá mạnh sẽ khiến cho việc thờ cúng không được linh thiêng, con cháu không được phù hộ, tổ tiên không được an nghỉ. Điều đó khiến cho gia đình lục đục, ốm đau, làm ăn khó khăn không thuận.
Bởi thế khi đặt ban thờ cần chú ý hài hòa ánh sáng và tuân theo quy luật ánh sáng đặc trưng riêng biệt cho nơi thờ cúng. Riêng ban thờ Thần tài thì lại đặt gần cửa nơi nhiều sáng, nhiều người qua lại vì đặc trưng của ban thờ thần tài là giúp mời gọi khách hàng, chiêu tài hút lộc làm ăn.

Lưu ý để tránh ánh sáng quá mạnh nơi ban thờ
Không được kê ban thờ ở gần cửa. Nếu ban thờ gần cửa phải có bình phong hoặc rèm che chắn ánh sáng quá mạnh, gió tạt vào.
Tuyệt đối không đặt ban thờ cạnh ban công. Tuyệt đối không cơi nới nhà để làm phòng thờ ở khu vực cơi nới.
Nên có phòng thờ riêng, nếu để ban thờ ở phòng khách thì nên chú ý vị trí ban thờ cần tránh xa đèn chùm, tránh xa những vật điện tử gây ồn ào như tivi, âm ly...
Phòng thờ riêng thì tránh mở quá nhiều cửa vào những ngày nắng nóng mạnh
Ánh sáng nơi thờ cúng nên dùng ánh sáng vàng vừa đủ để quan sát nhưng không mạnh
Không để đèn hắt thẳng vào mặt người đang thắp hương, cũng không thể đèn hay gương chiếu thẳng vào ban thờ.
Ban thờ cũng không được để nơi quá nóng khiến dương khí quá mạnh. Nếu ban thờ để ở tầng cao nhất trong nhà cần chú ý vào mùa nắng nóng, tránh để nơi thờ bị quá nóng. Gia đình nên làm mái che hạ nhiệt cho cả nhà để phòng thờ không bị nhiệt đốt mạnh gây ảnh hưởng tới âm phần.
Trên ban thờ nên có đèn thờ riêng, tránh không dùng đèn thờ điện
Ban thờ cần được thường xuyên lau dọn, tránh ồn ào, tránh bụi bẩn làm nhiễu loạn trường khí khu vực thờ cúng.
(Thông tin tham khảo chiêm nghiệm)
Xem thêm: Người xưa nói "họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa"
Đọc thêm
Nhiều đối tượng tới nhà sẽ khiến cho gia chủ thấy khó chịu nhưng sự xuất hiện của họ đôi khi lại là dấu hiệu của may mắn.
Người xưa gọi tháng 5 là tháng "tháng trăng độc", thời tiết nắng nóng, tránh ăn đồ lạnh và cay vì không tốt cho sức khỏe.
Không chỉ là một vị thuốc quý, cây ngâu còn mang ý nghĩa phong thủy mà theo người xưa là xua đuổi tà ma, thu hút vượng khí.
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.