Thấy chân lý lập nghiệp từ Tam Quốc: 20 tuổi thấy Tào Tháo giỏi, 40 tuổi thấy Tư Mã Ý lợi hại, 60 tuổi ngộ ra Lưu Bị là tài nhất

Không đơn giản là tác phẩm ghi lại thời đại loạn bậc nhất Trung Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa còn chứa đựng rất nhiều bài học kinh doanh, nghiệp nghiệp mà phải đọc sâu, ngẫm nghĩ suốt nhiều năm mới ngộ ra được.

Đỗ Thu Nga
13:00 06/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tam Quốc Diễn Nghĩa (nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa) là tiểu thuyết về lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14. Tác phẩm kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190–280) với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc.

Bên cạnh những diễn biến lịch sử căng go thời chiến loạn, tác phẩm này còn ẩn chứa rất nhiều bài học dành cho các nhà lãnh đạo, những người đang trên đường lập nghiệp, khẳng định chỗ đứng của mình trên thương trường.

Thông qua cuộc đời của Lưu Bị, người sáng lập ra nhà Thục Hán, thời kỳ Tam Quốc nhìn thấu chân lý của việc lập nghiệp, đây rốt cuộc là một quá trình như thế nào? Thú vị, vui vẻ hay đầy đớn đau, khó khăn. Hay là tổng thể của các cung bậc cảm xúc hoặc cũng có thể câu hỏi này không có đáp án tiêu chuẩn nào cả.

Còn nhớ ở đâu đó có người từng viết: 20 tuổi đọc Tam Quốc thấy Tào Tháo là người tài giỏi nhất, 40 tuổi đọc Tam Quốc thấy Tư Mã Ý lợi hại nhất, 60 tuổi đọc Tam Quốc mới ngộ ra Lưu Bị mới là người tài nhất.

20 tuổi đọc Tam Quốc thấy Tào Tháo giỏi nhất, điều này cũng dễ hiểu thôi. Tào Tháo là một nhà quân sự, chính trị, nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Tào Tháo xưng bá các nước chư hầu, dẫn dắt quân đội trăm vạn binh mã chinh chiến khắp thiên hạ, tiếng tăm lừng lẫy.

ngo-ra-chan-ly-lap-nghiep-tu-cuoc-doi-cua-luu-bi-0
Tạo hình Tào Tháo trên phim

40 tuổi, cảm thấy Tư Mã Ý lợi hại nhất, điều này cũng dễ hiểu. Bởi ông chính là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Ngụy. Ông có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. 

Sau một thời gian nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ thời cơ, ông đã tiến hành cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249, khiến hoàng đế Ngụy chỉ còn tồn tại trên lý thuyết. Từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tiếp tục được chuyển giao cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.

ngo-ra-chan-ly-lap-nghiep-tu-cuoc-doi-cua-luu-bi-8
Tư Mã Ý

60 tuổi ngộ ra Lưu Bị mới là người tài nhất. Đó là bởi, Lưu Bị biết nhìn người, có tài dùng người và biết cách giữ chân người tài. Hoặc có thể nói như này, Lưu Bị đến cuối cùng có thể tạo dựng cơ nghiệp, thứ mà ông dựa vào không phải là gia thế, cũng không phải là việc trong tay có bao nhiêu binh mã. Tất cả nằm ở khả năng thu hút, trọng dụng nhân tài của ông.

Với Lưu Bị, cái gọi là gia thế chỉ là một gia đình nghèo. Cha mất sớm, ông phải cùng mẹ làm nghề bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống. Trong tay quả thực chẳng có gì cả.

Nhưng ngay từ thuở hàn vi, ông đã luôn lấy việc giành thiên hạ làm mục tiêu lập nghiệp. Nửa đời bôn ba trên lưng ngựa, sống đến cái tuổi đáng ra phải được hưởng phúc, tuổi con đàn cháu đống nhưng ông vẫn không một tấc đất, phải ăn nhờ ở đậu người khác. Thế nhưng dù khó khăn đến mấy, ông cũng không bao giờ thay đổi mục tiêu của mình.

Lưu Bị tay không đánh bại cả thiên hạ, tạo dựng một đế chế riêng cho mình thực ra cũng không khác mấy những người lập nghiệp từ hai bàn tay trắng ngày nay. Thế nhưng, để lập nghiệp thành công, một trong những điều cần phải học chính là biết cách nhìn người và dùng người. Mà điều này, Lưu Bị là bậc thầy.

ngo-ra-chan-ly-lap-nghiep-tu-cuoc-doi-cua-luu-bi-4
Lưu Bị

Không ai có thể một tay che trời và không ai có thể tự mình xây nên thành lũy, xưng bá một phương. Dù bạn có tài giỏi đến cỡ mấy thì cũng cần những người đồng hành. Việt Nam ta có câu: "Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Ở đây, những người đang lập nghiệp thứ cần nhất chính là những trợ thủ.

Là một người lãnh đạo, bạn nhất định phải biết cách sắp xếp mọi người vào vị trí phù hợp theo năng lực. Bên cạnh đó cũng cần phải biết lắng nghe, biết tận dụng nhân tài.

Lưu Bị dựa vào tài dùng người cùng nỗ lực và sự kiên trì, không cam chịu số phận, luôn tìm cách thay đổi để đưa mình lên vị trí cao hơn, trở thành một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc. Dù gặp bao nhiêu trắc trở và thất bại thì trong từ điển của Lưu Bị cũng không bao giờ có hai từ "quá muộn". Ông cũng chưa bao giờ đánh mất sự tự tin, chưa giờ kiêu ngạo hay nản lòng. Ông luôn giữ vững mục tiêu ban đầu, luôn kiên cường, tràn đầy ý chí, không mơ tưởng, chạy theo những thứ hão huyền, xa vời. Có lẽ, thứ mà những nhà lập nghiệp nên học hỏi chính là những điều này.

Xem thêm: Lý do Đường Tăng yếu đuối lại làm lãnh đạo và bài học về sức mạnh của tầm nhìn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận