Lý do Đường Tăng yếu đuối lại làm lãnh đạo và bài học về sức mạnh của tầm nhìn
Nhiều người cho rằng, Đường Tăng là kẻ yếu đuối, vô dụng. Song thực tế, Đường Tăng lại là người mang khí chất của một nhà lãnh đạo xuất sắc.
Tây Du Ký 1986 được xem là phiên bản thành công nhất được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Ngô Thừa Ân. Trong một thống kê của đài Ương Thị, bộ phim này có tỷ lệ lượt xem lên đến 89,4%. Sau hơn 3 thập kỷ, Tây Du Ký 1986 đã được phát lại 3.000 lần nhưng vẫn rất hút khán giả.
Khán giả nhí xem Tây Du Ký 1986 bị thu hút bởi các phép thần thông quảng đại của Tôn Ngộ Không. Thế nhưng những người trưởng thành lại xem Tây Du Ký để học tập, trải nghiệm. Sau rất nhiều lần xem đi xem lại, khán giả phát hiện ra rất nhiều triết lý sống, bài học thành công. Thậm chí, Tây Du Ký 1986 đã dạy chúng ta cách để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc thông qua hành trình đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng.
Theo kịch bản, Đường Tăng bắt buộc phải trải qua 81 kiếp nạn đi từ Đông Thổ Đại Đường sang Tây Trúc thỉnh kinh. Quá trình từ phàm nhân trở thành Phật, cũng chính là quá trình tôi luyện từ một người tầm thường trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng.
Chắc chắn có đến 80% khán giả cho rằng, Đường Tăng là một người vô dụng yếu đuối. Đường Tăng không xứng đáng trở thành người dẫn dắt. Vì Đường Tăng mà có rất nhiều sự cố xảy ra trong quá trình sang Tây Trúc thỉnh kinh. Song thực tế lại hoàn toàn ngược lại, Đường Tăng mới chính là người mang khí chất của một nhà lãnh đạo thực thụ.
Bạn cần biết: Quan Thế Âm Bồ Tát là lãnh đạo của Đường Tăng; Phật Tổ Như Lai là lãnh đạo của Bồ Tát. Hai nhà lãnh đạo này có một điểm chung là biết cách nhìn người.
Như Lai ban sắc chỉ cho Bồ Tát tìm người đi Tây Trúc lấy chân kinh. Khi ấy, Đường Tăng là Đại sư Trần Huyền Trang đang giảng Pháp tại chùa Hóa Sinh. Còn Bồ Tát đã tìm kiếm rất lâu trong thành Trường An nhưng chưa tìm được người phù hợp. Vì sao cuối cùng Bồ Tát lại chọn Đường Tăng?
Lý giải điều này khá dễ dàng, bởi vì Bồ Tát đã sớm biết được Đường Tăng chính là Phật tử truyền thế. Đường Tăng mang sứ mệnh lấy chân kinh và cũng là người phù hợp nhất để đi lấy chân kinh. Vì vậy, Bồ Tát đã tìm đến đường tăng, sắp xếp ông và vị trí đúng đắn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Các bạn nên tin rằng, mỗi người được sinh ra trong thế giới này đều mang trong mình trọng trách và sứ mệnh riêng. Chắc chắn chẳng ai nói rằng, tôi sinh ra để ăn, ngủ và hưởng thụ. Muốn đạt được thành công, bạn nhất định phải có một mục tiêu vĩ đại và lâu dài.
Sứ mệnh nhất định phải to lớn, không cần biết bạn có phù hợp với nó hay không. Nếu ngay từ khi bắt đầu, bạn có thể dễ dàng thực hiện nó thì đó không phải sứ mệnh vĩ đại của một đời người nữa rồi. Giống như chuyện Bác Hồ ra đi từ bến cảng Nhà Rồng để tìm đường cứu nước. Đó là một sứ mệnh vĩ đại. Và để đạt được sứ mệnh vĩ đại đó, người đã phải trải qua những ngày tháng rất khó khăn, từng bước hoàn thiện bản thân, từng bước tiến gần đến chân lý giải phóng dân tộc... Và kết quả, sứ mệnh vĩ đại của Người đã gặt trái ngọt sau bao năm cố gắng.
Quay lại câu chuyện của Tây Du Ký 1986, khi Đường Tăng tiếp nhận sứ mệnh đi Tây Trúc thỉnh kinh, ông không nghĩ đến những khó khăn gian khổ đang đợi mình phía trước sao? Lẽ nào ông không biết mình là người trần mắt thịt? Khi vua Đường Thái Tông hỏi, ai là người gánh vác trọng trách đến Tây Trúc thỉnh kinh, duy chỉ có Đường Tăng chủ động đồng ý, lập thời thề trước mặt Phật Tổ và nói rằng, nhất định lấy được chân kinh, nếu không sẽ không về nước. Đây chính là 1 trong những tố chất của người lãnh đạo tài năng.
Sứ mệnh vĩ đại xuất phát từ trái tim, lòng nhiệt huyết, sự tự nguyện chứ không thể là ép buộc, đe dọa. Bạn luôn là người kiên định, tin tưởng vào bản thân. Có thể năng lực còn hạn chế nhưng có quyết tâm thì chuyện gì cũng có thể vượt qua được. Một nhà lãnh đạo xuất sắc, thứ đầu tiên mà họ nhìn thấy trong hành trình của mình không phải là khó khăn mà là quyết tâm, ý chí và niềm tin.
Thực tế chứng minh, những nhà lãnh đạo có năng lực nhưng không có tầm nhìn thường không thể trụ được lâu dài. Bởi vị họ chỉ thích thuê người yếu kém hơn mình. Nhìn từ góc độ bản chất con người, dường như, người ta không muốn "sử dụng" người tài giỏi hơn bản thân. Đây là sai lầm của vô số nhà lãnh đạo. Quan niệm "làm vua xứ mù", sống thoải mái, tự tại tạo ra một loại ảo tưởng cho rằng bản thân xuất sắc nhất. Thực tế, nó chẳng có tí tác dụng nào cả.
Bạn thấy không, ngay cả khi Đường Tăng yếu đuối vô dụng khiến Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới chán nản, hết lần này đến lần khác đòi bỏ đi. Tuy nhiên, cuối cùng họ chủ động quay lại, phò tá Đường Tăng đi lấy chân kinh.
Từ câu chuyện của Đường Tăng, có thể nhận thấy: Chỉ cần có khả năng đảm nhiệm trọng trách, có tâm, có đức, người lãnh đạo chắc chắn hút được những kẻ mạnh hơn về phía mình và tạo nên thành công.
Vậy như nào là một người lãnh đạo thành công? Một người lãnh đạo thành công chỉ cần làm giỏi 2 việc: TÌM NGƯỜI VÀ DÙNG NGƯỜI. Người ta thường nói: "Ba anh thợ da vượt xa Gia Cát Lượng". Câu này có ý nghĩa: Nếu bạn biết tận dụng "3 anh thợ da" thì chắc chắn hiệu quả sẽ vượt xa "1 ông Gia Cát Lượng". Đây chính là DÙNG ĐÚNG NGƯỜI.
Bên cạnh đó, một người lãnh đạo xuất sắc còn là người biết nhìn ra bản chất từ thực tế. Thực tế, lãnh đạo như nào, nhân viên sẽ như thế. Nhân viên chính là tấm gương phản chiếu lãnh đạo.
Chắc bạn còn nhớ thầy trò Đường Tăng từng chiến đấu với yêu quái Thanh Ngưu Quái? Yêu quái này nhân lúc Tôn Ngộ Không đi xin lương thực đã bắt cóc Đường Tăng khiến Ngộ Không vô cùng tức giận. Trong trận giao chiến, không những Tôn Ngộ Không không thắng mà còn bị yêu quái dùng vòng thần kỳ cướp mất. Ngay cả bảo bối của các vị thần tiên đến trợ giúp cũng bị hút hết về tay Thanh Ngưu Quái.
Điều này nói lên ý nghĩa gì? Muốn đánh bại được yêu quái, trước hết phải hiểu được bản chất vấn đề, chính là tìm ra lai lịch của con yêu quái và tìm người thu phục được nó.
Đừng bao giờ nhìn bề ngoài mà đánh giá sự vật. Bạn phải đi sâu vào phân tích, nghiên cứu bản chất và quy luật phát triển của nó.
Ngoài ra, mỗi người phải biết phát huy điểm mạnh của bản thân. Giống như trong Tây Du Ký 1986, thầy trò Đường Tăng mỗi người đều có ưu nhược điểm khác nhau.
- Đường Tăng chính là có niềm tin và sự kiên định mạnh mẽ, quyết tâm, biết tìm đúng hướng đi của bản thân. Song ông cũng có chút thiếu cảnh giác, ngốc nghếch, không nhận diện được kẻ thù.
- Trư Bát Giới không kiềm chế được dục vọng, ham muốn quá độ, không vượt qua được cám dỗ. Nhưng lại có ưu điểm, chịu được gian khổ.
- Tôn Ngộ Không thông minh, hoạt bát, có năng lực. Song lại thiếu sự kiên định, luôn do dự.
- Bạch Long Mã không màng danh lợi, chỉ biết chăm chỉ đưa Đường Tăng đến Tây Trúc. Tuy nhiên, lại vô tư cống hiến cho người khác, đến cuối cùng chẳng có được gì.
Vậy nên trên đời này không có người hoàn hảo. Chỉ cần đặt người vào đúng vị trí, phát huy tối đa năng lực, khắc phục nhược điểm thì đó chính là thành công. Trên đoạn đường hoàn thành sứ mệnh vĩ đại, thay vì "ảo tưởng sức mạnh" hãy nhìn nhận vào thực tế để tìm đi hướng đi và hướng giải quyết vấn đề chính xác, dứt khoát.
Nói về một người lãnh đạo xuất sắc, Tây Du Ký 1986 đã truyền lại cho chúng ta bài học: Muốn trở nên xuất sắc, hãy dùng khổ hạnh để tu hành.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận