4 bài học lãnh đạo trong kinh doanh từ Tây Du Ký: Tại sao Đường Tăng là người dẫn dắt chứ không phải Tôn Ngộ Không

Xem Tây Du Ký, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao người tài như Tôn Ngộ Không phải phò tá Đường Tăng đi lấy kinh mà không thể tự mình đi. Thực ra, tất cả là nhờ 4 bài học lãnh đạo đầy thấm thía này.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 09/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi còn nhỏ, lúc đọc hoặc xem Tây Du Ký, hẳn nhiều người có thắc mắc vì sao người tài như Tôn Ngộ Không lại phải phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, chứ không thể tự mình đi lấy? Sau này, đến khi trưởng thành, bắt đầu đi làm thuê, sau đó thăng tiến thành lãnh đạo, ta mới hiểu ra rằng, Đường Tăng lãnh đạo cũng là có lý cả. 

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Đường Tăng có gì mà Ngộ Không lại không có, vì sao Đường Tăng là "lãnh đạo" còn người tài như Ngộ Không lại chỉ có thể đi phò tá?

Vậy Đường Tăng có gì mà Ngộ Không lại không có, vì sao Đường Tăng là "lãnh đạo" còn người tài như Ngộ Không lại chỉ có thể đi phò tá? Tất cả là nhờ 4 bài học lãnh đạo đầy thấm thìa này, nếu không có thì việc đi lấy kinh khó khăn thử thách đó khó có thể thành công.

Niềm tin siêu phàm

Đầu tiên, thứ mà Đường Tăng có chính là "niềm tin siêu phàm", dù có mất đi sinh mạng cũng không hề chùn bước, giữ vững niềm tin của mình. Tôn Ngộ Không thì trái lại, dù rất có năng lực nhưng niềm tin lại không vững chắc, nhiều lần bỏ đi hoặc rút lui.

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Đường Tăng có "niềm tin siêu phàm", dù có mất đi sinh mạng cũng không hề chùn bước, giữ vững niềm tin của mình.

Trong kinh doanh cũng vậy, lãnh đạo phải là người kiên định, có niềm tin sắt đá, truyền cảm hứng tới nhân viên của mình. Nếu lãnh đạo cứ rụt rè, nhút nhát thì cả công ty đều  gặp khó, không thể làm việc được. Một vị lãnh đạo mà không có niềm tin vào những gì mình đang làm, không có chí tiến thủ sẽ chẳng thể khiến người khác tin tưởng được, sớm muộn cũng rời bỏ mà đi.

Không có tài năng đặc biệt

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Đường Tăng chỉ là người bình thường, không có phép thần thông quảng đại mà chỉ có học thức, nhân hậu hiền lành và thấu hiểu người khác.

Đường Tăng chỉ là người bình thường, không có phép thần thông quảng đại mà chỉ có học thức, nhân hậu hiền lành và thấu hiểu người khác. Thoạt nghe Đường Tăng là người "bất tài", nhưng cái tài của ông chính là biết trân trọng và đánh cao người có năng lực, lại biết bao dung khuyết điểm của người khác. Có thế, ông mới bao dung mỗi khi Tôn Ngộ Không quá khích tấn công yêu quái, bỏ qua cho việt Bát Giới phàm phu tục tử, tha thứ cho Sa Ngộ Tịnh - kẻ từng 9 lần ăn thịt Đường Tăng cho các kiếp trước... Ấy chính là đặc điểm của một nhà lãnh đạo giỏi, tuy không xuất sắc nhưng biết trọng dụng người xuất sắc. Nếu Đường Tăng không phải là người như vậy, người giỏi như Ngộ Không sẽ chẳng có đất dụng võ, thể hiện giá trị của mình.

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Tôn Ngộ Không sở hữu 72 phép biến hóa thần thông, gần như điều gì cũng có thể làm, nhưng đồ đệ tại Hoa Quả Sơn lại chẳng có mấy người tài năng,

Ngược lại với Đường Tăng, Tôn Ngộ Không sở hữu 72 phép biến hóa thần thông, gần như điều gì cũng có thể làm. Thế nhưng, đồ đệ của Tề thiên đại thánh tại Hoa Quả Sơn lại chẳng có mấy người tài năng, hầu hết là kẻ vô dụng. Bởi lẽ, Ngộ Không quá bản lĩnh, quá tài giỏi, quá hoàn hảo, nên nhìn không lọt những người có bản lĩnh khác, những người có bản lĩnh lại chẳng dám đi theo vì sợ thua kém.

Khi khởi nghiệp, trước hơn hết lãnh đạo phải là một người có năng lực, tuy nhiên, không nên quá hoàn hảo, bởi như vậy sẽ khó thu hút nhiều người tài. Sau khi giải quyết các vấn đề sống còn, hãy xem xét xây dựng một "sân chơi" để nhân viên được phát huy hết giá trị của bản thân, tìm kiếm những người có thể bổ sung thiếu sót của mình. Đừng để việc gì cũng đến tay mình làm, như thế vừa tự khiến mình mệt mỏi, vừa khiến nhân viên không có cơ hội phát triển, doanh nghiệp dễ rơi vào bế tắc.

Nhân đức

Một điều mà Đường Tăng có nhưng Tôn Ngộ Không không có, thể hiện rất rõ mỗi khi thầy trò gặp yêu quái, đó chính là nhân đức. Trong Tây Du Ký, ngay cả với kẻ xấu, trước đó có ý định giết mình, Đường Tăng vẫn tỏ ra rất nhân từ. Đường Tăng biết mục đích của 3 đồ đệ đi theo là để bảo vệ mình, nhưng không hề lợi dụng họ mà vẫn dạy dỗ, dẫn dắt họ để cùng tu luyện, trau dồi bản thân.

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Đường Tăng biết mục đích của 3 đồ đệ đi theo là để bảo vệ mình, nhưng không hề lợi dụng họ mà vẫn dạy dỗ, dẫn dắt họ để cùng tu luyện, trau dồi bản thân.

Một công ty ở Nhật Bản đã nghĩ ra cách này, đó là mời cha của nhân viên tới công ty và nói chuyện với quản lý. Chủ doanh nghiệp nói rằng, các quản lý nếu không biết đối xử ra sao với cấp dưới, hãy nhớ về ngày này, ngày mà cha của họ tin tưởng giao con họ cho mình, hy vọng ta có thể dạy dỗ, hướng dẫn nhân viên phát triển và cùng nhau bước tới thành công.

Quan hệ xã hội

Một trong những điều khiến Đường Tăng là người dẫn dắt các đồ đệ đi thỉnh kinh là bởi ông có nhiều mối quan hệ xã hội. Đường Tăng tiền thân là đệ tử Phật Thích ca Mâu Ni, lại rất hiểu chuyện và lịch sự, nếu thấy thần tiên thì lập tức hành lễ rất thành tâm. Mặt khác, ông còn là huynh đệ của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân, quen biết, gặp gỡ nhiều nhân vật cấp cao, vì thế con đường lãnh đạo cũng thuận buồm xuôi gió hơn.

4-bai-hoc-lanh-dao-trong-kinh-doanh-duc-ket-tu-tay-du-ky
Tôn Ngộ Không vốn chỉ là một con khỉ đá, ngỗ nghịch, từng đại náo thiên cung, khiến bao người khổ sở.

Trong khi đó, Tôn Ngộ Không vốn chỉ là một con khỉ đá, ban đầu ngỗ nghịch, đối xử với sư huynh đệ không tốt nên bị sư phụ đuổi đi. Kết nghĩa huynh đệ với người khác nhưng lại gây sự, lấy trộm đồ của họ, sau này lên trời thì không giữ thể diện cho người khác, rồi đại náo thiên cung khiến bao người khổ sở. Nhìn chung, Tôn Ngộ Không đã đắc tội với nhiều người, quan hệ xã hội cũng không tốt.

Con người chính là tài nguyên thiết yếu nhất, và cũng là ngọn nguồn tạo ra của cải tiền bạc. Một nhà lãnh đạo tốt bên cạnh có các mối quan hệ xã hội tốt còn là người đối đãi tử tế với nhân viên, được những người ưu tú tin tưởng, trung thành. Có như thế, con đường lãnh đạo mới có thể thành công. 

Tây Du Ký phiên bản "kinh dị" của 94 năm trước khiến fan Việt khóc thét: Ngộ Không, Bát Giới xấu hơn yêu quái

Đọc thêm

Trước khi lên đường đi thỉnh kinh, Quan Thế Âm Bồ Tát đã dạy Đường Tăng 1 câu chú niệm vòng kim cô để chế ngự Tôn Ngộ Không. Vậy nội dung câu chú đó là gì?

Giải mã nội dung câu chú Đường Tăng niệm vòng kim cô chế ngự Tôn Ngộ Không
0 Bình luận

Nữ Nhi Quốc là đất nước có nhiều tuyệt sắc giai nhân nhưng chỉ thầy trò Đường Tăng mới đến được đây, còn những nam nhân khác thì không, tại sao vậy?

Vì sao ngoài thầy trò Đường Tăng, không nam nhân nào đến được Nữ Nhi Quốc?
0 Bình luận

Mở đầu cuốn Tây Du Ký, tác giải Ngô Thừa Ân đã từng khẳng định rằng: "Muốn biết chân đế của nhân sinh, bắt buộc phải đọc Tây Du Ký". Tuy nhiên những người thực sự hiểu được hết ý nghĩa Tây Du Ký lại không nhiều.

Giải mã những ý nghĩa thâm sâu trong tác phẩm Tây Du Ký
0 Bình luận

Tin liên quan

Vì muốn câu 'like' trên mạng xã hội, một người phụ nữ ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã đăng tin sai sự thật về việc làm căn cước công dân gắn chip 'số đẹp'.

Tung tin nhận làm căn cước công dân gắn chip 'số đẹp', một người phụ nữ bị xử phạt
0 Bình luận

Những biểu tượng thu hút sự chú ý của chúng ta ngay từ những giây đầu tiên đôi khi lại chứa đựng nhiều thông điệp thú vị về cách suy nghĩ, cá tính hay bản chất thực sự bên trong mà ít người để ý đến. Hãy chọn 1 chiếc chìa khóa dưới đây để khám phá bí mật tính cách của mình nhé.

Trắc nghiệm: Chiếc chìa khóa bạn chọn tiết lộ nhiều điều bất ngờ về bạn
0 Bình luận

Chắc hẳn bất kỳ ai trong số chúng ta cũng từng trải qua cảm giác lúc muốn độc thân, lúc lại muốn yêu đương da diết. 

Có một kiểu người, nửa muốn có bồ, nửa muốn độc thân
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 giờ trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đề xuất