Bài học xương máu từ Tam Quốc Diễn Nghĩa: Dùng người học Lưu Bị, hành sự hỏi Tào Tháo

Tam Quốc Diễn Nghĩa để lại cho hậu thế bài học trong cuộc sống cũng như kinh doanh thông qua các nhân vật lịch sử lừng lẫy như Lưu Bị, Tào Tháo.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Là tác phẩm kinh điển nói về lịch sử Trung Hoa thời kỳ loạn lạc, Tam Quốc Diễn Nghĩa để lại cho đời những bài học đắt giá thông qua các nhân vật lịch sử lừng lẫy.

Có câu nói lưu truyền trong dân gian: "Học Lưu Bị cách làm người, học Tào Tháo cách làm việc".

Lưu Bị nhờ có nhân đức mà thu phục được lòng người, vì thế đi đây cũng được người khác quý mến.

Tào Tháo với sự quyết đoán, bản lĩnh anh dũng nên dù có rơi vào tình thế hiểm nghèo cũng vẫn tự mình tìm được lối ra.

Học Lưu Bị cách làm người

Lấy nhân đức để thu phục lòng người

Lưu Bị vốn xuất thân nghèo khó, từ lúc tay trắng cho đến khi xưng bá một phương, vẫn luôn là một nhân vật rất được lòng dân.

Sau lễ kết bái ở vườn đào, Lưu Bị với Quan Vũ và Trương Phi gắn kết tình huynh đệ thâm sâu suốt mấy chục năm về sau. Ba người họ vẫn luôn sát cánh bên nhau và hết lòng ủng hộ cho lý tưởng phục hưng Hán thất của Lưu Bị. Mỗi bước đi của Lưu Bị đều được ông trời trợ giúp.

Trong trận đánh ở Kinh Châu, Lưu Bị phải rút lui. Bách tính ở Kinh Châu cũng phải đồng lòng rút lui theo Lưu Bị. Trước lời khuyên hãy bỏ lại bách tính mà lo thân mình trước, Lưu Bị khảng khái đáp: Kẻ làm đại sự thì phải lấy dân làm gốc. Ngày nay, muôn dân bách tính đang quy phục ta, làm sao ta nỡ nhẫn tâm vứt bỏ họ!.

Lời nói và hành động của Lưu Bị được lưu truyền khắp thiên hạ, từ đó, càng thêm nhiều người thuận lòng quy phục Lưu Bị. Nhưng hậu quả của sự lựa chọn này quả thực là quá lớn. Khi Lưu Bị cùng nhân dân rút đến thành Đương Dương, truy binh của Tào Tháo đuổi đến nơi khiến Lưu Bị đại bại, vợ con ly tán.

Dù không phải là người giỏi mưu kế hay đánh trận nhưng Lưu Bị có tấm lòng nhân hậu. Lưu Bị chưa bao giờ bỏ rơi hay ức hiếp những người yếu thế hơn mình. Người nhân đức như Lưu bị ở thời Tam Quốc thì chỉ có một mà thôi.

Từ Thứ là mưu sỹ ở dưới trướng Lưu Bị. Quân Tào đã bắt mẹ của Từ Thứ làm con tin để ép Từ Thứ quy phục Tào Tháo. Có người khuyên Lưu Bị hãy giữ Từ Thứ lại, đợi đến khi Tào Tháo giết mẹ của Từ Thứ thì Từ Thứ sẽ không bị dao động mà tự khắc sẽ một lòng quy phục Lưu Bị.

Lưu Bị hiểu rõ rằng, khi ấy, nếu thả Từ Thứ đi không khác nào là làm tăng thêm lực lượng cho quân Tào nhưng cuối cùng Lưu Bị vẫn quyết định làm vậy.

Có thể trong suy nghĩ của Lưu Bị, Từ Thứ không chỉ là một mưu sỹ dưới trướng mà còn là một người bạn và cũng là con của một người mẹ. Lưu Bị nghĩ mình không nên vì lợi ích cá nhân mà thay Từ Thứ đưa ra lựa chọn.

Lưu Bị không thể mang lại của cải hay quyền lực cho những người quy phục mình giống như những gì Tào Tháo và Tôn Quyền đã làm. Nguyên nhân là do phần lớn thời gian của Lưu Bị đều là ăn nhờ ở đậu, phiêu dạt khắp nơi, nào mà có được căn cứ địa vững chắc như Tào Tháo hay Tôn Quyền.

Chính đức tính biết đặt mình vào vị trí của người khác và biết suy nghĩ cho người khác đã giúp cho Lưu Bị luôn có được sự tôn trọng và yêu mến của người khác. Nhờ đó, bên cạnh Lưu Bị luôn không thiếu những văn thần võ tướng hết mực trung thành.

bai-hoc-tu-tam-quoc-dien-nghia-qua-nhan-vat-luu-bi-tao-thao-1

Không nhụt chí trước khó khăn

Cuộc đời của Lưu Bị gặp vô số những trắc trở gian truân. Từ khi tòng quân chinh chiến, Lưu Bị thắng ít bại nhiều, thậm chí còn không biết bao lần thoát chết trong tích tắc. Thế nhưng, Lưu Bị vẫn là minh chứng ông trời không bao giờ phụ lòng người.

Ngay từ khi còn ở tuổi thiếu niên, với khí thế hừng hực Lưu Bị vẫn ôm trong lòng giấc mộng phục hưng Hán thất. Vì thế, Lưu Bị không tiếc mình lăn lộn chinh chiến suốt hơn 30 năm. Với sự nỗ lực trong từng ấy thời gian, để rồi kết quả vẫn là thất bại và trắng tay, chẳng có lấy một chút thành quả nào. Nếu là người khác, có lẽ đã bỏ cuộc từ sớm.

Năm Lưu Bị 47 tuổi thì biết tin về vị mưu sỹ tên Gia Cát Lượng tuổi trẻ tài cao túc trí đa mưu. Lưu Bị đã bỏ qua khoảng cách tuổi tác mà đích thân tới lều tranh để bày tỏ thành ý với Gia Cát Lượng. Đến năm 59 tuổi, Lưu Bị mới chính thức lần đầu tiên đánh bại được Tào Tháo trong trận Hán Trung.

Từ một điểm xuất phát rất thấp, lại gặp liên tiếp thất bại và khó khăn, nhưng sau mỗi lần thất bại và tuyệt vọng, Lưu Bị vẫn tìm lại được dũng khí để đứng dậy làm lại từ đầu.

Bài học mà người đời có được từ Lưu Bị đó là: Ở đời, con người phải vừa có lòng nhân đức và bao dung với vạn vật và cần có tính kiên trì bền bỉ, mạnh mẽ quyết đoán và không bao giờ từ bỏ.

Học Tào Tháo cách làm việc

Tiến lui đều có tính toán

Tào Tháo có tính cách vô cùng phức tạp. Xoay quanh nhân vật lịch sử này, có nhiều quan điểm khác nhau. Có người nói, Tào Tháo là đại thần trị quốc mà cũng là gian hùng thời loạn thế. Cũng có người nói, Tào Tháo thực sự là một người đàn ông có bản lĩnh.

Ngay từ khi còn trẻ, Tào Tháo đã có bản lĩnh khác người, một lòng muốn trừ gian diệt ác. Tào Tháo nghĩ rằng sẽ dựa vào năng lực bản thân để trả lại công đạo cho đời. Nhưng rồi cứ mỗi lần nghiêm minh chấp pháp, không a dua nịnh bợ là một lần Tào Tháo lại bị giáng chức hoặc bị điều đi nơi khác.

Nhận ra sự cương trực của bản thân vốn không thể nào xoay chuyển được tình thế, chứng kiến sự thống khổ của muôn dân, Tào Tháo cuối cùng đã tìm ra con đường cho chính mình. Đó chính là chỉ có thể dùng chiến trận để xây dựng cơ nghiệp.

Người làm nên đại sự thì phải cầm lên được mà cũng buông bỏ được, tiến lui đều có tính toán. Chỉ cần là có thể đạt được mục đích cuối cùng thì quá trình ra sao cũng không cần quá quan trọng. Khi ở vào tình cảnh khó giữ được ước nguyện ban đầu, Tào Tháo không hề cố chấp hay do dự. Tào Tháo đã nhanh chóng chuyển hướng sang một con đường khác để bắt đầu lại từ đầu.

Ở trận Quan Độ vang danh bốn phương, Tào Tháo vì lấy ít thắng nhiều. Tào Tháo vẫn sử dụng chiến thuật này trong trận Xích Bích, chỉ có điều là lần này đã thất bại. Nhưng Tào Tháo lại không hề suy sụp chán nản mà bình thản chấp nhận mọi thứ. Bại trận hay mất đất thì Tào Tháo vẫn có thể bình thản đi qua tất cả. 

Cuộc đời thăng trầm chìm nổi đã tạo nên một con người Tào Tháo hào sảng, có dã tâm mà cũng vô cùng kiệt xuất. Đứng trước lựa chọn giữa hiện thực và lý tưởng, Tào Tháo không hề do dự hay bối rối. Tào Tháo đã dùng cách của riêng mình để sống một đời không hối tiếc.

bai-hoc-tu-tam-quoc-dien-nghia-qua-nhan-vat-luu-bi-tao-thao-2

Táo bạo nhưng thận trọng

Sự quyết đoán và gan dạ của Tào Tháo đúng là không ai có thể sánh kịp. Trước tình thế Đổng Trác đảo loạn triều cường, các đại thần trong triều đành bất lực nhìn cảnh triều đình ngày một suy thoái. Chỉ có Tào Tháo dám đứng lên phản kháng: "Vì thiên hạ, buộc phải tiêu diệt Đổng Trác, nếu như không có ai dám thì có ta dám".

Tào Tháo là người làm nên cơ nghiệp lớn, gánh vác nhiều việc đại sự. Với sự táo bạo và thâm sâu của mình, suốt hơn mấy chục năm Nam chinh Bắc chiến, Tào Tháo đã tiêu diệt tất cả các đối thủ. Tào Tháo anh dũng trên chiến trường mà cũng đầy mưu lược trên triều cương. 

Sau khi thống nhất phương Bắc, Tào Tháo đã dựng nên nước Ngụy. Lúc này, Tào Tháo hoàn toàn có thể xưng đế nhưng ông lại chưa từng làm điều đó mà cho đến lúc chết ông cũng chỉ là "Ngụy Vương" chứ không phải là "Ngụy Võ Đế".

Việc không xưng đế chính là điều cao tay của Tào Tháo. Nếu như Tào Tháo xưng đế, người ngoài sẽ cho rằng Tào Tháo đang tranh quyền đoạt vị. Từ đó, Lưu Bị và Tôn Quyền sẽ có thêm lý do chính đáng để tiến đánh Tào Tháo.

Tào Tháo hơn ai hết là người hiểu rõ bản thân, biết rõ tham vọng quyền lực của mình lớn hơn bất cứ ai. Nhưng Tào Tháo cũng hiểu dục vọng của con người là hố sâu không đáy. Một người không nên vì ham hư danh mà tự tay chôn vùi công sức bao năm của bản thân.

Nhân vật Tào Tháo của Tam Quốc Diễn Nghĩa đã dạy cho chúng ta một bài học: Chuyện đời khó mà hoàn toàn theo ý muốn của chúng ta nhưng ta chỉ cần sống không thẹn với lòng. Thành hay bại không cắt nghĩa được anh hùng. Đúng hay sai cũng chẳng đoán định được vạn vật. Nếu bạn đã nghĩ mình đúng thì hãy cứ mạnh dạn kiên trì đến cùng.

Bài học xương máu mà Tam Quốc Diễn Nghĩa để lại cho hậu thế đó là làm người phải học tính kiên cường và nhân đức của Lưu Bị, làm việc phải học tính anh dũng không do dự của Tào Tháo.

Xem thêm: Bàng Thống để lại câu di ngôn gì mà khiến Lưu Bị phải bối rối và ân hận?

Đọc thêm

Đến tận ngày hôm nay, người dân Trung Hoa vẫn kính trọng Gia Cát Lượng như một vị thần. Ông là một chính trị gia xuất chúng, nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất thời bấy giờ.

Loạt phát minh vĩ đại của Gia Cát Lượng: Từ Bát Trận Đồ đến đèn Khổng Minh đều khiến triệu người khâm phục
0 Bình luận

Gia Cát Lượng từng viết "Giới tử thư" để truyền đạt cho con cái các đạo lý sống ở đời. Bức thư vỏn vẹn 87 chữ nhưng chứa đựng rất nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

10 bài học thâm thúy đúc kết từ bức thư vỏn vẹn 87 chữ của Gia Cát Lượng
0 Bình luận

Gia Cát Lượng có tài năng trí dũng song toàn nhưng không tránh được những lúc hồ đồ mà sai lầm. Hãy cùng tìm hiểu 3 sai lầm khiến ông hối hận tiếc nuối một đời.

3 sai lầm khiến Gia Cát Lượng hối hận một đời: Lấy nhầm người, tin sai người và theo nhầm người
0 Bình luận

Tào Tháo không chỉ có tài trí mưu lược trong lĩnh vực chính trị quân sự mà còn là người cha mẫu mực, luôn chú trọng đến việc dạy con với phương châm, chính sách giáo dục thiết thực và hiệu quả.

3 nguyên tắc vàng dạy con tài giỏi thành bậc kỳ tài của Tào Tháo
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất