Người xưa nói: Nam không cá tính giống như sát, nữ không khí giới giống như vừng
Nếu chúng ta thấu hiểu được nội hàm của câu tục ngữ này thì có thể đúc rút được nhiều điều bổ ích cho bản thân.

Người xưa để lại câu nói: “Nam không cá tính giống như sắt, nữ không khí chất giống như vừng” với rất nhiều dụng ý và bài học bổ ích. Bất luận là nam hay nữ, đều cần có tính cách của riêng mình, không nên “gió chiều nào, che chiều ấy”. Nam nhi phải mạnh mẽ, tự lực cánh sinh, không nên giống như sắt dễ bị thời gian ăn mòn. Nữ nhi cần có đức hạnh, không nên quá chú trọng ngoại hình mà quên đi tu dưỡng, những phẩm chất tốt đẹp bên trong như chiếc kẹo vừng chỉ ngon lúc ban đầu.
"Nam không cá tính giống như sắt"
Người xưa có câu: “Tiếc rằng sắt không biến thành gang thép”, ý muốn nói rằng cha mẹ ai cũng muốn con mình thành rồng thành phượng, ấy là kỳ vọng cha mẹ đặt vào con cái.
Trong câu tục ngữ này, “tính” có nghĩa là tính cách, vậy nên cả câu muốn nói là: Một đấng nam nhi nếu tính cách yếu mềm thì sẽ giống như sắt, dễ bị ăn mòn theo thời gian, đầu thanh sắt ban đầu là hình lục lăng, lâu dần sẽ mòn đi các góc cạnh.

Sắt là thứ kim loại cứng hơn nhưng lại dễ bị ăn mòn và dễ han gỉ. Đàn ông nếu không ý chí, thì cũng giống như “sắt” vậy, tuy cùng là kim loại nhưng sắt chính là trạng thái chưa hoàn hảo, mang nhiều khiếm khuyết, rất dễ bị bẻ cong và han gỉ, người đàn ông có hình thức bên ngoài, mang thân nam mà tâm hồn, tính cách mềm yếu, không có ý chí, không chịu đựng và vượt qua được những sóng gió, vấp váp trong cuộc sống, vậy thì trong cuộc sống, họ sẽ mất dần đi nỗ lực phấn đấu, không thể trở thành một người đàn ông “đỉnh thiên lập địa”, có khí chất của một đấng nam nhi.
Đàn ông là trụ cột trong gia đình, cần là người có ý chí, bản lĩnh để gánh vác. Vì vậy, người đàn ông cần có ý chí mạnh mẽ, dám dũng cảm đối mặt với trách nhiệm có thể vượt qua những thử thách để rèn luyện bản lĩnh, tạo dựng cuộc sống cho bản thân và người thân.
"Nữ không khí chất giống như vừng"
Vừng ở đây là chỉ vừng (mè) trong kẹo vừng dẻo (mè xửng). Loại kẹo này khi mới ăn thấy rất ngon, vị ngọt thanh mát, mùi vừng thơm ngậy, tuy nhiên ăn nhiều sẽ không còn cảm giác yêu thích như trước nữa. Cũng giống như một người phụ nữ không có khí chất, lúc mới đầu tiếp xúc sẽ được rất nhiều người yêu thích, sau một thời gian sẽ khiến đối phương cảm thấy nhàm chán, không thú vị.

Người ta nói rằng người phụ nữ có khí chất, có tu dưỡng phải có một phần tình cảm ôn nhu, hai phần tao nhã, ba phần ý tứ, và bốn phần trí tuệ. “Tình cảm ôn nhu” đến từ lòng yêu thương, sự thiện giải ý nguyện của người khác. “Tao nhã” đến từ sự khoan dung, có chính kiến, sự thống nhất giữa vẻ đẹp bên trong và bên ngoài. “Ý tứ” đến từ vẻ đẹp tự nhiên, luôn ẩn mà không lộ liễu. “Trí tuệ” đến từ sự trau dồi, sự thực hành, sự không ngừng bồi dưỡng tâm hồn.
Nữ nhân cao quý không phải ở vẻ bề ngoài, không phải ở xuất thân trong gia đình giàu sang phú quý, cũng không phải ở địa vị cao, mà là sự cao quý từ trong tâm. Khí chất của người phụ nữ đến từ nội tâm được tu dưỡng hàng ngày, luôn học hỏi trau dồi kiến thức, làm mới bản thân bằng sự hiểu biết không ngừng về cuộc sống.
Người xưa nói rằng: “Hoa sen mọc lên từ bùn mà không nhiễm bẩn, tắm trong nước mà không lẳng lơ; trong rỗng mà ngoài thẳng tắp, không cành lá lộn xộn. Hương càng xa càng tinh khiết, uy nghi ngay thẳng; chỉ ngắm được từ xa mà chẳng thể bỡn cợt”. Người phụ nữ cũng cần có vẻ đẹp của một đóa sen như thế.
(Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo)
Xem thêm: Người xưa nói: "Đàn ông sợ 3 miệng ăn, đàn bà sợ 3 miệng mặc"
Đọc thêm
Người xưa sợ "Bạch Hổ xông vào nhà, hủy diệt gia tộc", thế nhưng "Bạch Hổ" thực sự là gì và ảnh hưởng gì đến phong thủy thì ít người biết.
"Nhặt được bạc thì sang, được vàng thì lụi" đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và tâm thức của người Việt. Nhưng liệu có lời giải nào thích hợp cho quan niệm này.
Trong đông y, ngải cứu là một vị thuốc quý, còn trong quan niệm dân gian, ngải cứu là cây dương khí mạnh giúp trừ tà cải vận. Vì thế, người xưa dặn con cháu nên trồng ngải cứu trước cửa nhà.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.