10 thói quen người giàu luôn bí mật làm để kiếm tiền mà không phải ai cũng biết
Có những thói quen ta nghĩ người giàu sẽ chẳng bao giờ làm, nhưng thực đó là cách để họ vừa giữ tiền vừa kiếm thêm thật nhiều tiền.
Không ít người than thở rằng mình chẳng bao giờ giàu có được vì mình không sinh ra trong gia đình có điều kiện, không được học cao, không biết đầu tư,... Tuy nhiên, người giàu thực sự không chỉ kiếm tiền bằng những cách đó, mà họ có vô số thói quen nhỏ vừa để giữ tiền vừa kiếm thêm tiền.
Những người giàu hơn ai hết thấu hiểu triết lý "tích tiểu thành đại", vì thế học biết tiết kiệm từng đồng bạc cắc sẽ giúp tích lũy của cải. Đây là những thói quen đơn giản tới nỗi hiếm có người giàu nào chịu tiết lộ ra bên ngoài.
Sống tằn tiện
Dù sở hữu khối tài sản khổng lồ hàng triệu đô la, không ít người giàu lại chọn lối sống tiết kiệm và tằn tiện. Nữ diễn viên Hilary Swank từng chia sẻ: "Chúng tôi sống tằn tiện, và tự hào về điều đó".
Cô cho biết, khi đang đọc báo hay tạp chí, nếu thấy những chiếc phiếu mua hàng giảm giá, cô sẽ cắt chúng ra và để dành dùng dần. Với họ, đó giống như là đang nhìn vào những tờ USD lẻ vậy. Không ít triệu phú hay tỷ phú xuất thân từ cảnh bần hàn, họ đã quen với lối sống tằn tiện khi trưởng thành.
Tiết kiệm
Bác sĩ là một trong những nghề nghiệp có mức lương cao, đặc biệt là ở các quốc gia đã phát triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản,... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng vì giàu có mà họ sẽ quyết định sống phung phí.
Một bác sĩ phẫu thuật thành đạt ở Boston cho hay: "Tôi nghĩ rằng, không tiêu tiền cũng giống như làm ra tiền". Anh cho rằng, nếu mình có thể tiết kiệm 2.000 USD bằng cách không ngồi ghế hạng thương gia, điều đó giống như có ai đó trả lương anh khoảng 2.000 USD vậy. Chấp nhận ngồi ở một chiếc ghế không thoải mái lắm trong vài tiếng để đổi lấy 2.000 USD nghe hợp lý hơn nhiều.
Dùng tiền mặt
Tác giả cuốn "A Million Bucks by 30" (tạm dịch: Nắm trong tay triệu đô ở tuổi 30), Alan Corey từng nói: "Tôi đi rút tiền ở cây ATM 1 lần/tuần và tiêu mọi thứ bằng tiền mặt". So với tiêu tiền trong thẻ tín dụng hay ATM, sử dụng tiền mặt là cách hay để theo dõi và quản lý chi tiêu.
Corey giải thích, nếu dùng tiền mặt, họ sẽ buộc phải tiêu tiền trong giới hạn, chỉ tiêu số tiền có trong túi mình. Thậm chí, anh còn biết nó thành trò chơi, mỗi tuần lại rút ít đi 20 USD để xme mình có thể sống với số tiền tối thiểu là bao lâu.
Không lãng phí
August Turak là một người khởi nghiệp thành công, từng sáng lập 2 công ty phần mềm danh tiếng. Ông cũng là một diễn giả có tiến, là tác giả của cuốn "Business Secrets of the Trappist Monk" nổi tiếng. Dù đã trở nên giàu có, Turak vẫn quan niệm rằng: "Tôi ghét sự lãng phí".
Quả thực trong cuộc sống, ông luôn tìm mọi cách để tránh lãng phí. Turak cho hay, ông vẫn thu thập những mẩu xà phòng nhỏ và nén chúng lại thành một bánh to, vẫn bóp tuýp kem đánh răng cho tới kiêt. Bên cạnh đó, ông cũng tự trồng rau củ ở nhà để ăn dần.
Không bỏ cuộc
Là một doanh nhân thành đạt, có kinh nghiệm trong việc khởi nghiệp, August Turak rất thấm thía triết lý để thành công. Ông cho biết: "Tôi không bỏ cuộc cho đến khi được việc".
Ông chia sẻ, mình từng cất công đi gặp quản lý trung tâm dịch vụ khách hàng ở Dell để sửa một chiếc máy tính bị trục trặc nhưng đã hết hạn bảo hành. Hôm sau, Turak đã nhận được một cái máy tính hoàn toàn mới. Ông nhận định: "Nếu bạn sẵn sàng đi tới tận nơi phụ trách vấn đề, rất có thể bạn sẽ gặp được ai đặc cách giải quyết cho mình khiếu nại và sửa chữa vấn đề."
Chấp nhận rủi ro
Peter Shankman, doanh nhân và tác giả của vô số cuốn sách về làm giàu từng chia sẻ câu chuyện làm giàu nhờ chấp nhận rủi ro. Ông kể rằng, vào những năm 90, khi đó Shankman đang làm việc ở công ty dịch vụ Internet AOL. Thế nhưng, công ty này đã quyết định cắt giảm hơn 300 nhân sự, và ông là một trong những người đó.
Từ việc có một công việc ổn định, Shankman đứng trước cảnh trở thành người vô gia cư. Tuy nhiên, ông đã có ý tưởng làm giàu nhờ một bộ phim. Thấy phim Titanic đang chiếu, ông đã liều mình đi vay tiền, in 500 chiếc áo phông có in dòng chữ: "Nó đã chìm rồi. Hãy quên nó đi!".
Được biết, chỉ trong vòng 6 tiếng, Peter Shankman đã bán hết 500 chiếc áo, thu về 5.000 USD. Sau đó, ông gọi cho tờ USA Today và kể lại câu chuyện khởi nghiệp này cho họ. Trong 2 tháng tiếp theo, ông tiếp tục bán thêm 10.000 chiếc áo nữa trên web, kiếm được 100.000 USD. Đó chính là công ty đầu tiên mà ông thành lập.
Đầu tư vào cơ hội bất chợt
Đầu tư là một trong những cách để làm giàu nhanh chóng, nhưng không phải ai cũng biết cách đầu tư đúng đắn. Một luật sư ở công ty luật danh tiếng tại Washington D.C. (Mỹ) cho hay: "Chúng tôi đầu tư vào những cơ hội bất chợt".
Người này cho biết, vào mùa xuân năm 2012, anh đọc được trên tờ Wall Street Journals rằng công ty thời trang Talbots sắp bị mua lại. Sau khi thương vụ hoàn tất, giá cổ phiếu của nó đã rơi gần 50% chỉ trong một ngày. Chớp lấy cơ hội hiếm có, người này đã mua lượng cổ phiếu trị giá 5.000 USD ngay lúc đó, và đợi đến lúc giá trị tăng 50% trở lại để bán ra.
Không tiêu quá tay vào suit
T.Boon Pickens, triệu phú dầu mỏ từng thẳng thừng chia sẻ: "Chúng tôi không tiêu quá tay vào suit". Sở hữu khối tài sản hơn 500 triệu USD, nhưng trong suốt 5 năm, ông chỉ mua khoảng 3 bộ suit để mặc đi làm. Ông chỉ có 10 bộ suit, và đó là tất cả những gì ông cần.
Không chạy theo sự hào nhoáng
Một bác sĩ thẩm mỹ thành đạt ở Boston từng chia sẻ: "Hàng xóm của chúng tôi là tỷ phú, nhưng bạn sẽ không bao giờ nhận ra". Đó là vì những người giàu có thực sự sẽ rất ít khi chạy theo sự hào nhoáng, mua sắm quần áo đắt đỏ hay xe sang, với hi vọng có thể khiến mình trông "giàu" hơn. Hãy bỏ suy nghĩ "trưởng giả học làm sang" và để dành tiền bạc vào những việc có ích hơn.
Những người giàu có thực sự sẽ ít khi mặc quần áo đắt tiền, mua túi xách mới nhất, hay lái siêu xe. Bạn sẽ thấy rất bất ngờ khi có nhiều người sống trong những căn nhà có giá 10 triệu USD nhưng chỉ đi xe Toyota 10 năm tuổi.
Tìm kiếm nguồn hàng
Jerrod Sessler, người sáng lập và CEO HomeTask cho biết bí kíp chi tiêu tiết kiệm của ông: "Khi mua hàng, hãy tự hỏi: ‘Cửa hàng đó lấy nguồn ở đâu ra?". Ông muốn sử dụng thực phẩm hữu cơ, nhưng giá cả của chúng luôn quá đắt đỏ khi bán ở siêu thị.
Vì thế, ông đã tìm hiểu xem siêu thị và các cửa hàng lấy nguồn cung từ đâu ra. Sau đó, ông liên lạc với người bán sỉ, tìm cách đặt hàng ở chính nguồn cung. Người bán sỉ đã yêu cầu mỗi đơn hàng mua phải trị giá ít nhất 250 USD, một số tiền khá lớn. Thế nhưng Sessler đã liên hệ với bạn bè và người thân cùng gom đơn hàng, sau đó sẽ tự đi lấy đồ ăn và trả hàng cho họ khi trở về.
Tiền "đẻ" ra tiền thôi là chưa đủ, đây mới là cách đầu tư đúng đắn để càng già càng khấm khá
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận