"Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh"

"Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh/Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng...", những ca từ ngắn gọn ấy đã thể hiện trọn vẹn tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu dành cho thế hệ măng non của đất nước.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong trái tim vị cha già dân tộc, các cháu thiếu niên, nhi đồng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Bác luôn dành những tình cảm thiêng liêng nhất cho các cháu. Bác tâm niệm, trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết. 

Sinh thời Bác viết: "Trẻ em như búp trên cành/biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan". Đây cũng chính là quan niệm của Bác, cũng là quan niệm của dân tộc ta về thiếu nhi, về việc chăm sóc thế hệ măng non của đất nước.

Báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1/6/1950, đăng bức thư gửi các cháu thiếu nhi toàn quốc của Bác Hồ. Trong thư Bác viết: "Các cháu yêu quý! Ngày 1/6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới. Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô. Song ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ. Ví dụ: Mỹ là một nước nhiều tiền bạc nhất, có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5, lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm mướn. Ở nước Việt Nam ta thì, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của. Vì vậy, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến”. Chúng ta cảm động trước tình cảm, lời hứa và trách nhiệm của Người dành cho thiếu nhi: “Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng…”.

ai-yeu-nhi-dong-bang-bac-ho-chi-minh-0

Báo Cứu Quốc số ra 828, ngày 29/5/1951, trong "Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi", Bác gửi lời thân ái đến toàn thể nhi đồng cả nước. Bác viết, ngày 1/5 là ngày mà tất cả những người lao động thế giới tỏ tình đoàn kết, đấu tranh. Còn ngày 1/6 “là ngày của các cháu nhi đồng trong thế giới tỏ tình đoàn kết và sức đấu tranh của mình…”. Các cháu cần phải “Thi đua học tập, thi đua tăng gia sản xuất; thi đua giúp đỡ các gia đình thương binh, tử sĩ. Thế là các cháu đấu tranh”. Bác còn có lời khuyên nhủ chí tình: “Các cháu phải đoàn kết, thương yêu nhau” và là đoàn kết, thương yêu giữa nhi đồng trong nước với nhau, cũng như bạn bè thiếu nhi trên thế giới. Bác gọi: “Đó là tinh thần quốc tế”.

Đến năm 1953, trên báo Nhân dân số 115, từ ngày 1 - 5/6/1953, Bác gửi đăng: “Thư gửi nhi đồng trong nước và ngoài nước nhân ngày 1/6”. Lần này, Bác lại thể hiện tình thân ái, ân cần, trìu mến và thân thương nhất không chỉ đối với các cháu nhi đồng trong nước mà cả với “nhi đồng các nước bạn và nhi đồng thế giới”. Bác còn đặc biệt “gửi lời khen ngợi các cháu trong vùng bị tạm chiếm đã hăng hái tham gia kháng chiến”.

Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, dù công việc còn bộn bề nhưng Bác vẫn dành thời gian để viết thư cho các cháu nhi đồng toàn quốc nhân ngày 1/6. Trong thư Bác dặn, trong bất cứ hoàn cảnh nào các cháu phải ngoan ngoãn, chú ý rèn luyện cả về nhân cách và thể lực để trở thành công dân có sức khoẻ và tiến bộ.

ai-yeu-nhi-dong-bang-bac-ho-chi-minh-5

Đến năm 1955, nhân ngày 1/6, Bác có thư gửi các cháu và cán bộ trường miền Nam. Bác viết: Bác muốn đi thăm các cháu, nhưng vì bận quá mà chưa đi được. Lần này, Bác khuyên các cháu: “Trước hết, các cháu phải thương  yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết giữa các cháu lớn và các cháu bé… giữa các cháu vùng này với các cháu vùng khác… giữa các cháu và các cô, các chú cán bộ”. Bác nhắc các cháu thiếu nhi các trường miền Nam phải “yêu lao động, giữ kỷ luật. Chớ tự do phóng túng, phải tự lực cánh sinh… Các cháu nên thi đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc…”. Bác căn dặn các cô, các chú cán bộ “phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình” để chăm nom, bồi dưỡng các cháu – những người chủ tương lai của nước nhà.

Cũng trong năm đó, Bác có bài đăng trên báo Nhân dân số 455 gửi các cháu thiếu nhi. Bác viết: "Ngày 1/6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, đoàn thanh niên) nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng”, “Yêu quý các em” là phải lấy “tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em “5 điều yêu”: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công”, và nuôi dạy các em phát triển sức khỏe, trí óc, “thành trẻ em có “4 tính tốt”: hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà”… và có “tư cách của con người mới: Không sợ khó, không sợ khổ, bạo dạn, bền gan”. Bác nhấn mạnh rằng: “8, 9 năm qua, chúng ta kiên quyết kháng chiến; hiện nay chúng ta kiên quyết đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước – cũng nhằm mục đích xây dựng cho con cháu chúng ta một đời sống sung sướng, vui tươi, thái bình, hạnh phúc. Đồng thời chúng ta phải khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành công dân có tài, có đức, xứng đáng là người chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

ai-yeu-nhi-dong-bang-bac-ho-chi-minh-3

Trước lúc đi xa, cũng trong dịp 1/6, Bác đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân cần "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” (báo Nhân Dân, số 5526, ngày 1/6/1969). Bác khẳng định: “Nói chung trẻ con ta rất tốt”, Bác nhắc đến các cháu thiếu nhi ở hai miền Nam, Bắc thi đua làm nghìn việc tốt như thế nào, thành tích ra sao. Tuy nhiên, “vẫn còn một số ít cháu chậm tiến vì chưa được chăm sóc dạy dỗ đến nơi đến chốn”. Người nhấn mạnh: “Chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ…”. Bác kêu gọi mọi người: “Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.

Trong Di chúc của mình, Bác căn dặn: “…Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết…”.

Bác đã đi xa nhưng những di huấn của bác về việc chăm sóc, giáo dục thế hệ măng non vẫn còn nguyên giá trị. Những tình cảm yêu mến của Bác dành cho thiếu nhi toàn quốc vẫn còn vẹn nguyên. Hôm nay 1/6 - Ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhớ về tình cảm thiêng liêng Bác dành cho thế hệ măng non!

Xem thêm: Nhớ những lời dạy của Bác Hồ về "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư" nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh

Đọc thêm

Nhìn lại tấm thẻ cử tri của Bác Hồ năm xưa, người ta có thể thấy 2 điều đặc biệt, một là con dấu đóng bị ngược và chữ ký có nét kéo xuống của Bác.

Nhân ngày bầu cử 23/5, nhìn lại tấm thẻ cử tri của Bác Hồ năm xưa
0 Bình luận

Ở tuổi cái tuổi thập cổ lai hy, người lính 2 lần vinh dự được gặp Bác Hồ vẫn tự tay giặt giũ, nấu ăn, làm vườn... Đặc biệt, trí nhớ của ông vẫn còn rất minh mẫn.

Người lính 90 tuổi đời, 70 tuổi Đảng, 2 lần vinh dự được gặp Bác Hồ chia sẻ bí quyết sống trường thọ
0 Bình luận

Đối với Hoàng thân Xuphanuvông, Chủ tịch Hồ Chí Minh thân thương như một "người cha" ruột thịt, luôn quan tâm, cổ vũ con đường đấu tranh mà ông đã chọn.

Bức thư Hoàng thân Xuphanuvông có gửi Bác Hồ hé lộ mối quan hệ đặc biệt giữa 2 người
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất