Nhớ những lời dạy của Bác Hồ về "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư" nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh

Bác Hồ đã ra đi nhưng những lời dạy của Người về "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư" vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Đây là kho báu vô giá của dân tộc Việt Nam.

Đỗ Thu Nga
08:30 19/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kể từ năm 1946 đến nay, nhân dân ta có thêm 1 ngày kỷ niệm trọng đại - đó là ngày 19/5 - sinh nhật Bác Hồ. Đó không phải là lễ nghi "văn hóa sinh nhật", cũng không có nghĩa sùng bái trong "văn hóa chúc thọ", đó đơn thuần là thói quen, nếp đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Sinh thời Bác Hồ từng nói: "Món quà quý nhất đối với tôi là những báo cáo thành tích thi đua ái quốc" và chính vì thế trong mỗi dịp sinh nhật Bác là một lần chúng ta lại thấy sáng ngời đức tính giản dị, khiêm nhường nhường của con người vĩ đại ấy.

loi-day-cua-bac-ho-ve-can-kiem-liem-chinh-chi-cong-vo-tu-0

Nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021), Sống Đẹp xin chia sẻ lại những lời dạy về cách sống "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư" của Bác Hồ:

1. Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.

2. Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần - Kiệm - Liêm - Chính thì dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.

3. Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý.

4. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.... Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong 1 giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ. Hao phí vật liệu, là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ... Vì vậy xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào.

loi-day-cua-bac-ho-ve-can-kiem-liem-chinh-chi-cong-vo-tu-8

5. Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc, nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.

6. Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.

7. Cần mà không Kiệm, "thì làm chừng nào xào chừng ấy". Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.

8. Gạo đem vào giã bao đau đớn, gạo giã xong rồi, trắng tựa bông. Sống ở trên đời người cũng vậy, gian nan rèn luyện mới thành công.

loi-day-cua-bac-ho-ve-can-kiem-liem-chinh-chi-cong-vo-tu-7

9. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm.

10. Dao có mài mới sắc, vàng có thui mới trong, nước có lọc mới sạch, người có tự phê bình mới tiến bộ.

11. Ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền. Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên.

12. Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân.

loi-day-cua-bac-ho-ve-can-kiem-liem-chinh-chi-cong-vo-tu-5

13. Chúng ta phải nhớ rằng: người tài ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Tư tưởng hẹp hòi thì hành động cũng hẹp hòi, thì nhiều thù ít bạn. Người mà hẹp hòi thì ít kẻ giúp. Đoàn thể mà hẹp hòi thì không thể phát triển.

14. Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình.

15. Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời cho cách mạng dân tộc Việt Nam. Người là tượng đài hùng vĩ, bất tử trong lòng mỗi con người Việt Nam. Những câu nói về cách sống "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư" của Bác chính là kho báu vô giá với dân tộc. Dù Bác đã đi xa nhưng những lời dạy của bác vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Những câu nói trường tồn cùng năm tháng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận