Vì sao dân gian có câu "khi trời đổ mưa, góa phụ đi lấy chồng"?
Có câu nói: ''Khi trời đổ cơn mưa, góa phụ phải lấy chồng'', nhiều người cho rằng câu nói này thể hiện sự bất lực của con người đối với thiên nhiên. Nhưng thực tế không phải.

Người xưa họ rất tín Phật, kính Phật, họ tin vào sự an bài của ông trời. Thế nên mới có câu: Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên
Có câu chuyện như này:
Có một vi thư sinh tên là Chu Diệu Tông, khi cậu lên 1 tuổi, cha cậu lâm bệnh qua đời. Vì không muốn con trai chịu nỗi ấm ức và đau khổ, mẹ cậu vất vả tần tảo một mình nuôi con khôn lớn. Sau này, mẹ cậu gửi cậu học cùng với thầy giáo, tên là Trương Chung Cử.
Nhờ sự chỉ dạy của người thầy Trương, Chu Diệu Tông sau đó cũng đạt được nhiều thành tựu. Năm 15 tuổi cậu thi đỗ tú tài, 18 tuổi thi đỗ trạng nguyên. Khi hoàng thượng triệu kiến cậu, kiến thức và khí chất của Chu Diệu Tông đã khiến hoàng thượng vô cùng thích thú, sau đó, hoàng thượng muốn phong cậu làm phò mã.

Lúc đó, cậu thương nhớ về người mẹ già đang ở quê nhà, cậu kể rằng mẹ sau khi chồng mất không đi bước nữa mà ở vậy để nuôi cậu khôn lớn lên người.
Hoàng thượng nghe xong thì cảm thấy rất phục người phụ nữ này. Thế là Hoàng Thượng ra lệnh ban cho mẹ của Chu Diệu Tông một bài vị tên là “Trinh tiệt bài phường”, tức là vòm tưởng niệm để vinh danh một góa phụ trinh tiết và thuần khiết.
Theo lý mà xét, tân trạng nguyên trở về thăm quê và cậu cũng không ngoại lệ. Khi nhìn thấy cậu thì mẹ cực kỳ vui sướng. hu Diệu Tông cũng kể với mẹ cậu về việc Hoàng đế đã ban cho mẹ câu bài vị ''Trinh tiệt bài phường'', sau khi mẹ cậu nghe xong liền cảm thấy vô cùng bối rối.
Thế nhưng sau nhiều lần gặng hỏi thì mẹ cậu trả lời. Hóa ra sau khi vợ thầy Trương mất thì mẹ cậu cũng dần nảy sinh tình cảm với thầy. Bà muốn kết hôn với thầy Trương sau khi cậu thi đỗ trạng nguyên.

Người con nghe xong bật khóc rồi quỳ xuống: Mẹ à, nếu mẹ thực sự làm như vậy, con sẽ phạm phải ''tội nói dối Quân vương'', tội này sẽ bị chu di tam tộc. Lúc này, mẹ cậu bỗng nhiên bật khóc.
Mẹ cậu cởi chiếc váy đang mặc, đưa cho người con và bảo: Con nên báo hiếu với ta 1 lần, ngày mai con hãy giặt giúp ta chiếc váy này. Nếu đến tối mai chiếc váy này khô, ta sẽ không lấy chồng nữa. Nếu chiếc váy vẫn ướt thì đó là việc của ta, con đừng quản.
Người con liền làm theo lời mẹ. Vào ngày thứ 2 thì thời tiết rất đẹp, Chu Diệu Tông liền mang chiếc váy của mẹ đi giặt và nghĩ rằng nó sẽ khô. Nhưng điều cậu chẳng ngờ là khi vừa giặt xong thì trời đổ cơn mưa lớn, cuối cùng thì chiếc váy bị ướt.
Lúc này người mẹ nói với con trai: Con trai, Trời cuối cùng đổ cơn mưa, đây chính là Thiên ý, ta sẽ kết hôn. Người con trai đành bất lực ở tình huống này.
Người con đến báo với nhà vưa, nhưng Hoàng thượng chỉ nói: ''Trời đổ mưa, mẹ khanh phải lấy chồng, đây là do Trời định, vậy hãy để mẹ khanh đi bước nữa''.
Xem thêm: Người xưa dặn: Một người dễ rước họa khi "quan hệ 3 phần, nhiệt tình 7 phần"
Đọc thêm
Người xưa dặn, ở đời càng nói nhiều càng gặp nhiều họa, im lặng mới là công đức vô lượng.
Theo nhân tướng học, nhìn mũi và miệng có thể dự đoán tương lai giàu sang, phú quý. Vậy nên, người xưa mới nói: "Đàn ông xem mũi, đàn bà nhìn miệng".
Nhiều loài chim bay vào nhà có thể giữ lại để nuôi, nhưng riêng 2 con chim này thì tốt nhất là nên xua đuổi.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.