Trí tuệ đời người: Biết người không bình người, biết việc không rêu rao, biết lý không tranh biện

Trí tuệ đời người chính là không cười nhạo, không phê phán, không ỷ lại vào bất kỳ ai. Cứ âm thầm nỗ lực, sống cuộc đời mà mình mong muốn, đó mới là đỉnh cao cuộc sống!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trí tuệ đời người: Biết người không bình phẩm

Trên chuyến tàu nọ, có một cậu bé đang chăm chú nhìn ra bên ngoài cửa. Rồi bất chợt kêu lớn: “Bố ơi, bố nhìn kìa, những cái vây đang lùi lại phía sau!”.

Ông bố mỉm cười, nhìn cậu con trai bằng ánh mắt trìu mến. Còn đôi vợ chồng trẻ ngồi bên cạnh lại tỏ ra thông cảm trước hành động “thiểu năng trí tuệ” của cậu bé.

Một lát sau, cậu bé lại hét lên đầy phấn khích: “Bố ơi, bố nhìn kìa, những đám mây đang chạy cùng con”.

Thấy vậy, đôi vợ chồng trẻ quay sang hỏi ông bố: “Tại sao anh không đưa cháu đi tìm một vị bác sĩ tốt hơn để chữa bệnh?”

Ông bố cười đáp: “Chúng tôi đi khám rồi, chúng tôi vừa từ bệnh viện trở về”.

Đôi vợ chồng trẻ nghe vậy lập tức chê bai trình độ của bác sĩ kia rất kém. Ông bố lên tiếng đáp: “Không, bác sĩ rất giỏi, con trai tôi kể từ khi sinh ra đã không thể nhìn thấy mọi vật. Hôm nay là ngày đầu tiên cháu được thấy thế giới này!”.

Đôi vợ chồng trẻ nghe xong liền xấu hổ, cảm thấy hổ thẹn vô cùng.

Tri-tue-doi-nguoi-biet-nguoi-khong-binh-biet-viec-khong-reu-rao-2

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Trong thế gian này ai cũng có vinh quang và khó khăn của riêng mình. Trước khi chưa hiểu rõ tình hình, tuyệt đối đừng vội vàng đưa ra kết luận. Nếu như bạn không hiểu, tốt nhất là im lặng. Bởi bạn không bao giờ có thể biết được, người khác đã phải trải qua những gì. Càng trưởng thành bạn sẽ càng hiểu, biết người không bình phẩm là điều vô cùng quan trọng. Nhiều một phần thiện ý, sẽ bớt một phần tổn thương.

Trong đối nhân xử thế, chúng ta thường bị nhận thức sai, bình phẩm cuộc sống của người khác bằng cảm nhận, ý kiến chủ quan và phiến diện của mình. Người đứng ngoài cuộc sẽ thấy, hành động bình phẩm đó của chúng ta nực cười chẳng khác gì ếch ngồi đáy giếng. Đứng ở vị trí khác nhau, phong cảnh nhìn thấy cũng sẽ khác nhau. Lập trường khác nhau nên góc độ nhìn nhận cũng không giống nhau. Chúng ta không thể đồng điệu với cảm xúc của người khác, càng không thể cảm nhận hết những điều mà họ trải qua.

Trí tuệ đời người: Biết việc không rêu rao

Nhân vật nữ được công nhận là người có lý trí nhất trong “Hồng lâu mộng” chính là Tiết Bảo Thoa. Điều này không chỉ được thể hiện ở việc đối nhân xử thế một cách thận trọng, kín kẽ mà Tiết Bảo Thoa còn biết việc không rêu rao, luôn nghĩ cho người khác.

Có lần về thăm nhà, Giả Mẫu nhìn thấy con kỳ lân bằng vàng có đính lông khổng tước, liền cầm lên rồi nói: “Hình như ta từng thấy ai đó cũng đem một cái như thế này?”

Bảo Thoa cười đáp: “Vân muội muội có một cái, cái này nhỏ hơn một chút ạ!”

Giả Mẫu đáp: “Ồ, là Vân Nhi sao?”

Bảo Ngọc nói: “Sao lúc Vân muội sống ở đây, chúng ta lại không nhìn thấy nhỉ?”

Thám Xuân cười đáp: “Chị Bảo Thoa thật hay để ý, gì chị cũng nhớ”

Đại Ngọc cười nhạt, nói: “Việc khác thì chị ấy để ý ít, chỉ có vật người ta đeo lên người là chị ấy để ý nhiều thôi”

Bảo Thoa dĩ nhiên biết Đại Ngọc đang xỉa xói mình. Đổi lại là người khác, chắc chắn sẽ nóng mặt mà đáp trả gay mắt. Dù phá vỡ không khí cũng phải làm cho Đại Ngọc bẽ mặt. Nhưng Bảo Thoa lại không làm vậy, cô quay đầu lại giả vờ không nghe thấy. Suy cho cùng, tri thức, học vấn và nhân cách cao thượng luôn là thứ có muốn giấu cũng chẳng thể giấu được.

Tri-tue-doi-nguoi-biet-nguoi-khong-binh-biet-viec-khong-reu-rao-3

Sau này, có lần Bảo Ngọc bị đánh, kẻ tấn công đứng trước mặt Bảo Thoa nói là do Tiết Bàn xúi giục. Bảo Thoa về nói với mẹ, Tiết Bàn vì bị vu oan nên làm lớn chuyện, mắng chửi Bảo Thoa bênh vực Bảo Ngọc, khiến Bảo Thoa choáng váng. Bảo Thoa uất ức vô cùng, nhưng vì sợ mẹ lo lắng nên đành nuốt nước mắt vào trong rồi từ biệt mẹ ra về. Sau đó, ngồi một mình khóc suốt đêm trong phòng. Bảo Thoa thà để mình chịu uất ức cũng không muốn mẹ phải lo lắng, phiền lòng.

Tất cả những việc khó khăn của Bảo Thoa đều hoàn toàn đứng trên góc độ của người khác, suy nghĩ cho người khác mà thành. Sở dĩ Bảo Thoa chọn cách giữ im lặng đối với những việc mà mình biết và nhìn thấy là vì muốn để một đường lui cho người khác.

Biết việc không rêu rao, không phải là sự nhường nhịn nhu nhược mà nó nằm ở tu dưỡng, khả năng tự kiềm chế bản thân. Hành động đó còn thể hiện nhân cách cao thượng của một người. Dù nhìn rõ chân tướng sự việc, dù bản thân có chịu thiệt nhưng vẫn tử tế và bao dung.

Trí tuệ đời người: Biết lý không tranh luận

Tôi có anh bạn làm diễn giả, trong một lần diễn thuyết tại trường Đại học, anh ấy đột nhiên bị một nữ sinh khiếu nại. Người nữ sinh đó nói anh ấy tuyên truyền những ngôn luận không phù hợp với học đường, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của sinh viên.

Anh bạn tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu. Không biết vì sao nữ sinh đó lại vu khống, bôi nhọ mình? Tại sao lại có sự hiểu lầm cực đoan với nội dung diễn thuyết của mình đến vậy? Đứng trước sự bôi nhọ ấy, anh bạn tôi rất muốn đối chất trực tiếp với người nữ sinh kia để đòi lại sự trong sạch cho mình. Thế nhưng, hàng trăm cặp mắt trong giảng đường đang nhìn chằm chằm vào anh ấy. Anh ấy hiểu rằng, nếu như trực tiếp tranh luận với nữ sinh đang quá khích kia, dù kết quả thế nào thì anh ấy vẫn là người thua cuộc.Thế là, anh ấy liền giả bộ không nghe thấy, không nhìn thấy rồi tiếp tục nội dung diễn thuyết của mình.

Sau buổi diễn thuyết, rất nhiều thầy cô và các bạn sinh viên giơ ngón tay cái lên biểu thị sự khâm phục trước trí tuệ, tầm nhìn và nhân cách của anh ấy. Còn anh ấy lại chỉ cúi đầu để bày tỏ lòng biết ơn và không hề trách móc hay chất vấn bạn nữ sinh kia.

Thái độ và hành động của anh ấy biểu thị cho trí tuệ đời người: Tôi không tranh đấu với ai. Bởi không ai đáng để tôi hoài sức ganh!

Tri-tue-doi-nguoi-biet-nguoi-khong-binh-biet-viec-khong-reu-rao-5

Chu Quốc Bình từng nói: “Cuộc sống có trí tuệ là cuộc sống không tranh chấp và so đo”. Đúng vậy, tranh biện dù nhiều đến mấy cũng chẳng có tác dụng gì. Bởi dù cuộc sống của bạn có xán lạn, cao thượng đến mấy cũng vẫn luôn có người hoài nghi bạn.Giống như Lỗ Tấn từng nói: “Buồn vui của nhân loại không hề tương thông”. Mà các nhìn nhận và lý giải cùng một sự vật của mỗi người cũng chẳng hề tương thông.

Trang Tử từng nói: “Cùng ếch giếng không thể nói chuyện biển, cùng côn trùng mùa hạ không thể nói chuyện băng giá”. Chúng ta không cần phải tốn sức giảng giải với những người không thấu tình đạt lúc. Nhận thức đã khác nhau thì không nhất thiết phải đôi co lý sự.

Muốn thành cây lớn thì đừng tranh với cỏ. Tướng quân tầm kiếm không chém ruồi. Những người biết lý không tranh biện mới thực sự là những người thông thấu. Không tranh luận thị phi, không cổ xúy vô tri, học cách chắt lọc thông tin hữu ích từ trong cảm xúc, dốc hết sinh lực vào những việc thiết thực, đó mới làm tâm thái nên có của người khôn ngoan!

Xem thêm: Cổ nhân nói: “Nhân bại do lười biếng, sự bại do kiêu ngạo, gia bại do hoang phí”, càng ngẫm càng thấy đúng!

Đọc thêm

Cách đối nhân xử thế của Lão Tử được gọi gọn trong 12 chữ “Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối”, thấu hiểu được sẽ giúp bạn thoát khỏi những điều phiền não, bình yên tự đắc.

Cách đối nhân xử thế của Lão Tử: Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối
0 Bình luận

Cổ nhân dạy, người nóng nảy thường nhiều lời, người có tướng quý thường im lặng như thể biến mất. Người trí tuệ thật sự phải dùng “mặt thong thả, thanh tĩnh lặng, tâm an định” để sống và đối nhân xử thế!

Cổ nhân dạy người trí tuệ phải dùng “mặt thong thả, thanh tĩnh lặng, tâm an định” để đối nhân xử thế!
0 Bình luận

Gà trống cúng Tết của thư sinh nghèo là câu chuyện nhân văn giúp bạn hiểu ra một điều rằng, chỉ cần sống lương thiện trời xanh ắt an bài.

Gà trống cúng Tết của thư sinh nghèo – Câu chuyện nhân văn đầy khôn khéo về cách đối nhân xử thế
0 Bình luận

Tin liên quan

Trí tuệ đời người chính là biết giữ hòa khí khi gặp chuyện, không chế sự nóng nảy và dùng sự hào sảng để đối đãi với mọi người. Làm được như vậy cuộc đời ắt sẽ ung dung tự tại.

Trí tuệ đời người: Thắng ở hòa khí, bại tại nóng tính, thành tại rộng lượng
0 Bình luận

Con người khi gặp khó khăn, có người để sự bốc đồng khỏa lấp, có người lại luôn giữ được sự bình tĩnh. Người hòa khí, khống chế được sự nóng nảy mới có thể sống một đời ung dung, tự tại.

Trí tuệ đời người gói gọn trong 12 chữ: Thắng ở hòa khí, bại tại nóng tính, thành tại rộng lượng
0 Bình luận

Khi "gần đất xa trời", Tư Mã Ý dặn con cháu "4 không". Di ngôn này không chỉ giúp bảo vệ mộ phần của ông mà còn bảo vệ cả hậu duệ sau này.

Di nguyện '4 không' thể hiện trí tuệ cao siêu của Tư Mã Ý: Hậu thế khen là 'vĩ nhân', chuyên gia nhận xét là 'cao thủ'
0 Bình luận


Bài mới

Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 15 giờ trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 19 giờ trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đề xuất