Tình cảm giữa người với người muốn bền lâu nhất định phải nhớ hai chữ này
Mối quan hệ giữa người với người, quá xa thì nhạt, quá gần lại phai. Tình cảm dù thân thiết đến đâu cũng nhất định phải nhớ hai chữ này để được bền lâu.

Khi ta còn bé, chơi với bạn bè đồng trang lứa, tình cảm vốn thân mật nhưng đôi khi chỉ vì một chút việc nhỏ mà thấy đối phương phiền phức.
Khi đã trưởng thành, có thể vì sự quan tâm sát sao hay quá gần gũi của người thân lại khiến ta cảm thấy thiếu đi sự riêng tư. Ta thật sự muốn sống cuộc đời của riêng mình và làm những điều mình thích.
Sau khi kết hôn, phần lớn thời gian của chúng ta là dành cho một nửa của mình. Thời điểm ban đầu, vì muốn hiểu nhau hơn nên cả hai đều vui vẻ chia sẻ, nhưng lâu rồi lại cảm thấy đôi chút khó chịu.
Người với người không nên quá gần gũi
Có câu chuyện kể rằng, có hai người nông dân là chỗ thân quen với nhau. Họ rủ nhau trồng rau chung ở một chỗ. Vì rau mọc quá dày, chen chúc vào nhau, để rồi đều bị héo úa. Hai người đều oán trách, cho là do rau của người kia chiếm diện tích. Dần dần, mối quan hệ giữa họ trở nên bất hòa.
Vậy mới nói, mối quan hệ giữa người với người không nên quá gần gũi. Quá xa thì nhạt, quá gần lại phai. Tình cảm dù tốt đẹp đến đâu, muốn bền lâu cũng nên có khoảng cách, quan hệ dẫu thân thiết, cũng phải có sự riêng tư.

Mọi mối quan hệ đều cần giữ "khoảng cách"
Trong hôn nhân, cần có khoảng cách nhất định giữa vợ và chồng. Hôn nhân không phải là trói buộc, mà là bổ sung cho nhau. Việc kiểm soát đối phương chỉ khiến cuộc sống ngột ngạt. Mỗi người có một thế giới riêng, với bạn bè, sở thích riêng.
Trong tình yêu, cần có khoảng cách, không cần thiết phải biết mọi thứ về nhau, thấu hiểu, tin tưởng, cảm thông, đó mới là yếu tố giúp quan hệ giữa hai người bền chặt.
Trong tình thân cũng cần có khoảng cách, đặc biệt là khi mọi người đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng của mình.
Cuộc sống không thể tránh khỏi va chạm, tiếp xúc, vì thế không nên quá so đo. Nhưng trong các mối quan hệ phải biết cân bằng, không nên quá xa mà cũng đừng quá gần.
Khoảng cách khi kết giao, không xa cũng không gần, chính là một loại cảnh giới. Con người đều có trường năng lượng vây quanh mình, quá gần sẽ bị hút vào, quá xa thì khó có thể hấp dẫn. Các mối quan hệ cần được điều chỉnh để cho cảm tình tốt đẹp và dài lâu.

Sống chung cũng là một loại năng lực
Có thể ví tình cảm như một cốc nước, nóng lạnh vừa phải, uống vào sẽ cảm thấy thoải mái nhất, vì thế cần phải thay đổi, để cho tình cảm được lâu dài, bền vững.
Không có thành công một ngày, cũng không thể một bước đặt cảm tình đúng vị trí, vì luôn phải từng bước điều chỉnh cho thích hợp.
Chung sống với nhau trong một xã hội cũng là một loại năng lực cần rèn luyện. Nó đòi hỏi mỗi người phải có sự thấu hiểu, bao dung, biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy xét, biết chấp nhận sự khác biệt, hạ thấp cái tôi của bản thân. Chỉ như vậy, mới duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp và có nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Xem thêm:Hãy một lần thử "thấu hiểu", bạn sẽ thấy mọi thứ khác biệt
Đọc thêm
Nếu không kiểm soát được cảm xúc thì hậu quả sẽ hại người hại mình. Vậy mới nói, khống chế được cảm xúc là sự tu dưỡng lớn nhất của một người.
Câu chuyện của người xưa là những minh chứng đầy máu và nước mắt, khiến mỗi chúng ta phải suy ngẫm về cuộc sống hiện tại của mình.
Con người khi trưởng thành thật sự luôn im lặng và cúi đầu bước đi, vì thế càng đi càng xa. Dù chuyện gì xảy ra, họ cũng vẫn lạc quan và tiếp tục tiến về phía trước.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.