Thử lòng các con – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Tôi nhìn các con mà cười ra nước mắt, thói đời thế đây, cha mẹ lo cho các con được nhưng các con có lo cho cha mẹ được hay không là một ẩn số.

Ông nhà tôi mất nay cũng tròn 5 năm rồi, hiện giờ tôi đang sống cùng 2 con trai. Nhà tôi là căn nhà 5 tầng, tôi và 2 đứa cháu nội ở tầng 1, còn tầng 2 và tầng 3 thì cho vợ chồng 2 đứa con trai, tầng 4 và tầng 5 thì tôi cho sinh viên thuê. Hai tầng cho thuê có 4 phòng, tính ra mỗi tháng tôi được khoảng gần chục triệu tiền phòng. Số tiền này tôi không giữ lại mà đưa hết cho con dâu, phụ chúng thêm tiền điện nước, ăn uống trong nhà.
Lại nói về cá nhân tôi, tuy đã nghỉ hưu nhưng với với kinh nghiệm khám chữa bệnh nhiều năm, cũng có chút danh tiếng nên tôi thường được bạn bè mở phòng khám mời qua thăm khám cho bệnh nhân với tư cách chuyên gia. Để khuây khỏa tuổi già và có thêm thu nhập, tôi nhận lời làm cho một phòng khám phụ sản gần nhà. Thu nhập hàng tháng cũng được 8-9 triệu. Tiền này tôi dùng để chi tiêu cá nhân, ma chay cưới hỏi và tiết kiệm dưỡng già. Dù già cả nhưng các con tôi chưa phải nuôi mẹ lấy ngày nào. Thấy tôi tự chủ kinh tế, có đồng ra đồng vào các con đều mẹ mẹ ngọt xót, chúng cũng chẳng bao giờ nặng lời với mẹ. Nhiều lúc tôi nghĩ bản thân mình thật may mắn khi có những đứa con ngoan, hiểu chuyện, có hiếu với mẹ như vậy.
Thời gian gần đây, các con thường xuyên ngọt nhẹ nịnh tôi bán căn nhà 5 tầng giữa Hà Nội này đi, rồi chia cho chúng mỗi đứa ít tiền để chúng đi mua nhà nơi khác để ở cho rộng rãi, thoải mái hơn. Nhưng tôi không đồng ý, bởi đây là căn nhà vợ chồng tôi đã phải vất vả, lăn lộn cả thời tuổi trẻ mới có được. Hơn nữa ông nhà tôi đã mất ở đây nên tôi muốn ở đây đến khi nhắm mắt.

Một lần nọ, tôi đột nhiên muốn thử lòng các con mình. Thế là tôi vờ tung tin vay nợ ngân hàng 800 triệu để chung vốn mở phòng khám phụ sản riêng. Giờ mỗi tháng tôi phải trả cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi gần 15 triệu đồng, nên tôi sẽ dùng tiền lương và tiền thuê trọ để trả lãi. Vừa nghe thế các con đùng đùng nổi giận, quay sang tỏ thái độ chê trách mẹ. Các con bảo già vậy rồi đi làm cho vui chứ ham hố làm giàu làm gì. Rồi chúng nó còn bảo giờ mà tôi cắt khoảng -10 triệu tiền thuê nhà kia thì tụ nói phải oằn mình lo tiền ăn, tiền điện nước từ thì có mà chết à?
Rồi tôi vờ lo lắng thử hỏi vay tiền của 4 con xem chúng bỏ ra được bao nhiêu để giúp mẹ, nhưng đứa nào đứa nấy lắc đầu nguầy nguậy. Chúng bảo tôi tự làm tự chịu, chúng không có tiền.
Tôi nhìn các con mà cười ra nước mắt, thói đời thế đây, cha mẹ lo cho các con được nhưng các con có lo cho cha mẹ được hay không là một ẩn số.
Xem thêm: Bất hiếu vì lương hưu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Đằng sau ngôi mộ vô danh ở chùa là một câu chuyện đời buồn của người mẹ, cả đời tận tụy vì con đến khi mất lại chỉ lẻ loi một mình, với dòng chữ "không rõ nhân thân".
Tôi không ngờ rằng việc tiết lộ lương hưu cho các con biết lại vô tình đẩy chúng vào tình thế bất hiếu. Đúng là về già mới thấu tấm lòng của các con đối với mẹ.
Trước mặt mọi người, em chồng nghẹn ngào nói: "Sao chị đối tốt với em thế? Em đã từng đối xử chẳng ra gì với chị, còn bán cả đất bố mẹ cho. Sao chị không trách mắng em, còn bao bọc mẹ con em?".
Tin liên quan
Lão Tử từng giảng "càng làm vì người khác nhiều thì càng sở hữu nhiều". Câu nói ấy dường như vẫn còn giá trị đến tận hôm nay.
Khổng Tử từng nói: “Đức người quân tử như gió, đức tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp”. Đây quả là một cách so sánh rất sinh động.
Cổ nhân nói, người quyền lực nhất thường là người trầm lặng. Vì thế, trong đám đông, người "im lặng" nhất chắc chắn là người lợi hại nhất.