Thầy giáo dạy giải phẫu trường Y lên lớp chỉ với hộp phấn màu, có kênh Youtube 10.000 lượt theo dõi

Dù chỉ sử dụng phấn màu, thầy giáo dạy giải phẫu trường Y Nguyễn Đức Nghĩa vẫn có thể truyền tải kiến thức khó nhằn của môn học này.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 28/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người thầy dạy giải phẫu đặc biệt với hộp phấn màu

Nhắc đến thầy Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Hà Nội, nhiều sinh viên sẽ nhớ ngay đến bài giảng đặc biệt bộ môn khó nhằn chỉ bằng phấn màu. Thầy giáo dạy giải phẫu này đã nhiều năm nay không mang theo laptop chứa bài giảng điện tử, chỉ dùng hộp phấn màu để vẽ và truyền tải kiến thức cho hàng trăm sinh viên trường Y. Thầy Nghĩa vui vẻ kể: "Không phụ thuộc máy móc hay thiết bị điện tử, cho nên dù có mất điện, thầy trò chúng tôi cũng không ảnh hưởng gì nhiều". 

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Nhắc đến thầy Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Hà Nội, nhiều sinh viên sẽ nhớ ngay đến bài giảng đặc biệt bộ môn khó nhằn chỉ bằng phấn màu.

Để vẽ một hình giải phẫu, có những nguyên tắc cơ bản theo vị giảng viên này như sau: Trước tiên là phác họa viền một vùng, một cấu trúc hoặc khối cấu trúc để vẽ chính xác hơn, sau đó mới vẽ lần lượt các lớp từ sâu ra nông, không nên chỉ nhìn một hình và vẽ theo những gì nổi trên bề mặt. Để đầu tư cho phương pháp dạy này, thầy mạnh tay đầu tư nhiều loại phấn bám bảng, cứng cáp, nhiều màu để học trò dễ dàng phân biệt.

Trước kia, thầy từng nghĩ rằng phương pháp của mình là cổ hủ, thậm chí "đi lùi" vì nhiều giáo viên hiện nay đã chuyển sang ứng dụng công nghệ vào các bài giảng. Tự nhủ "hay mình cũng đổi mới xem sao", thầy Nghĩa thử mang bài giảng điện tử và video vào các tiết dạy. Thế nhưng, chỉ chưa đầy 1 tháng, thầy nhận ra khi mình sử dụng các bài giảng điện tử, hứng thú của bản thân với các tiết dạy bỗng giảm đi ít nhiều.

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Thầy Nghĩa quyết định "gắn bó" với hộp phấn màu để giảng dạy bộ môn Giải phẫu khó nhằn.

Vì thế, thầy Nghĩa quyết định "gắn bó" với hộp phấn màu để giảng dạy bộ môn Giải phẫu khó nhằn. Giáo viên này tâm sự: "Nhiều sinh viên bất ngờ khi thấy tôi bước lên bục giảng chỉ với một hộp phấn. Các em thắc mắc thầy sẽ dạy ra sao khi không có những hình ảnh trình chiếu? Nhưng có một thực tế, nếu phụ thuộc vào bài giảng điện tử mà không trang bị đủ cả về kiến thức lẫn kỹ năng giảng dạy, thời gian bài học sẽ bị rút ngắn đi rất nhiều và khó mang lại hiệu quả như mong muốn."

Một điều nghe tưởng chừng nghịch lý lại vô cùng... hợp lỷ, bởi thầy cho rằng nếu giảng viên cứ chiếu slide và nói liên tục, học sinh sẽ chỉ kịp chép vào vở, hay dùng điện thoại chụp lại bài giảng, về nhà lại chẳng mấy khi mở ra đọc. Như thế, kiến thức thu về chẳng bao nhiêu. Khi xưa bài giảng vốn kéo dài 4 tiết, giờ đây các thầy cô chỉ cần 2 tiết là xong bài, như vậy có thể sẽ lãng phí trong khi các sinh viên cần được giảng giải nhiều hơn.

Sau hơn 20 năm gắn bó với giảng đường, "kinh" qua vô số phương pháp giảng dạy, thầy Nghĩa nhận ra rằng một bài giảng dù có được thiết kế đẹp hay cầu kỳ đến thế nào, nếu không được truyền tải tốt thì cũng chẳng thể mang lại hiệu quả tiếp nhận cao.

Thầy giáo kiêm Youtuber có cả ngàn người subcribes

Hiện nay, kênh Youtube dạy giải phẫu bằng hình ảnh trực quan của thầy Nghĩa đang có khoảng 10.000 người subcribes. Quả thực, với các Youtuber, đây không hẳn là con số quá lớn, nhưng với "thầy giáo bình thường như bao thầy cô khác" này", đây chính là động lực để anh tiếp tục chăm chỉ chia sẻ kiến thức cho các sinh viên trường Y cũng như những người muốn tìm hiểu sâu về bộ môn giải phẫu.

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Một video trên kênh Youtube hơn 10.000 subcribes của thầy Nghĩa.

Vị giáo viên này tâm sự: "Mỗi năm, khoảng 15.000 sinh viên mới theo học ngành Y ở hệ cao đẳng và đại học. Ngoài ra, cũng có nhiều người làm trong ngành muốn xem lại kiến thức giải phẫu. Do đó, tôi nghĩ, nếu bản thân làm tốt thì những chia sẻ ấy sẽ có giá trị".

Thầy Nghĩa thừa nhận, sử dụng phương pháp này khiến bài giảng của thầy khá mất thời gian, đôi khi đành phải chấp nhận "cháy" giáo án. Thầy cũng thử vẽ hình trước lên bảng để khắc phục, thế nhưng điều đó chẳng khác gì trình chiếu PowerPoint cho học sinh xem, thậm chí không hiệu quả bằng.

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Thầy Nghĩa đầu tư hơn vào các trang thiết bị để có thể ghi hình bài giảng rõ ràng hơn.

Có lẽ từ đó mà vị giảng viên này đã nảy ra ý tưởng làm video và đăng tảy trên Youtube. Chỉ với một chiếc smartphone và chân máy, thầy tranh thủ sau giờ làm việc để quay bài giảng, sau đó về nhà chỉnh sửa và đăng tải video.

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Sau khoảng 20 năm "luyện vẽ", giờ tốc độ vẽ của thầy đã nhanh hơn trước, mỗi hình chỉ tốn khoảng vài ba phút, tùy theo mức độ phức tạp.

Sau khoảng 20 năm "luyện vẽ", giờ tốc độ vẽ của thầy đã nhanh hơn trước, mỗi hình chỉ tốn khoảng vài ba phút, tùy theo mức độ phức tạp. Hơn nữa, phương pháp này giúp anh có cảm quan về không gian tốt hơn, do đó có thể dễ dàng mường tượng được cấu trúc nông sâu và phác họa bằng phấn.

Khuyến khích sinh viên không lệ thuộc vào giáo trình

Bên cạnh việc truyền cảm hứng cho sinh viên từ những hình vẽ ấn tượng, thầy Nghĩa cũng khuyến khích sinh viên tự vẽ khi học bài. Anh chia sẻ: "Tôi luôn nói với các em rằng không cần phải vẽ đẹp, nhưng các em cứ cố gắng vẽ ra, làm sao cho đầy đủ các chi tiết và cấu trúc, chú thích được mà không cần nhìn vào sách vở". Anh cho rằng, như vậy các em sinh viên sẽ hiểu được vấn đề và tích lũy kiến thích nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.

Thầy giáo dạy môn Giải phẫu này tâm sự, anh sớm nhận ra có rất nhiều em quá lệ thuộc vào giáo trình, có em còn vừa nghe thầy giảng lại phải vừa xem giáo trình để đối chiếu từng câu, từng chữ. Như vậy không phải là cách học tập hiệu quả, trái lại còn có thể gây mất tập trung. Vì thế, thầy Nghĩa khuyên sinh viên nên chủ động tìm hiểu kiến thức ở nhiều kênh khác nhau, không nên đợi lên giảng đường xem thầy giảng chữ nào thì học chữ đấy, như vậy lượng kiến thức thu không nhiều, nhanh quên.

thay-giao-day-giai-phau-chi-voi-hop-phan-mau-nguyen-duc-nghia
Thầy tự hào nói: "... có những sinh viên 20 năm sau vẫn còn nhắc tới những bài giảng của mình và nhớ đến tên mình!".

Khi tâm sự về hiệu quả của phong cách giảng dạy có phần "cổ điển" của mình, thầy Nghĩa tự hào: "Hiệu quả còn thể hiện qua những phản hồi sau bài giảng, thậm chí có những sinh viên 20 năm sau vẫn còn nhắc tới những bài giảng của mình và nhớ đến tên mình". Chỉ cần nhìn vào "ánh mắt long lanh" của học trò ngồi bên dưới, là thầy biết rằng công sức mình bỏ ra đã được đền đáp.

Cô giáo trẻ tình nguyện rời phố lên vùng biên giới Lai Châu dạy học

Đọc thêm

Từ cậu bé nghèo trong gia đình có 7 người con đến tỷ phú vực dậy hãng hàng không suýt phá sản, Inamori Kazuo đã có lời khuyên thấm thía về 4 thứ người nghèo rất hay lãng phí.

Tỷ phú Nhật Bản Inamori Kazuo: 4 thứ người nghèo rất hay lãng phí
0 Bình luận

Mới đây, Diệu Thuần lại một lần nữa chia sẻ lại câu chuyện kiên cường chiến thắng ung thư máu, lan tỏa sự lạc quan, yêu đời cho những bệnh nhân cũng mắc căn bệnh này.

Sức sống kiên cường của cô gái xứ Nghệ chiến thắng ung thư, thổi hồn câu chuyện đời thực vào trang sách
0 Bình luận

Mới đây, chủ nhân của bức email "lạnh lùng" và ngắn gọn từng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khó tính Mark Cuban, nhận khoản tài trợ 500.000 USD đã chia sẻ văn bản hoàn chỉnh cho công chúng.

Hé lộ bức email ngắn gọn qua mặt hơn 1000 đối thủ, bỏ túi 500.000 USD từ nhà đầu tư khó tính Mark Cuban
0 Bình luận

Tin liên quan

Cô Nguyễn Thị Tuất (trường TH Sài Sơn B, Quốc Oai, Hà Nội) trần tình rằng cô bị nhà trường "trù dập", học sinh quậy phá, hành hung gây thương tích.

Trải lòng của cô giáo tố bị 'trù dập': Từng bị học sinh vụt thước, bắn giấy vào mặt
0 Bình luận

Jim Rohn là doanh nhân, diễn giả truyền cảm hứng, khánh kiệt năm 25 tuổi và chỉ mất 5 năm để trở thành triệu phú, được mệnh danh là "người thầy của những người thầy" với quy tắc 5 năm biến ước mơ thành hiện thực.

Học quy tắc 5 năm biến ước mơ thành hiện thực từ 'người thầy của những người thầy' Jim Rohn
0 Bình luận

Người Hàn Quốc có một phương pháp phán đoán tính cách của một người thông qua chiều ngón tay của họ. Vì thế hãy cùng làm một bài trắc nghiệm cơ bản dưới đây để biết được tính cách của mình thuộc nhóm nào nhé.

Trắc nghiệm: Đọc vị tính cách cá nhân thông qua chiều dài ngón tay của bạn
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất